Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

---------------------------


NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG


PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CAI


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ


Hà Nội - Năm 2010


MỤC LỤC



Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU


i ii ii

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ DU

7

LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

1.1. Du lịch và các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch



7

1.1.1. Khái niệm về du lịch


7

1.1.2. Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó


10

1.1.3. Các loại hình du lịch


12

1.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch


15

1.2. Kinh tế du lịch và phát triển kinh tế du lịch


16

1.2.1. Kinh tế du lịch


16

1.2.2. Phát triển kinh tế du lịch


22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai - 1

1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch tại một số địa phương ở nước ta 35

1.3.1. Khái quát tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam 35

1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của một số địa phương 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở 48

TỈNH LÀO CAI

2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai 48

2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Lào Cai 48

2.1.2. Nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh Lào Cai 55

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai 60

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý Nhà nước về du lịch 60

2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch 64

2.2.3. Tình hình xúc tiến, quảng bá và liên kết, hợp tác du lịch 65

2.2.4. Thực trạng nguồn lao động trong ngành du lịch 67

2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 71

2.2.6. Số lượng du khách và doanh thu du lịch 82

2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai 86 trong thời gian qua

2.3.1. Những kết quả đạt được 86

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 88

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 92

DU LỊCH TỈNH LÀO CAI

3.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai 92

3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới 92

3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai 95

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai 98

3.2.1. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch 99

3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển kinh tế du lịch 101

3.2.3. Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 103

3.2.4. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch

106

3.2.5. Giải pháp về thị trường 109

3.2.6. Chú trọng phát triển hình thức du lịch cộng đồng thôn, bản 110

3.2.7. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch 112

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

HDV

Hướng dẫn viên

KDDL

Kinh doanh du lịch

KTDL

Kinh tế du lịch

LLSX

Lực lượng sản xuất

QLNN

Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy Ban Nhân dân

VHTT&DL

Văn hóa, thể thao và Du lịch


DANH MỤC CÁC BẢNG



STT

Số hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2006 – 5/2010)

38


2


Bảng 2.1

Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai


69

3

Bảng 2.2

Hiện trạng cơ sở lưu trú của Lào Cai qua các năm

74

4

Bảng 2.3

Kết quả kinh doanh cơ sở lưu trú

75

5

Bảng 2.4

Kết quả kinh doanh lữ hành

76

6

Bảng 2.5

Kết quả kinh doanh vận chuyển khách du lịch

78

7

Bảng 2.6

Doanh thu ăn uống

79

8

Bảng 2.7

Doanh thu bán hàng

80

9

Bảng 2.8

Khách du lịch đến Lào Cai qua các năm

82


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


STT

Số hiệu

Tên hình

Trang


1


Hình 2.1

Tỷ trọng doanh thu của các lĩnh vực kinh doanh trong tổng doanh thu du lịch năm 2009

81

2

Hình 2.2

Lượng khách và doanh thu du lịch thời kỳ 2000 - 2009

85


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council – WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp. Đối với một số quốc gia, du lịch là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng đầu. Du lịch đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới.

Để phát triển du lịch thì việc khai thác tiềm năng du lịch có hiệu quả là rất cần thiết. Thực tiễn cho thấy các nước có nền công nghiệp du lịch phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Thụy Sĩ… đã có nhiều thành công trong việc khai thác tiềm năng du lịch. Đối với những nước đang phát triển, nhất là những nước còn nghèo và nhỏ như Việt Nam thì việc khai thác tiềm năng du lịch tuy đã có cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, du lịch vẫn chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, vị thế của Lào Cai là tiềm năng thiên phú cho du lịch. Từ Lào Cai, khách thập phương có thể du lịch sang Trung Quốc vào sâu nội địa Việt Nam và đi các nước ASEAN. Lào Cai có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cùng nhiều truyền thống văn hóa giàu bản sắc của các dân tộc được bảo lưu phong phú đầy hấp dẫn đan xen như lễ hội xuống đồng, hội múa xòe, hội xuân Đền Thượng tại thành phố Lào Cai…Lào Cai còn tập hợp nhiều di tích văn hóa như quần thể hang động Mường Vi, đền Bảo Hà, khu bãi đá khắc cổ Sapa, tòa lâu đài trên cao nguyên Bắc Hà…là những điều kiện và di vật thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch.

