Kinh Tế Du Lịch Và Phát Triển Kinh Tế Du Lịch


doanh du lịch càng đậm nét. Sản phẩm du lịch thường được bán trọn gói với các loại hình, các tuyến điểm với các tiện nghi khác nhau.

+ Bốn là, tính không thể chuyển dịch: Du khách chỉ tiến hành tiêu thụ sản phẩm du lịch ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác. Hơn nữa, trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà KDDL. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường diễn ra không đều đặn mà chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm. Vì vậy, trên thực tế hoạt động KDDL thường mang tính mùa vụ. Sự dao động (về thời gian) trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các nhà KDDL. Khắc phục tính mùa vụ trong du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về mặt lý luận trong lĩnh vực KDDL.

1.1.3. Các loại hình du lịch

Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. [7, tr.71]


Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau.

* Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội

địa.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 3

+ Du lịch quốc tế: Là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến

của khách hàng nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.

+ Du lịch nội địa: Là hình thức du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách cùng nằm trong lãnh thổ của một quốc gia.

* Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch thì du lịch được phân thành những loại sau:

+ Du lịch chữa bệnh: Ở loại hình này, khách du lịch do nhu cầu điều trị các bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Ví dụ như chữa bệnh bằng khí khậu, bằng nước khoáng…

+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Xuất phát từ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Đây là loại hình có tác động thư giãn.

+ Du lịch thể thao: Xuất phát từ sự ham mê thể thao, gồm du lịch thể thao chủ động (khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao); Du lịch thể thao thụ động (những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế, thế vận hội…)

+ Du lịch văn hóa: Đáp ứng nhu cầu hiểu biết thích nâng cao tìm hiểu nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, danh lam thắng cảnh, chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán…của nơi đến du lịch.

+ Du lịch công vụ: Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó.

+ Du lịch thương gia

+ Du lịch tôn giáo

* Căn cứ vào đối tượng khách du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân

thành:


+ Du lịch thanh, thiếu niên

+ Du lịch dành cho những người cao tuổi

+ Du lịch phụ nữ, du lịch gia đình

* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch theo đoàn: Ở loại hình này, các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có chuẩn bị chương trình từ trước, trong đó đã định ra nơi sẽ đến thăm, nơi lưu trú và ăn uống.

+ Du lịch các nhân: Cá nhân đi du lịch theo kế hoạch định trước của tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội khác hoặc cá nhân đi du lịch tự do mà không cần thông qua tổ chức du lịch nào.

* Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành:

+ Du lịch bằng xe đạp

+ Du lịch bằng xe máy

+ Du lịch bằng xe ô tô

+ Du lịch bằng tàu hỏa

+ Du lịch bằng tàu thủy

+ Du lịch bằng máy bay.

* Căn cứ vào thời gian đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân

thành:


+ Du lịch dài ngày

+ Du lịch ngắn ngày.

* Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch được phân thành:

+ Du lịch nghỉ núi

+ Du lịch nghỉ biển, sông, hồ

+ Du lịch thành phố

+ Du lịch đồng quê.


Nhìn chung các loại hình du lịch thường phối hợp chặt chẽ với nhau, do đó, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tổ chức du lịch cần nghiên cứu cách thức tổ chức các loại hình du lịch đan xen để đáp ứng nhu cầu tối đa của khách, tùy theo sở thích của từng loại khách.

1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch

Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam tại Chương V, Điều 25 có quy định về các ngành nghề kinh doanh trong du lịch như sau: “Các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:

1. Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế;

2. Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác”.

Kinh doanh lữ hành:

Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, tức là muốn đề cập đến các hoạt động chính như: “Làm nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.” [7, tr.77]. Tuy nhiên, trên thực tế khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, thường thấy tồn tại các hoạt động phổ biến sau: Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo và bán các các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.

Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch:

Đây là hình thức kinh doanh du lịch cần thiết đối với khách du lịch bởi nó đáp ứng nhu cầu tối thiểu về ăn ở, chỗ ngủ nghỉ tạm thời cho du khách trong thời gian đi du lịch. Hơn nữa, trong tiến trình phát triển của kinh tế du lịch, cùng với tài nguyên du lịch thì việc hình thành những cơ sở lưu trú tốt mới tạo nên dáng vẻ của một ngành KDDL. Các cơ sở lưu trú gồm: Khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ…


Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch ban hành ngày 29/04/1995 lĩnh vực hoạt động kinh doanh này còn được quy định là “Kinh doanh khách sạn, nhà hàng” và được hiểu là “Làm nhiệm vụ tổ chức việc đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn ống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”.

