Số Lượng Khách Quốc Tế Đến Việt Nam (2006 – 5/2010)


mô ngày càng mở rộng, Tổng cục Du lịch đã tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Du lịch, phối hợp với các ngành lập pháp, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng Luật Du lịch, được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại và các văn bản liên quan khác được rà soát, sửa đổi bổ sung; thủ tục nhập, xuất cảnh, cư trú, đi lại, hải quan được cải tiến, đã áp dụng miễn thị thực đơn phương hoặc song phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu và các nước ASEAN. Khách vào Việt Nam thuận tiện hơn; kinh doanh du lịch có hành lang pháp lý đủ đảm bảo hoạt động thuận lợi và quản lý tốt. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được đề xuất, phê duyệt, cấp ngân sách và tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến nhiều mặt, làm cho hoạt động du lịch sôi động và phong phú thêm, hình ảnh Du lịch Việt Nam được hình thành, củng cố và ngày một nâng cao ở cả trong và ngoài nước.

Theo kết quả nghiên cứu tiến hành bởi Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), phối hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF), trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh cả về chất và lượng, mở rộng hợp tác và tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Vị trí và tầm ảnh hưởng của Du lịch Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt, Việt Nam xếp hạng 6 trên tốp 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 – 2016 1.

Ngành Du lịch Việt Nam đã huy động ngày một nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm. Toàn ngành và các địa phương, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch. Phương tiện vận chuyển hành khách phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành du lịch nước ta đảm bảo phục vụ cho hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn...


1 Theo http://vietbao.vn/Kinh-te/Du-lich-Viet-Nam-Top-10-the-gioi/30106877/87/


Ngoài ra, ngành du lịch cũng tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá điểm đến Việt Nam. Nội dung và hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch được cải tiến và triển khai mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam với các sự kiện thường niên như tổ chức Festival du lịch Việt Nam hàng năm do các tỉnh có tiềm năng du lịch lần lượt đăng cai, tham gia các hội chợ quốc tế, đặc biệt là hợp tác với kênh BBC World News để quảng bá hình ảnh đất nước, du lịch Việt Nam với thời lượng 30 giây, tổng cộng 429 lần phát sóng ở hơn 200 các quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Ngành cũng tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch đặc trưng cho từng địa phương nhằm thúc đẩy du lịch ở đó phát triển như: Lễ hội biển ở Nha Trang, Đà Nẵng, chương trình “Du lịch về cội nguồn” do 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ phối hợp tổ chức…Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai thành công Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2009) và Hội chợ TRAVEX 2009, sự kiện lớn nhất trong hợp tác du lịch ASEAN đã góp phần khẳng định vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh của ngành KTDL nước nhà.

Du lịch Việt Nam ngày càng đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương, tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức WTO. Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, Du lịch Việt Nam đã trình Chính phủ ký hiệp định thỏa thuận hợp tác du lịch song phương cấp Nhà nước với 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới2. Trong hợp tác đa phương, Tổng cục Du lịch đã tham gia các chương trình của các tổ chức chuyên ngành du lịch trong và ngoài khu vực như đàm

phán mở cửa dịch vụ du lịch trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, APEC, WTO); tham gia các tổ chức du lịch đa phương bao gồm ASEAN, Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Hành lang Đông – Tây (WEC), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội du lịch châu Á – TBD (PATA)…Đồng thời tranh thủ khai


2Theo http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=1001&itemid=6608


thác các mối quan hệ hợp tác quốc tế cho phát triển du lịch như: Cộng đồng Châu Âu hỗ trợ phát triển dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”; Đề nghị UNWTO xem xét tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch cộng đồng tại Hồ Ba Bể và quy hoạch phát triển du lịch tại Côn Đảo; Phối hợp với Dự án Phát triển Du lịch Mê kông triển khai về quảng bá, xúc tiến du lịch; Chương trình hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) ưu tiên Việt Nam là một trong 3 nước được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho vay vốn triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trị giá trên 10 triệu USD.

Với những nỗ lực của ngành cũng như của toàn xã hội, du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể.

Bảng 1.1: Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2006 – 5/2010)



Năm 2006

(Lượt người)

Năm 2006

so với

2005 (%)


Năm 2007

(Lượt người)

Năm 2007

so với

2006 (%)


Năm 2008

(Lượt người)

Năm 2008

so với

2007 (%)


Năm 2009

(lượt người)

Năm 2009

so với

2008 (%)

5 tháng

2010 so với cùng kỳ năm

2009 (%)

Tổng số

3.583.486

103,0

4.171.564

116,0

4.253.740

100,6

3.772.359

89,1

132,2

Theo phương tiện










Đường không

270.2430

115,7

3.261.941

120,7

3.283.237

99,5

3.025.625

92,2

127,7

Đường biển

224.081

111,8

224.389

100,1

157.198

69,9

65.934

43,5

57,0

Đường bộ

656.975

69,8

685.234

104,3

813.305

115,6

680.800

85,0

168,7

Theo mục đích










Du lịch nghỉ ngơi

2.068.875

101,5

2.569.150

124,1

2.631.943

101,0

2..226.440

85,2

137,9

Đi công việc

575.812

116,2

643.611

111,7

844.777

125,4

783.139

99,8

148,0

Thăm thân nhân

560.903

110,4

603.847

107,6

509.627

84,8

517.703

101,4

103,4

Các mục đích

khác

377.896

86,9

354.956

93,9

267.393

76,7

245.077

91,4

101,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 6

Nguồn: Tổng cục du lịch (2010)

Năm 2008 và năm 2009 là năm khó khăn đối với hoạt động du lịch thế giới nói chung và du lịchViệt Nam nói riêng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới cũng như những tác động tiêu cực đại dịch cúm A/H1N1.