Trong những năm qua, du lịch Lào Cai đã có những phát triển nhất định, bước đầu khẳng định được tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì những thành tựu đạt được


còn rất khiêm tốn. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai đang đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Điều đó đặt cho du lịch Lào Cai phải đánh giá đúng thực trạng của ngành và phải có những giải pháp đúng hướng để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có và xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, nhằm góp phần thúc đẩy ngành du lịch Lào Cai phát triển bền vững, hòa nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và trên thế giới, thực hiện đúng vai trò của ngành du lịch trong xây dựng và phát triển của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai” làm đề tài luận văn cho mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, vấn đề du lịch và kinh tế du lịch đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các mức độ và dưới các góc độ khác nhau. Đáng lưu ý có các công trình liên quan đến đề tài như:

Các công trình ngoài nước có:

+ Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình cùng với tập thể giáo sư và giảng viên khoa Du lịch Đại học Hải Dương, Thanh Đảo, Trung Quốc hợp soạn với cuốn sách Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ 2000. Đây là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về hoạt động du lịch từ thực tiễn của Trung Quốc, nêu lên nhiều mặt tương đối phù hợp với điều kiện hoạt động du lịch Việt Nam, từ đó có thể rút ra được những bài học để đưa du lịch Việt Nam phát triển theo đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.

+ Robert Lanquar, với cuốn sách Kinh tế du lịch, người dịch Phạm Ngọc Uyển, Bùi Ngọc Chưởng, Nxb Thế giới, Hà Nội 2002. Giới thiệu cột mốc lịch sử của công nghiệp du lịch và đi sâu phân tích những ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế, những biến số kinh tế vĩ mô, những công cụ và phương tiện phân tích kinh tế học du lịch, kinh tế học về kinh doanh du lịch và qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận theo hệ thống hiện đại.


Ở trong nước có những tác giả viết về lĩnh vực du lịch và liên quan đến lĩnh vực kinh tế du lịch như:

+ Nguyễn Hồng Giáp, với cuốn Kinh tế du lịch, Nxb Trẻ, 2002

+ GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa với cuốn Giáo trình Kinh tế du lịch, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Nxb Lao động - Xã hội.

+ Lê Văn Thắng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, “Giáo trình du lịch và môi trường”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh, với cuốn Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà nội 2001.

Những cuốn sách nêu trên đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:

- Trên cơ sở khái lược chung nhất những khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch, cách nhìn nhận kinh tế du lịch từ nhiều góc độ khác nhau của các học giả trong và ngoài nước để giúp cho độc giả những kiến thức khái quát, cơ bản như khái niệm về du lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển của du lịch, ý nghĩa kinh tế - xã hội của du lịch, các loại hình kinh doanh du lịch, hiệu quả kinh tế du lịch...Đồng thời, các tác giả cũng đề cập đến những vấn đề có liên quan đến một số mặt hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, lao động, cơ sở vật chất – kỹ thuật, chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh tế du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nội dung để xác định vị trí của ngành du lịch, các thành phần chủ yếu của sản phẩm du lịch và các đơn vị hoạt động du lịch để đi đến những vấn đề kinh tế du lịch chính thống theo hướng nghiên cứu và quan điểm của tác giả.

- Giới thiệu chung về tài nguyên môi trường du lịch nói chung và tài nguyên môi trường Du lịch Việt Nam nói riêng, những tác động của hoạt động du lịch tới tài nguyên và môi trường.

Trên nhiều tạp chí có nhiều bài viết nêu lên những thành tựu của ngành du lịch Việt Nam, đề ra mục tiêu và nhiệm vụ của ngành du lịch. Tiêu biểu như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/08/2022