Kinh doanh vận chuyển khách du lịch:

Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Do vậy, khi đề cập đến hoạt động du lịch nói chung, đến hoạt động KDDL nói riêng không thể không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận chuyển là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.‌

Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác:

Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt động KDDL còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí; tuyên truyền, quảng cáo du lịch; tư vấn đầu tư du lịch…

1.2. KINH TẾ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

1.2.1. Kinh tế du lịch

1.2.1.1. Khái niệm kinh tế du lịch

Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch là hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh tế du lịch (KTDL) từng bước trở thành một bộ phận hợp thành của hoạt động kinh tế - xã hội, lấy sự phát triển của các loại hình KDDL, biến các tài nguyên du lịch của một quốc gia, một vùng lãnh thổ thành những hàng hóa và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách. Càng ngày trên thế giới du lịch dần dần được xã hội hóa, số lượng người đi du lịch ngày càng đông, xuất hiện những nhu cầu cần phải giải quyết như: Bảo đảm chỗ ăn, chỗ ngủ cho những người tạm thời sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Để đáp ứng nhu cầu đó, đã xuất hiện các nghề mới trong dân chúng ở các vùng có tài nguyên du lịch, hàng loạt các cơ sở chuyên phục vụ du lịch như khách sạn, quán ăn, cửa hàng, tiệm giải khát, dịch vụ cho thuê, giặt là, mát xa…cùng các tổ chức du lịch và đội ngũ phục vụ du khách lần lượt ra đời.


Từng bước hình thành một ngành nghề mới là ngành KDDL và theo đó xuất hiện một thị trường mới là thị trường du lịch. Giải thích quá trình vận động phát triển đó của KTDL, dưới góc độ tiếp cận khác nhau, người ta đã đưa ra nhiều cách lập luận.

Thụy Sỹ là nước nhận thức được sớm nhất tầm quan trọng của KTDL đối với thu nhập kinh tế quốc dân. Năm 1883 đã có tài liệu chính thức đầu tiên được công bố ở Zurich về ngành khách sạn và năm 1896, Guyer Frenler cho xuất bản cuốn Góp phần vào thống kê du lịch, đồng thời những công trình khác cũng xuất hiện ở Áo, Đức, Bỉ, Pháp…Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi du lịch phát triển mạnh mẽ thì nó mới trở thành đối tượng nghiên cứu có hệ thống, sự kiện đó được đánh dấu bằng việc thành lập hiệp hội Quốc tế các chuyên gia khoa học về du lịch theo sáng kiến của hai nhà kinh tế học Thụy Sỹ là Kpaf và Hunziker – một sự kiện có ý nghĩa về sự tiến triển của việc nghiên cứu du lịch dưới góc độ kinh tế.

Ở Việt Nam trong cuốn Kinh tế du lịch Tiến sỹ Nguyễn Hồng Giáp cho rằng: “Toàn bộ kinh tế du lịch là một hệ thống gồm những phần nhỏ hay là tiểu hệ thống, nguyên nó có thể chia nhỏ ra thêm nữa và những biến số độc lập với nhau cho phép biến đầu vào (nguồn nhân lực, tư bản, nguyên liệu, khoa học kỹ thuật) thành đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) [8, tr.44]. Đây là cách tiếp cận KTDL dưới góc độ lý thuyết kinh tế học hiện đại theo hướng quan tâm đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia ở tầm vĩ mô như sản lượng quốc gia, thu nhập quốc dân, tiêu dùng các hộ gia đình, chi tiêu quốc gia, tiết kiệm, đầu tư, thất nghiệp, việc làm, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Một cách tiếp cận khác, từ điển Bách khoa Việt Nam cho rằng: “Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ và thường được xem như ngành công nghiệp không khói, gồm có du lịch quốc tế và du lịch trong nước, có chức năng nhiệm vụ tổ chức việc khai thác các tài nguyên và cảnh quan của đất nước (tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh, kinh tế, văn hóa, lịch sử, vv…) nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch…”.[31, tr.586]