Ngành du lịch Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm chặn đà suy giảm khách quốc tế và kích cầu du lịch nội địa. Tuy rằng tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế giảm, tính chung cả năm 2009 chỉ đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008, song so với con số chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm 5%. Trong 5 tháng năm 2010, lượng khách quốc tế tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng cục Du lịch dự kiến trong năm 2010 lượng khách nội địa đạt khoảng 28 triệu lượt khách và đón khoảng từ 4,5 đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 18 đến 21% so với năm 2009.

Bên cạnh đó, doanh thu của ngành Du lịch Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, thu nhập xã hội từ du lịch ở hầu hết các vùng trọng điểm du lịch đều có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, doanh thu toàn ngành tăng từ 6,5% đến 9% so với năm 2008, đạt khoảng 70.000 tỉ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Hiện du lịch đóng góp khoảng 5% GDP quốc gia. Có thể nói, việc giữ được tốc độ tăng trưởng trong điều kiện khó khăn vừa qua của Ngành là kết quả rất đáng ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, tạo thêm nhiều việc làm cho nguồn lao động. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên

370.000 người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người. Hơn nữa, theo dự báo của của Tổng cục Du lịch, năm 2010 Việt Nam sẽ đón từ 4,5 triệu đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa. Do vậy, ngành du lịch cần 1,4 triệu lao động, trong đó khoảng 350.000 người lao động trực tiếp trong ngành, tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%.

Song song với những kết quả trên, ngành du lịch đã đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững.


Qua phân tích ở trên, có thể thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét. Trong thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc mới, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cản trở sự phát triển hơn nữa của Ngành.

Các Nghị định, văn bản pháp luật chưa được triển khai sâu rộng, Luật du lịch chưa thực sự hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trước thực tế phức tạp nên đã đã gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch.

Tỷ lệ du khách quốc tế đến nước ta tham quan rồi không quay trở lại nữa ngày càng lớn, đây cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm giải quyết.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đã được chú ý nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây thất thoát cho ngân sách của địa phương và Nhà Nước. Bên cạnh đó cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của du khách quốc tế. Trình độ của lực lượng cán bộ, đội ngũ lao động của ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển du lịch ở nước ta vẫn còn một số hạn chế khác như: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vẫn chậm đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung; yếu tố môi trường, xã hội trong phát triển du lịch chưa được đảm bảo. Sự phát triển của du lịch hiện nay vẫn chưa tương xứng với tầm vóc vốn có của nó.

Từ những hạn chế trên, đòi hỏi Chính phủ và ngành du lịch Việt Nam phải đưa ra các biện pháp khắc phục để du lịch nước ta phát triển đúng với tiềm năng và bước vào hàng ngũ các nước có nền du lịch hiện đại, chất lượng cao và bền vững.

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của một số địa phương

1.3.2.1. Kinh nghiệm của thủ đô Hà Nội trong phát triển kinh tế du lịch

Hà Nội thành phố với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến, vị trí thủ đô của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt với phát triển KTDL. Với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng với nhiều loại hình đậm đà bản sắc. Du lịch Hà Nội ngày càng phát triển và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.


Với sự quan tâm chỉ đạo và sự giúp đỡ của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, ngành du lịch Hà Nội đã xây dựng cho mình những chính sách đúng đắn và đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp kịp thời, tạo môi trường cho du lịch Hà Nội phát triển và đổi mới phù hợp dần với điều kiện và xu hướng phát triển của du lịch thế giới và trong nước.

Việc khai thác tiềm năng du lịch đã theo đúng định hướng đề ra trong quy hoạch; Quản lý khai thác các tài nguyên du lịch được thực hiện nghiêm túc; Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, đáp ứng nhiều loại hình du lịch và thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của du khách trong nước và quốc tế. Trong những năm qua, tạp chí Travel & Leisure – Tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu thế giới của Mỹ liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong 10 thành phố du lịch tốt nhất của châu Á3.

