Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Ở các địa phương có làng nghề truyền thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu bán các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu. (Nguyễn Thị Kim Loan, 2012)
* Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo:
Trước hết, đây là hoạt động kinh doanh cần nhiều sự hỗ trợ liên ngành. Nhiều khu vực khác cũng được hưởng lợi thông qua hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như xây dựng, in ấn và xuất bản, sản xuất, bảo hiểm, vận tải, lưu trú, bán lẻ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tài chính.
Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa:
Như đã nói ở trên, du lịch giúp củng cố và phát triển quan hệ quốc tế, do đó đã mở rộng thị trường, tăng thêm bạn hàng đối với các ngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc loại hình du lịch công vụ ngày càng phát triển góp phần đem về cho đất nước các khoản đầu tư, hợp đồng liên kết kinh doanh,…
* Tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác:
Hoạt động du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ của một số ngành sản xuất, do đó phát triển du lịch sẽ mở mang và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó còn tận dụng nguồn lực, điều kiện vật chất kỹ thuật để bổ sung cho nhu cầu cần thiết nhưng chưa được đáp ứng của ngành. Ở những vùng phát triển du lịch, do nhu cầu đi lại, ăn uống, nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển
nên mạng lưới giao thông, cầu cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng (Nguyễn Thị Kim Loan, 2012).
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 1
- Phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại An toàn khu huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - 2
- Khái Niệm Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ
- Kinh Nghiệm Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ Của Huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị
- Giá Trị Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Huyện Định Hóa Giai Đoạn 2016 -2018 (Theo Giá So Sánh)
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Và Dịch Vụ Tại Atk Huyện Định Hóa
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
1.1.4.2. Về mặt xã hội
* Du lịch góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương:
Du lịch với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, du lịch phát triển sẽ tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn mà không cần phải đào tạo công phu, từ đó góp phần từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hiện nay tỷ lệ hộ kinh tế làm dịch vụ trong nông thôn mới chỉ chiếm 11,2%. Tiếp tục khuyến khích phát triển mạnh thêm du lịch sẽ giúp cho nông thôn giải quyết hàng loạt vấn đề: tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, từ đó, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, phát triển nông thôn văn minh, hiện đại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Du lịch là một ngành kinh tế không chỉ mang lại việc làm cho nhiều phụ nữ mà còn mang lại nhiều cơ hội to lớn vì sự tiến bộ của phụ nữ
* Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh tế phát triển:
Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại các nước phát triển là rất lớn. Do công nghiệp là thế mạnh, là ngành kinh tế đem lại hiệu quả cao nhất cho đất nước nên việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng hiện đại cho phù hợp với sự phát triển đó là điều tất yếu. Bên cạnh những điểm tích cực, quá trình đô thị hóa đã đem lại nhiều hậu quả cho xã hội. Dân cư tập trung đông đúc tại các thành phố lớn gây ra sự quá tải còn ở các vùng quê, miến núi lại không đủ lực lượng lao động tham gia sản xuất. Chính vì thế mà gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế. Nhưng khi du lịch đã được sự quan tâm phát triển của địa phương thì sự tập trung dân cư không đồng đều được giảm hẳn. Do tài
nguyên du lịch thường tập trung ở những vùng đồng quê hay miền núi, vì vậy để khai thác nguồn và phát triển hiệu quả cần đầu tư về mọi mặt: giao thông, thông tin liên lạc, văn hóa, xã hội… Du lịch phát triển làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các vùng miền.
* Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả
Không chỉ quảng cáo hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới triệu với bạn bè năm châu. Đến Với Việt Nam, du khách được làm quen với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp nổi tiếng như gốm sứ, dệt thổ cẩm, dệt lụa… Như vậy, du lịch đã góp phần đánh thức và bảo tồn các ngành nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền (Nguyễn Thị Kim Loan, 2012).
* Du lịch làm tăng tầm hiểu biết chung về văn hóa - xã hội
Du lịch nội địa và quốc tế đến nay là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Du lịch ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên văn hoá. Du lịch có thể nắm bắt các đặc trưng về kinh tế của di sản và sử dụng chúng vào việc bảo vệ bằng cách gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Đây là một bộ phận chủ yếu của nhiều nền kinh tế quốc gia và khu vực và có thể là một nhân tố quan trọng trong phát triển, khi được quản lý hữu hiệu.
Thương mại hoá các di sản văn hoá. Du lịch là sự tìm kiếm của khánh du lịch đối với cái đẹp của các giá trị vật chất và tinh thần. Hoạt động du lịch phải thật sự đạt tới mục tiêu bền vững. Tác dụng tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với công tác bảo tồn.
