+ Đón xuân nhìn lại 5 năm du lịch Việt Nam, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1+2/2004.
+ Du lịch Việt Nam thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2/2005.
+ Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 15/2009.
Các tác giả đã khái quát những mặt hoạt động, những thành tựu đã đạt được của ngành du lịch Việt Nam trên các mặt cơ bản như: Tổng số doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cơ sở lưu trú, tình hình khách du lịch quốc tế và trong nước, doanh thu du lịch…Đồng thời chỉ ra những mặt tồn tại, yếu kém trong ngành và xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho ngành du lịch trong thời gian tới.
Cùng với xu hướng phát triển du lịch cả nước, ở phạm vi tỉnh Lào Cai nói riêng cũng đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch như:
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2002),“Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001-2005-2010”
+ Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, quyết định số 660/QĐ-UB ngày 3/11/2004,
“Quy hoạch phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2005-2010 và định hướng 2020”.
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 1
- Kinh Tế Du Lịch Và Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Đặc Điểm Cơ Bản Của Kinh Tế Du Lịch
- Vai Trò Của Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Đối Với Đời Sống Kinh Tế - Xã Hội
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
+ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lào Cai (2009),“Kế hoạch triển khai giải pháp cấp bách thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa đến Lào Cai năm 2009”.
Tuy nhiên, những đề tài trên mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó về du lịch và kinh tế du lịch như xác định sản phẩm du lịch chính của địa phương, phân vùng, xác định tuyến điểm du lịch đầu tư… Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về phát triển kinh tế du lịch cũng như phân tích và đánh giá sâu thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai.
Do đó, đề tài được nghiên cứu với mong muốn góp một phần nhỏ bé giải quyết vấn đề khai thác tiềm năng du lịch một cách hợp lý và có hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống và khái quát lại những lý luận chung về các khái niệm du lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch, đồng thời tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị theo quan điểm, tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai, đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch ở Lào Cai, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch Lào Cai phát triển trong những năm tới.
Nhiệm vụ:
Từ mục đích trên các nhiệm vụ cụ thể được xác định là:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch.
+ Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
+ Đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp có khả năng thực thi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng phát triển của kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai trong thời gian qua.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa khoa học tạm thời gạch bỏ những yếu tố thứ yếu để tìm hiểu bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế du lịch cũng như nghiên cứu sự phát triển của một ngành kinh tế.
- Luận văn cũng đã sử dụng một cách có hệ thống các phương pháp cụ thể trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp thống kê, lập bảng biểu, phân tích, so sánh, tổng hợp và khảo sát thực tế…
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển kinh tế du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH
1.1. DU LỊCH VÀ CÁC LĨNH VỰC KINH DOANH TRONG DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Quá trình phát triển của du lịch phản ánh tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở các hình thái kinh tế xã hội khác nhau mà con người đã trải qua.
Thời kỳ đầu xã hội nguyên thủy con người cũng có sự di chuyển từ nơi này tới nơi khác nhưng hoạt động di chuyển đó do những nguyên nhân như phòng tránh thiên tai, những xung đột xảy ra trong xã hội hoặc tìm một nơi khác phù hợp hơn để sinh sống…Trên phạm vi toàn thế giới, hoạt động đi ra ngoài với mục đích là du lịch bắt đầu từ giai đoạn cuối xã hội Nguyên thủy và được phát triển nhanh chóng ở thời kỳ xã hội Nô lệ…Khi ngành thủ công nghiệp tách hẳn ra khỏi ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành thương nghiệp xuất hiện, quan hệ hàng hóa – tiền tệ hình thành và phát triển thì du lịch lại càng phát triển hơn.
Du lịch được phát triển thêm một bước mới kể từ khi LLSX có những yếu tố được biến đổi về chất. Biểu hiện, vào thế kỷ thứ XVII, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng giao thông trên thế giới, đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các ngành đường sắt, đường bộ, đường thủy, sau đó là ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Chỉ sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt đã được hình thành. Trên biển, nhiều tàu thủy lớn nhỏ, đủ chủng loại, hiện đại đi lại khắp các vịnh trên thế giới. Giao thông trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy giao lưu mạnh mẽ của con người ở các vùng đất khác nhau làm cho du lịch trở thành hiện tượng đại chúng và cũng từ đó bắt đầu xuất hiện hàng loạt loại hình du lịch của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh, song cho đến nay khái niệm “du lịch” đã được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Đúng như Giáo sư, Tiến sỹ Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
[7, tr.9]
Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái niệm “du lịch” trên thế giới cũng như ở Việt Nam, song trước thực tế phát triển của ngành du lịch về mặt kinh tế, xã hội cũng như trong lĩnh vực đào tạo, việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến thống nhất khái niệm “du lịch” giống như một số khái niệm cơ bản khác về du lịch là một đòi hỏi khách quan.
Để lý giải hiện tượng du lịch, năm 1811 lần đầu tiên tại Anh có định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí”. [7, tr.15]. Ông Kuns, một người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”. [7, tr.16]. Giáo sư, Tiến sỹ Hunziker và Giáo sư, tiến sỹ Krapf là những người được coi là đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”. [7, tr.16]
Các khái niệm nên trên đã thành công trong việc mở rộng và bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch, đã tiến được một bước về lý thuyết trong nghiên cứu nội dung của nó, nhưng cũng có những hạn chế như: Chưa giới hạn được đầy đủ đặc trưng về lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch (các mối quan hệ và hiện tượng nào thuộc loại kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…).