Bên cạnh đó, ngành du lịch Hà Nội luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước hợp tác, đầu tư vào phát triển du lịch, đồng thời tập trung vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn ngành. Lực lượng kinh doanh du lịch Hà Nội cũng không ngừng gia tăng ở tất cả các loại hình, đặc biệt có 2 doanh nghiệp: Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội và Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm đạt danh hiệu Topten công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam. Công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm thu hút khách, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với Hà Nội nói chung và du lịch của Thủ đô nói riêng. Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức tại Hà Nội góp phần nâng cao hình ảnh vị thế của thủ đô, đặc biệt người dân cả nước đang tưng bừng chuẩn bị chờ đón “Đại lễ kỷ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội”, đây sẽ là cơ hội để quảng bá và thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và


3 Theo http://www.dulichviet.info/top-du-lich/10-thanh-pho-du-lich-hap-dan-nhat-chau-a.html.


quốc tế đến Hà Nội.

Ngoài ra, việc hợp tác phát triển du lịch Hà Nội được đẩy mạnh. Sở du lịch Hà Nội đã ký thỏa thuận mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều địa phương trong cả nước nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp không chỉ để thúc đẩy phát triển du lịch của Hà Nội nói riêng mà còn của từng địa phương và du lịch cả nước nói chung. Bên cạnh đó, Sở cũng tiến hành khảo sát, xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm như: Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp…

Hiện nay, để thúc đẩy hơn nữa sự gia tăng khách quốc tế trong thời gian tới, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đã tiến hành một số giải pháp để cải thiện về văn hóa du lịch và vệ sinh môi trường ở thủ đô tại một số khu vực như hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ... tránh xảy ra tình trạng chèo kéo, lừa gạt du khách…

Như vậy, với sự nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của ngành du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế cùng với những sách lược có tính chất đón đầu, mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp Du lịch Hà Nội phát triển mạnh, hội nhập với khu vực và quốc tế, xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Phọ trong phát triển kinh tế du lịch

Phú Thọ là tỉnh có địa hình bán sơn địa, nhịp cầu nối liền giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh biên giới phía Bắc. Nơi đây đã từng ra đời kinh đô đầu tiên, Nhà nước đầu tiên, chiếc nôi của người Lạc Việt. Phú Thọ còn là trung tâm du lịch khá hấp dẫn với khu di tích lịch sử Ðền Hùng - Trung tâm văn hoá tâm linh của cả nước, khu nghỉ tắm nước khoáng nóng, đầm Ao Châu, khu rừng nguyên sinh Quốc gia Xuân Sơn với hệ thống các hang động nước ngọt được ví như “Hạ Long cạn” và nhiều di tích lịch sử danh lam thắng cảnh khá phong phú. Có thể nói, nguồn tiềm năng nhân văn và tự nhiên là lợi thế khai thác đa dạng các loại hình du lịch văn hóa và sinh thái hết sức độc đáo đối với Phú Thọ.

Cùng với trào lưu chung phát triển du lịch, KDDL trong cả nước, du lịch Phú Thọ đã dần tiếp cận và chuyển mình. Bước đi đầu tiên đó là ngành Thương mại du lịch đã xây dựng đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2010


và định hướng phát triển đến năm 2020 và được Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt trở thành một trong những chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Trong đó đầu tư xây dựng các dự án phát triển các điểm du lịch, khu du lịch, khai thác các giá trị nhân văn và tài nguyên tự nhiên, tạo nên sự đa dạng về các sản phẩm du lịch mà du lịch văn hóa được coi là xương sống, là điểm nhấn của tua du lịch về Phú Thọ đã được đặc biệt quan tâm.

Với quan điểm đúng đắn lấy Việt Trì làm xuất phát điểm đến với các danh thắng, lễ hội trong tỉnh, quy hoạch Khu du lịch Văn Lang đã được xây dựng cùng với đó là quy hoạch Khu du lịch Đầm Ao Châu - Hạ Hòa; quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, còn triển khai lập quy hoạch chi tiết Khu du lịch Bến Gót - Việt Trì; Khu vui chơi giải trí tổng hợp Núi Trang - Phù Ninh; Khu du lịch Vườn quốc gia thiên nhiên Xuân Sơn. Phối hợp với các đơn vị tư vấn, các ngành có liên quan lập dự án khả thi, thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán công trình đầu tư xây dựng các khu du lịch đã được quy hoạch trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để làm cơ sở gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh doanh trong và ngoài nước. Nhiều tua, tuyến du lịch, chương trình hợp tác du lịch về cội nguồn với các tỉnh lân cận như Lào Cai, Yên Bái có nét văn hóa, tự nhiên vừa tương đồng vừa độc đáo, độc nhất được xây dựng nối tua với tuyến điểm du lịch cả nước.

Song trùng với các hoạt động đó, ngành đã triển khai xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và các dự án đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt; lồng ghép việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tăng cường xúc tiến đầu tư giới thiệu nguồn tiềm năng và các dự án đầu tư phát triển du lịch với các doanh nghiệp, các tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện ký kết hợp đồng, các văn bản với đối tác. Làm thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp phép đầu tư cho các doanh nghiệp theo quy định. Nhờ những nỗ lực đó đến nay đã có hàng chục dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn gần 4 ngàn tỷ đồng, trong đó 4 dự án đã được cấp phép với số vốn đầu tư khoảng 470 tỷ đồng. Tại Việt Trì đã có 5 dự án

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022