Du lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới, làm cho các hoạt động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị
trường. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn chứa khắp nơi trên đất nước ta, “đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng” để cả xã hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai một và lãng quên (Trần Thúy Anh)
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ
1.1.5.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ
Hiểu theo nghĩa rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch được xem là toàn bộ cơ sở hạ tầng, phương tiện, vật chất và kỹ thuật tham gia vào hoạt động du lịch. Bao gồm cả cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện nước vệ sinh phục vụ tại điểm du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác có liên quan (mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, nước của vùng…). Hiểu theo nghĩa hẹp thì cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch là toàn bộ những cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật được các nhà làm du lịch đầu tư xây dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch như nhà hàng, khách sạn, đường giao thông nội bộ trong khu/điểm du lịch, công trình điện nước tại khu/điểm du lịch, các khu vui chơi giải trí, phương tiện giao thông và các công trình bổ trợ khác gắn liền với hoạt động du lịch. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ là toàn bộ những cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm du lịch và dịch vụ và cơ sở hạ tầng của ngành nghề khác tham gia vào hoạt động du lịch và dịch vụ như: hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, các công trình cung cấp điện nước, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở lưu trú, các cửa hàng, khu giải trí/thể thao, cơ sở y tế, trạm xăng dầu, nhà ga, bến cảng, bãi đỗ xe… phục vụ trực tiếp cho du khách đến tham quan tìm hiểu du lịch và dịch vụ. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch và dịch vụ góp phần quyết định đến chất lượng dịch vụ và hiệu quả của điểm đến du lịch và dịch vụ (Nguyễn Văn Chiến (2006),
1.1.5.2. Nhân lực du lịch và dịch vụ
Nguồn nhân lực được hiểu là tất cả người lao động làm việc trong một tổ chức, bao gồm trí lực và thể lực. Như vậy, nguồn nhân lực trong du lịch là toàn bộ đội ngũ nhân viên làm việc có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Bao gồm cả nguồn nhân lực thường xuyên và nguồn nhân lực không thường xuyên như: nhân viên quản lý nhà nước về du lịch, quản lý trong các doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên y tế, nhân viên ngân hàng, nhân viên hàng không… và tất cả những người lao động khác có liên quan đến hoạt động du lịch. Nhìn theo hướng chuyên biệt thì nhân lực du lịch chính là đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các khu/điểm du lịch… Do vậy, nguồn nhân lực trong du lịch và dịch vụ là toàn bộ những người lao động trực tiếp và gián tiếp làm việc có liên quan đến hoạt động du lịch và dịch vụ, bao gồm đội ngũ quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kinh doanh du lịch và dịch vụ. Lực lượng này quyết định hiệu quả kinh doanh và sự tồn tại của du lịch và dịch vụ. Như vậy, muốn phát triển du lịch và dịch vụ bền vững cần phải có đội ngũ nhân lực giỏi chuyên môn nghiệp vụ, am tường văn hóa, đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền tải hình ảnh về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam cho du khách.
1.1.5.3. Thị trường du lịch và dịch vụ
Thành phần du khách của du lịch chủ yếu là những người sống ở thành thị, ở những vùng phát triển, người nước ngoài, họ muốn tìm về nguồn cội, về các di tích lịch sử, lễ hội… của dân tộc nào đó và đặc biệt là những làng bản ở vùng quê xa xôi, tìm sự yên tĩnh và thư thái sau chuỗi ngày bận rộn. Những người đi du lịch và dịch vụ thường là những người có trình độ học vấn, những người thích phiêu lưu khám phá họ muốn tìm hiểu kiến thức mới lạ. Khách du lịch không ngoại trừ trường hợp là những nhà nghiên cứu, đối tượng này họ có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán, quyết định tiêu dùng nhanh và có nhu cầu dịch vụ tốt. Du lịch và dịch vụ
thường nhằm vào đối tượng khách là trung niên trở lên. Họ là những người có tầm hiểu biết khá rộng, có nhu cầu khám phá, nghiên cứu, mở rộng sự hiểu biết. Một đối tượng du khách nữa đó là độ tuổi thanh niên và thanh thiếu niên đây là độ tuổi học sinh sinh viên với mong muốn nghiên cứu học tập, chỉ riêng với lễ hội đối tượng khách được mở rộng hơn rất nhiều. Như vậy, thị trường du lịch và dịch vụ được hiểu là một kiểu thị trường du lịch đáp ứng và thỏa mãn yếu tố văn hóa của du khách. Đây chính là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa người mua là khách du lịch có nhu cầu thỏa mãn về sản phẩm văn hóa và người bán là những nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến du lịch và dịch vụ trong một thời gian và không gian xác định. Thị trường du lịch và dịch vụ chịu sự tác động chung của thị trường du lịch về yếu tố địa lý, yếu tố cung cầu; về tính chất hoạt động và thành phần sản phẩm. Đồng thời, thị trường du lịch và dịch vụ đảm nhiệm các chức năng như: chức năng thực hiện, chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết. (Trần Thúy Anh, 2011).
1.1.5.4. Tổ chức, quản lý du lịch và dịch vụ
Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm du lịch và dịch vụ hoàn chỉnh và tạo điều kiện dễ dàng trong việc mua sản phẩm của khách hàng. Hay nói một cách khác, đó chính là sự tổ chức, điều hành của từng đơn vị kinh doanh lữ hành, đồng thời cũng là mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với nhau và giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch và dịch vụ. Ngoài ra, trình độ tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và dịch vụ còn thể hiện ở việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, thanh tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có kinh doanh du lịch và dịch vụ… Đó cũng là sự hình thành và tổ chức hoạt động du lịch và dịch vụ giữa các điểm du lịch và các mạng lưới tổ chức du lịch được thể hiện trong quy hoạch. Công tác tổ chức, quản lý du lịch và dịch vụ cũng đồng nghĩa với công tác tổ
chức quản lý, phát huy và bảo tồn các di sản văn hóa. Đây là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững để phát triển du lịch và dịch vụ. Tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và dịch vụ hiện nay đang là vấn đề được lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo ngành và các doanh nghiệp quan tâm. Việc quản lý phải được cụ thể hóa trong công tác quy hoạch, ban hành các quy chế, các chính sách phát triển du lịch và dịch vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương. (Nguyễn Văn Bình, 2005),
1.1.5.5. Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá
Trong ngành du lịch, xúc tiến là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Như vậy, công tác xúc tiến trong du lịch góp phần quan trọng trong việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm du lịch đến với du khách trong và ngoài nước, đồng thời nó cũng mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành du lịch. Trên cơ sở đó, có thể hiểu xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá trong du lịch và dịch vụ là tranh thủ mọi cơ hội để có thể quảng bá hình ảnh du lịch và dịch vụ đến với thị trường du lịch trong và ngoài nước. Việc giới thiệu các hoạt động và sản phẩm du lịch và dịch vụ này nhằm mục đích để du khách có thể chiêm ngưỡng, đánh giá, nghiên cứu, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy du lịch và dịch vụ phát triển và mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngành du lịch nói chung.(Trần Thúy Anh, 2011)
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại một số địa phương
1.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ tại Việt Nam
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Đặc biệt là phát triển du lịch và dịch vụ là hướng đi là xu thế của các nước đang phát triển loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là
hướng phát triển của ngành du lịch. Ở Việt Nam, nhiều hoạt động du lịch và dịch vụ được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền. Năm Du lịch quốc gia được tổ chức luân phiên hàng năm ở các tỉnh/thành trên cả nước, Hội nghị quốc tế “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững”, chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” từ lần thứ I (2009)đến lần lần thứ VI (2014) được tổ chức lần lượt ở 6 tỉnh Việt Bắc, Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận), Chương trình Du lịch về nguồn kết hợp giữa 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ... đây là những hoạt động của du lịch và dịch vụ, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Việt Nam với 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một nét văn hóa độc đáo, nên văn hóa Việt Nam đa sắc màu đó cũng chính là một tài nguyên du lịch và dịch vụ hết sức độc đáo. Đánh giá được đây là tiềm năng những năm gần đây các công ty du lịch, chính quyền địa phương, ngành du lịch Việt Nam đã có các chương trình du lịch, hướng phát triển du lịch hết sức tạo bạo cho mình, bằng chứng đó là đã xây dựng được rất nhiều các bản du lịch cộng đồng đậm đà bản sắc dân tộc như bản Lác, bản Văn (Mai Châu - Hòa Bình), Tả Phìn (Lào Cai)…, xây dựng các tour du lịch thu hút khách đến với các di tích lịch sử như Điện Biên Phủ, khu di tích ATK Định Hóa,… khôi phục được các lễ hội truyền thống, các làng nghề đã bị mai một…
Tuy nhiên, từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào độc đáo để giới thiệu đến du khách quốc tế, để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đồng thời hoạt động du lịch và dịch vụ của nước ta từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", các chương trình bị “loãng”, bắt nạt du khách, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ, quản lý kém, ô nhiễm môi trường tại các điểm du