Ở Việt Nam, Khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội đưa ra khái niệm: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh
nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. [7, tr.19-20]
Trong Luật Du lịch của Việt Nam, tại điểm 1điều 4 “Du lịch” được nêu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [1, tr.9]
Trong các khái niệm trên đây (Khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) mới đề cập đến mặt kinh tế trong hoạt động du lịch, coi “Du lịch là một ngành kinh doanh” và nêu lên các thành phần tham gia trong các hoạt động kinh doanh, đích cần đạt được của hoạt động kinh doanh. Trong khái niệm “Du lịch” của Luật Du lịch mới đề cập đến hiện tượng di chuyển và mục đích của du khách một cách khái quát chung mà chưa đề cập rõ nét trên hai mặt của du lịch là đi du lịch và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Như vậy, trong hai khái niệm nêu trên chưa có sự gắn kết mặt kinh doanh du lịch (KDDL) và hoạt động thưởng ngoạn của du khách mặc dù trong thực tế nó đồng thời diễn ra hoạt động cùng một thời điểm của người đi du lịch và người kinh doanh du lịch.
Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định: “Sản xuất, coi là trực tiếp đồng nhất với tiêu dùng và tiêu dùng coi là trực tiếp ăn khớp với sản xuất, cái đó các nhà kinh tế học gọi là tiêu dùng sản xuất [17, tr.600]. Theo đó, du lịch là một hoạt động của con người mà trong quá trình đó đồng thời diễn ra cả hai mặt: Sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người đi du lịch là người tiêu dùng các sản phẩm du lịch, người KDDL là người cung cấp các sản phẩm du lịch, chỉ có hoạt động diễn ra đồng thời thì mới đảm bảo được một tua du lịch hoàn chỉnh.
Bởi thế, để đưa ra được một khái niệm của hiện tượng đó vừa mang tính khái quát, vừa có tính lý luận và phản ánh được thực tế hoạt động của nó cần thiết phải có sự thống nhất biện chứng giữa người cung cấp và người tiêu dùng các sản phẩm,
dịch vụ du lịch. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất, “du lịch là sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.” [27, tr.18]
Thứ hai, “du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.” [27, tr.18]
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.
1.1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó
Sản phẩm du lịch
Đề cập đến bất cứ hoạt động kinh doanh nào chúng ta cũng không thể không nhắc đến sản phẩm của hoạt động đó. Vì vậy, khi tìm hiểu các khái niệm chung về du lịch chúng ta cũng phải tìm hiểu xem thế nào là sản phẩm du lịch và những nét đặc trưng cơ bản của nó. Việc hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch là khởi điểm của việc nghiên cứu vấn đề kinh tế du lịch.
“ Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.” [7, tr.31]
Qua khái niệm trên, có thể thấy sản phẩm du lịch là loại sản phẩm có tính tổng hợp, ngoài sản phẩm vật chất hữu hình, tuyệt đại bộ phận là sản phẩm vô hình thỏa mãn nhu cầu tinh thần của du khách. Sản phẩm du lịch bao gồm:
+ Dịch vụ du lịch là một phần của lao động sống trong ngành du lịch để phục vụ khách như: Hướng dẫn tham quan, lưu trú, vận chuyển, chăm lo sức khỏe, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung khác…
+ Các hàng hóa trong du lịch: Là những hàng hóa thông thường, tặng phẩm, đò lưu niệm và các đặc sản…
+ Tiện nghi du lịch: Là tổng thể các điều kiện phục vụ cho khách. Gồm: Tiện nghi trong phòng, phương tiện thông tin liên lạc, chất lượng vận chuyển, thủ tục Hải quan…
+ Tài nguyên du lịch: Là nhân tố hàng đầu có liên quan sức hấp dẫn với du khách và là điều kiện cần để có hoạt động trong du lịch, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Đặc thù của sản phẩm du lịch
Với cấu thành sản phẩm rất đặc biệt như vậy, sản phẩm du lịch cũng có những đặc điểm khác với sản phẩm vật chất hay dịch vụ khác. Nói một cách tổng quát, sản phẩm du lịch chủ yếu có đặc điểm dưới đây:
+ Một là, tính tổng hợp: Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch biểu hiện trước hết ở chỗ sản phẩm du lịch là kết hợp các loại dịch vụ mà xí nghiệp dịch vụ liên quan cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của du khách. Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và vật tự nhiên. Thứ nữa tính tổng hợp của sản phẩm du lịch còn biểu hiện ở chỗ việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan đến rất nhiều ngành nghề và bộ phận.
+ Hai là, tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ: Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện đồng thời, tại chỗ, không mang trưng bày hoặc tiêu thụ ở nơi khác được.
+ Ba là, tính không thể dự trữ: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng trừu tượng, không lưu kho lưu bãi được. Giống như các sản phẩm dịch vụ khác, sản phẩm du lịch không bán được thì mất giá trị chứ không để dành trong kho hoặc cất giữ được. Chính đặc điểm này làm cho tính thời vụ trong hoạt động kinh