đó hơn 50% dân số là thế hệ trẻ với sức mua sắm ngày càng lớn, thu nhập và chi tiêu cao hơn hẳn thế hệ trước [27]. Theo xếp hạng của AT Keaney- một trong những công ty tư vấn quản lý lớn nhất thế giới – Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ tư thế giới với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm [36]. Theo báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 được Ngân hàng thế giới công bố vào tháng 9-2007, Việt Nam xếp thứ 91/178 về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm 2006 [31]. Với sự gia tăng của tầng lớp trẻ tuổi thu nhập cao, số dân ở thành thị tăng nhanh, tốc độ tiêu dùng tiêu dùng tăng cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng dân số...đây quả là thị trường rất hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Người tiêu dùng Việt Nam luôn sẵn sàng đón nhận cái mới. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22- 55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Theo khảo sát năm 2007 của AC Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index); 72% người Việt tham gia cho biết họ sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Điều này cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có mức thu nhập ngày càng cao, chi tiêu ngày càng nhiều cho các sản phẩm hiện đại và có thái độ cởi mở với cái mới. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị nên có chiến lược phát triển tương xứng với thị trường tiêu dùng dự kiến lên đến 53 tỷ USD vào năm 2010 này [36].
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với sự biến đổi cơ sở hạ tầng đã mang đến lối sống công nghiệp với đặc điểm là tỷ lệ phụ nữ đi làm cao, thời gian dành cho mua sắm ngày thường sẽ ít đi, và theo đó thói quen mua sắm ở siêu thị sẽ dần dần được hình thành và quen thuộc đối với đại bộ phận dân cư nước ta, tạo ra lượng cầu rất lớn ngày mỗi tăng cao đối với các siêu thị. Ngoài ra quá trình đô thị hóa làm giảm quỹ đất dành cho khu vui chơi
công cộng của các đô thị lớn, người dân thành phố ngày càng tìm đến các siêu thị, trung tâm thương mại để thỏa mãn nhu cầu mua sắm và vui chơi, giải trí.
Kinh doanh siêu thị là một ngành kinh doanh hiện đại phù hợp với xu thế phát triển. Tổng mức bán lẻ toàn xã hội theo giá thực tế của nước ta giai đoạn 2002- 2006 là 1.950 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 11- 15%/năm và dự kiến sẽ tăng trung bình 14%/năm thời kỳ 2007-2010. Tổng mức bán lẻ của Hà Nội là 55.173 tỷ đồng và Tp.HCM là 13.1591 tỷ đồng [20]. Với tốc độ phát triển như vậy, ngành bán lẻ cần có một mô hình bán lẻ hiện đại đáp ứng được nhu cầu mua sắm lớn, nhu cầu mua được mọi sản phẩm tại cùng một nơi trong thời gian nhanh nhất, không phải trả giá. Do đó phát triển siêu thị trong thời điểm này ở nước ta rất hợp lý.
Cơ hội từ quá trình hội nhập. Việc các tập đoàn bán lẻ thâm nhập thị trường Việt Nam và các siêu thị Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài và sự chuyển giao công nghệ cũng như các tài nguyên trong “thế giới phẳng” tạo cho nước ta có điều kiện tiếp xúc với những tiến bộ của thế giới, học hỏi được những bài học kinh nghiệm về quản lý kinh doanh siêu thị từ các quốc gia. Áp lực cạnh tranh từ hội nhập buộc các doanh nghiệp trong nước phải luôn đổi mới chính mình, cả về giá cả, chất lượng hàng hóa, cung cách phục vụ, đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế hơn các tập đoàn bán lẻ quốc tế vì họ am hiểu văn hóa tiêu dùng, có sẵn thương hiệu, có kinh nghiệm trong môi trường bản xứ. Kinh doanh siêu thị là ngành vụn vặt, do đó chỉ cần sản phẩm được định vị khác biệt dù rất nhỏ trên cơ sở sự khác biệt về nhu cầu sẽ mang lại lợi nhuận cũng như thị phần khổng lồ cho siêu thị. Việc các siêu thị Hàn Quốc đánh bật Wal-Mart ngay tại Hàn Quốc [18]; tập đoàn Pantaloon Retail Ltd của Ấn Độ đứng đầu các doanh nghiệp bán lẻ Ấn Độ (phần III chương I) hay bài học từ thất bại của Masanmart tại Tp.HCM là những bài học kinh nghiệm quý giá cho các siêu thị Việt Nam trong cuộc chiến này.
Những lợi ích của Internet trong đó có thương mại điện tử cũng là một cơ hội cho các siêu thị Việt Nam. Chợ hay các cửa hàng truyền thống sẽ khó lòng đáp ứng được yêu cầu có được cả thế giới một cách nhanh nhất và thuận tiện nhất như siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Mạng Internet ngày càng được phủ sóng rộng rãi và sự gia tăng khối lượng hàng hóa giao dịch qua mạng là những tín hiệu đáng mừng cho các siêu thị Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Của Siêu Thị Việt Nam Hiện Nay
- Hoạt Động Xúc Tiến Thương Mại Và Hỗ Trợ Kinh Doanh
- Siêu Thị Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Với Văn Hóa Tiêu Dùng Việt Nam
- Các Giải Pháp Từ Phía Người Kinh Doanh Siêu Thị Ở Hà Nội Và Tp.hồ Chí Minh
- Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 12
- Những khác biệt trong văn hóa tiêu dùng của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp cho các siêu thị Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Cơ sở hạ tầng biến đổi, công nghệ phát triển, ô tô cá nhân là phương tiện đi lại phổ biến trong tương lai đã đẩy vấn đề bảo quản, cự ly xuống hàng thứ yếu và góp phần tạo ra thói quen mua hàng mỗi tuần một lần, do đó làm tăng số lượng siêu thị, giảm các quầy hàng truyền thống ở các địa phương. Nhờ có ô tô, tủ lạnh mà người tiêu dùng chấp nhận đi xa hơn để mua một khối lượng lớn hàng hóa dùng trong một thời gian dài. Đây cũng sẽ là thách thức đối với siêu thị Việt Nam do các siêu thị nước ngoài dù phải xây dựng ở ngoại ô thành phố nhưng việc đi lại không quá khó khăn sẽ không còn là hạn chế đối với các siêu thị này.
Môi trường sống ngày càng xấu đi buộc con người phải đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu. Nhu cầu dùng sản phẩm sạch, không gây hại cho môi trường sẽ là cơ hội tốt cho những siêu thị thực sự vì khách hàng, đặc biệt là những siêu thị hướng tới tầng lớp thu nhập thấp trong xã hội. Đây đồng thời là một thách thức của siêu thị vì sản xuất sạch hơn luôn đòi hỏi chi phí cao hơn rất nhiều.
2.2. Thách thức
Theo cam kết gia nhập WTO, từ ngày 1-1-2009 Việt Nam sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài [38]. Các tập đoàn bán lẻ quốc tế sẽ có khả năng đè bẹp hệ thống bán lẻ trong nước. Thật ra, thách thức không xuất hiện trực diện và dễ thấy như vậy. Theo số liệu của Bộ Công thương, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống
chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống phân phối hiện đại chỉ mới chiếm khoảng 10%, còn lại là do nhà sản xuất bán trực tiếp [8]. Như vậy các tập đoàn quốc tế vào Việt Nam sẽ cạnh tranh ở phân khúc 10% nói trên. Bị cạnh tranh trực tiếp chính là các doanh nghiệp đang có hệ thống siêu thị của riêng mình. Mặt khác, chính sự có mặt của một số tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã giúp nhiều nông dân, các cơ sở sản xuất nhỏ và ngay cả doanh nghiệp sản xuất lớn thay đổi cung cách sản xuất theo hướng bài bản hơn để có thể đưa sản phẩm của mình vào hệ thống phân phối của họ. Do vậy, không chỉ nhà phân phối Việt Nam mà cả nhà sản xuất cũng có thể gặp rủi ro.
Sự phức tạp và không ổn định về thủ tục kinh doanh là một trong những nguyên nhân khiến các nhà kinh doanh siêu thị ngần ngại. Chẳng hạn như trong lĩnh vực đóng thuế, các doanh nghiệp phải mất trung bình 1.050 tiếng, tương đương với 130 ngày làm việc để hoàn tất các thủ tục liên quan đến đóng thuế [31].
Cạnh tranh không lành mạnh, thông tin không minh bạch cũng là một thách thức không nhỏ đối với các nhà kinh doanh siêu thị Việt Nam.
Giá cả tăng lên hàng ngày gây khó khăn cho các siêu thị trong chính sách giá cả. Sản phẩm của siêu thị là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày, do vậy chỉ một sự tăng giá nhẹ cũng gây những ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Tuy vậy, siêu thị lại phải chịu sức ép từ sự tăng giá nguyên liệu, từ việc các nhà cung cấp muốn tăng giá bán cho siêu thị... Đây là một bài toán khó cho các siêu thị khi vừa phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng vừa phải duy trì lợi nhuận của mình.
II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SIÊU THỊ VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI VĂN HÓA TIÊU DÙNG
1. Các giải pháp từ phía Nhà nước
1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh siêu thị
Toàn cầu hóa và “thế giới phẳng” giúp tất cả các quốc gia có các cơ hội gần như nhau trong tiếp cận các hình thức kinh doanh hiện đại. Nhưng mặt trái của nó là nhận thức của người dân các quốc gia tiếp nhận sự chuyển giao chưa theo kịp sự phát triển các hình thức kinh doanh hiện đại đó. Kinh doanh siêu thị ở nước ta cũng không nằm ngoài quy luật đó. Mới chỉ có một bộ phận rất nhỏ dân cư ở các khu đô thị lớn tiếp cận với loại hình kinh doanh hiện đại này bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị và những người tiêu dùng, đại đa số dân chúng vẫn quen với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp phẩm.... Theo nghiên cứu của Malica năm 2006 có đến 61% các hộ nghèo ở Hà Nội (thu nhập dưới 300.000 đồng/tháng) không bao giờ mua hàng trong siêu thị và không có hộ nào đi siêu thị hàng tuần. Còn ở TP.Hồ Chí Minh chỉ có 15% số hộ nghèo (thu nhập dưới 500.000 đồng/tháng) đi siêu thị hàng tuần và 33% không bao giờ mua hàng trong siêu thị [14,7]. Nhận thức chưa cao của toàn xã hội về hoạt động này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam. Chính vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về lĩnh vực kinh doanh siêu thị là rất cần thiết để hoạt động này đi vào chuyên môn hóa. Chẳng hạn tuyên truyền cho các siêu thị nhằm cho họ hiểu rằng kinh doanh siêu thị không có nghĩa là hướng tới người có thu nhập cao và bán với giá đắt mà siêu thị là nơi bán hàng tiêu dùng phổ biến, khách hàng chủ yếu là người có thu nhập trung bình trở lên và kinh doanh siêu thị phải phù hợp với văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu được tầm quan trọng của họ đối với hệ thống phân phối hiện đại như về quyền khiếu nại, về Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Nhưng bên cạnh đó là các biện pháp thúc đẩy việc xây dựng một mạng lưới siêu thị rộng khắp cả nước thì việc nâng cao hiểu biết, nhận thức về kinh doanh siêu thị mới hiệu quả.
1.2. Cải thiện môi trường pháp lý giúp hoạt động kinh doanh siêu thị diễn ra thuận lợi
Hiện nay ngoài Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại chúng ta chưa có một cơ sở pháp lý hoàn thiện nào điều chỉnh hoạt động siêu thị cũng như các chế tài phạt vi phạm trong kinh doanh siêu thị. Điều này dẫn đến sự gia tăng các vụ vi phạm về chất lượng hàng hóa của các siêu thị mà họ vẫn thường đổ lỗi tại nhà sản xuất. Do vậy Nhà nước cần có các quy định chặt chẽ, nghiêm khắc đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Một số biện pháp mà theo tôi nghĩ Nhà nước cần thực hiện để có thể hoàn thiện môi trường pháp lý có thể kể đến:
Về tiêu chuẩn phân hạng siêu thị: hiện nay quy định về tiêu chuẩn phân hạng siêu thị được chấp hành khác nghiêm túc. Tuy nhiên, có thể thấy một số cửa hàng bán lẻ chưa đạt tiêu chuẩn phân hạng siêu thị về diện tích nhưng phương thức kinh doanh hoàn toàn giống siêu thị. Lý giải điều này chính là vấn đề diện tích nhỏ hẹp của các thành phố lớn. Tiêu chuẩn phân hạng như trong Quy chế là thỏa đáng, nhưng liệu chúng ta đã tính kỹ đến thực trạng tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều khu phố đông dân cư và nhỏ hẹp không thể mở các siêu thị lớn chưa? Chúng ta nên quy định thêm loại hình siêu thị mini với diện tích từ 100m2 đến 500m2 để tránh cho các cửa hàng nhỏ hiện nay không bị vi phạm quy chế và có cơ hội phát triển hơn.
Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: việc quy định chặt chẽ vấn đề này là rất cần thiết vì đa số các hàng hóa bày bán trong siêu thị đều là hàng thực phẩm và khách hàng quan tâm nhất đến chất lượng hàng hóa (35,29% theo điều tra của Báo Sài Gòn tiếp thị năm 2006) trong khi thực tế các siêu thị ở nước ta chưa chú trọng đến vấn đề này. Nhà nước nên có những quy định về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và các chế tài nghiêm khắc phạt vi phạm của các siêu thị.
Về chế tài phạt vi phạm các siêu thị: hiện nay hầu như mới chỉ có phạt hành chính đối với các vi phạm của các siêu thị, và mức phạt rất thấp so với những hậu quả để lại như ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, niềm tin vào siêu thị cũng như chức năng “vì dân” của Nhà nước. Nhà nước nên chăng có những chế tài phạt nặng hơn, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự và có những chế tài bồi thường thỏa đáng để các siêu thị có trách nhiệm hơn với sức khỏe và sự an toàn của nhân dân. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Singapore như việc đưa ra danh sách “đen” cảnh báo các siêu thị vi phạm lên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và tránh.
1.3. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh doanh siêu thị
1.3.1. Chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh siêu thị
Mặt bằng kinh doanh siêu thị được xem là tài sản “vàng ròng” của siêu thị đó. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về đất đai, mặt bằng cho kinh doanh siêu thị. Các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị Việt Nam với tiềm lực kinh doanh hạn chế gặp rất nhiều khó khăn trong việc có được một diện tích, mặt bằng thuận lợi. Do đó các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, mặt bằng. Nhà nước cần dành quỹ đất thích hợp cho phát triển hệ thống siêu thị cũng như chính sách đối với quỹ đất trong quy hoạch các địa phương.
13.2. Chính sách về đầu tư trong và ngoài nước
Trong điều kiện mở cửa khi các doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức cạnh tranh, để tuân thủ cam kết với WTO, Nhà nước cần có những chính sách bảo hộ khéo léo để kéo dài thời gian cho các siêu thị nội địa có thể tự sống sót. Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác như Ấn Độ không cho phép các tập đoàn bán lẻ nước ngoài trực tiếp bán cho người tiêu dùng mà phải phân phối qua doanh nghiệp trong nước, Malaysia quy định các siêu thị chỉ được xây dựng ở một số khu đô thị nhất định, nhiều quốc gia quy
định các siêu thị lớn chỉ được mở ở ngoại ô thành phố... Việt Nam có thể có những quy định đối với các siêu thị có yếu tố nước ngoài như yêu cầu tỷ lệ hàng nội địa bán trong siêu thị nước ngoài, vị trí đặt siêu thị, số lượng siêu thị được mở... Tuy nhiên, không vì thế mà các siêu thị nội địa không vươn lên, Nhà nước cần giới hạn thời gian, giảm dần các ưu tiên để tạo sức ép cho các doanh nghiệp trong nước.
1.3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng siêu thị
Nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng của hệ thống phân phối hiện đại nói riêng và toàn bộ thị trường nội địa nói chung một cách nhất quán, đồng bộ. Từ đường sá, hậu cần cho đến hệ thống bán hàng đều cần đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra Nhà nước cần có quy hoạch chi tiết, nhất quán đối với các địa phương để các siêu thị có được chiến lược dài hạn cho công việc kinh doanh.
1.3.4. Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực siêu thị
Do tính chất phức tạp của loại hình kinh doanh siêu thị hiện đại, chúng ta cần có một đội ngũ nhân lực siêu thị cũng như các nhà hoạch định chính sách, quản lý siêu thị có chuyên môn và am hiểu về văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Nhà nước cần hỗ trợ các siêu thị nhằm đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ này. Các lớp đào tạo ngắn và dài hạn, các trung tâm thông tin về siêu thị và văn hóa tiêu dùng...sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực siêu thị cũng như trình độ chuyên môn của các nhà quản lý siêu thị.
1.4. Khuyến khích sự phát triển các hiệp hội siêu thị và hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng
Trong điều kiện yếu về tài chính, thiếu chuyên nghiệp thì một sự liên kết giữa các siêu thị nội địa là yêu cầu cấp bách để có thể cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài. Singapore, Hàn Quốc là những quốc gia có Hiệp hội bán lẻ hoạt động rất hiệu quả. Vì vậy Nhà nước cần phải khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho không chỉ các siêu thị liên kết, hợp tác với nhau mà còn với các