Định nghĩa tiếp cận theo góc độ này coi KTDL là loại hình kinh tế có tính đặc thù, tổng hợp, đa dạng. Mọi hoạt động KDDL đều gắn bó với môi trường xã hội, văn hóa, lịch sử, kinh tế, chính trị, tự nhiên…Các loại dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn với việc sử dụng các nguồn lực: vốn, khoa học – công nghệ và nguồn lực lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. Tại nơi du khách đến du lịch, để thỏa mãn các loại nhu cầu tiêu thụ của du khách trong quá trình hoạt động du lịch, người KDDL cung cấp những sản phẩm đơn lẻ cho người đi du lịch có nhu cầu, bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Nhà ở, giao thông du lịch, cung cấp ăn uống, du ngoạn, tham quan, hạng mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, sắp xếp chương trình và các dịch vụ chuyên môn khác…

Tuy nhiên, các góc độ tiếp cận và cách định nghĩa trên chưa đề cập, hoặc là đề cập chưa rõ nét mặt kinh tế - xã hội trong hoạt động KDDL. Mặt kinh tế - xã hội trong KTDL trực tiếp liên quan đến yếu tố con người – Yếu tố này rất quan trọng trong quá trình phát triển các loại hình hoạt động kinh doanh. Bởi vì, con người vừa là chủ thể sáng tạo ra các sản phẩm du lịch nhưng đồng thời cũng là lực lượng trực tiếp tiêu thụ các sản phẩm đó.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng quan niệm rằng: “Sản xuất không những tạo ra vật phẩm tiêu dùng mà còn tạo ra phương thức tiêu dùng, điều đó không những về mặt khách quan và cả về mặt chủ quan. Như vậy, sản xuất tạo ra người tiêu dùng”[17, tr.602]. KTDL là tổng hòa các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế, kinh tế với xã hội của hoạt động du lịch, hình thành trên cơ sở phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa và nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của con người trong xã hội ngày càng không ngừng được nâng cao.

Ngày nay hoạt động KTDL mang tính đại chúng, tính toàn cầu và tính liên tục, mối liên hệ kinh tế - xã hội trong quá trình đó không ngừng tănng cường, phạm vi quan hệ kinh tế không ngừng mở rộng, mối quan hệ của nó với toàn bộ nền kinh tế - xã hội ngày càng phát huy tác dụng và không ngừng được nâng cao. Từ những


cơ sở đó cho thấy, để đưa ra khái nệm về KTDL dưới góc độ kinh tế chính trị cần phải có sự thống nhất nhận thức trên các mặt cơ bản như sau:

- KTDL góp phần phản ánh lực lượng sản xuất xã hội ở một trình độ phát triển trong một giai đoạn lịch sử nhất định, nó luôn luôn gắn liền với quá trình phát triển của con người, thể hiện rõ nét trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của con người ở một trình độ cao hơn thì sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, phong phú hơn. Do vậy, quá trình vận động phải thiết lập được một quan hệ sản xuất phù hợp, đồng bộ tương ứng với lực lượng sản xuất về tính chất và trình độ thì mới thúc đẩy kinh tế - xã hội loài người phát triển.

- KTDL ngày nay đã và đang trở thành ngành kinh tế có thu nhập cao, tốc độ phát triển nhanh, là ngành kinh tế mũi nhọn, tổng hợp có liên quan mật thiết với nhiều ngành kinh tế khác trong một quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Nó huy động được mọi yếu tố của LLSX trong quá trình phát triển. Mục đích, tính chất, chiến lược, quy hoạch phát triển của KTDL phụ thuộc vào tính chất của quan hệ sản xuất, thể chế chính trị, quan niệm về vai trò, vị trí ngành du lịch của mỗi quốc gia.

- KTDL góp phần tăng cường mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Mở rộng hướng tiếp cận của con người với con người, con người với thiên nhiên, giúp cho con người chinh phục, cải tạo, bảo vệ thiên nhiên có hiệu quả bền vững hơn.

- Quá trình phát triển KTDL góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tác động nhiều chiều, đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của một đất nước.

Từ những nhận thức trên, chúng ta có thể hiểu Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế có tính đặc thù mang tính dịch vụ, nó “phản ánh bước tiến mới của lực lượng sản xuất trong quá trình tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch của đất nước thành sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, tổ chức buôn bán, xuất nhập khẩu tại chỗ hàng hóa và dịch vụ cho khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người, thúc đẩy kinh tế xã hội phát

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí