hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, thông thoáng tạo thuận lợi cho việc di chuyển, đi lại của khách du lịch. Qua đó mới có thể thu hút được lực lượng đông đảo khách du lịch tới Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng.
Tăng cường giám sát hoạt động du lịch, bởi lẽ du lịch là hoạt động mang tính xã hội hoá rất cao, với sản phẩm du lịch kém chất lượng sẽ tác động xấu đến ngành và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Do đó cần thường xuyên kiểm tra hoạt động và chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ của tất cả các đơn vị liên quan đến hoạt động du lịch trên thị trường.
Hỗ trợ quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố, bao gồm cả ở cấp quốc gia, địa phương và doanh nghiệp, nhằm thu hút một cách mạnh mẽ khách du lịch vào thành phố và thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển.
Hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế quan với doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, nhà nước cần thực hiện các chính sách ưu đãi (tín dụng, giảm thuế) cho các doanh nghiệp, khi nền kinh tế thực sự bước vào hội nhập, trong đó thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp du lịch vay để đầu tư, cải tạo, nâng cấp xây dựng các cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển du khách mới. Mặt khác, đây là hoạt động xuất khẩu tại chỗ, do đó hàng hoá cho du khách cần được hưởng cơ chế thuế quan ưu đãi như hàng hoá xuất khẩu.
4.2.2. Giải pháp của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch.
4.2.2.1. Thành lập công ty chuyên cung cấp hướng dẫn viên cho các doanh nghiệp lữ hành.
Khi có nhu cầu, công ty du lịch chỉ cần ký hợp đồng có những ràng buộc rõ ràng với nhà cung cấp hướng dẫn viên. Giải pháp này cho phép các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không phải lo trả lương cho hướng dẫn viên trong mùa vãn khách còn công ty trung chuyển cung cấp hướng dẫn viên có điều kiện quản lý, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên và bản thân
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Thành Phố Hạ Long Hiện Nay
- Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Thành Phố Hạ Long
- Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
hướng dẫn viên ổn định và an tâm (phần lớn hướng dẫn viên chỉ ký hợp đồng công việc theo từng tour, nên cuộc sống và nghề nghiệp khá bấp bênh). Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hoá dịch vụ cung ứng hướng dẫn viên theo nhu cầu thời vụ của doanh nghiệp cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước quản lý du lịch về mọi mặt: Thuế, trợ cấp và chuyên gia...
4.2.2.2. Các đơn vị kinh doanh trên thị trường du lịch cần tập trung xây dựng thương hiệu.
Trong cạnh tranh hiện nay, ngoài sự trợ giúp của nhà nước thông qua cơ chế chính sách, bản thân doanh nghiệp du lịch cần hoàn thiện hoá hình ảnh và thương hiệu của mình trên thị trường. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng phục vụ nhằm bảo đảm danh tiếng và uy tín. Để thu hút khách du lịch, các nước quan tâm phát triển du lịch đều phải chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch quốc gia trên thị trường du lịch thế giới và khu vực.Thương hiệu du lịch không chỉ là những yếu tố hữu hình như khẩu hiệu quảng cáo, logo, tập gấp, trang web mà còng bao gồm các yếu tố vụ hình như thông tin quảng cáo, quan hệ công chúng và marketing trực tiếp, các sự kiện đặc biệt, chiến lược bán và thực hiện sản phẩm/dịch vụ du lịch.
Cần có sự hợp tác tốt trong kinh doanh giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm phong phú thêm các tuyến du lịch, thu hút du khách cho các điểm đến; tiên phong trong công tác bảo vệ, làm sạch môi trường di sản nhờ đó sẽ tạo ra được số lượng khách và tour nhiều và rẻ để tối đa hoá lợi nhuận.
Thực hiện các giải pháp này cần hợp tác:
1) Giữa các công ty lữ hành với các làng nghề, vì trong điều kiện hiện nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch làng quê đang thu hút nhiều khách quốc tế cũng như khách nội địa. Do đó, cần đầu tư vốn, trang bị công cụ, nguyên liệu, nghệ nhân lành nghề cho các Làng nghề phục vụ cho các tour du lịch, đồng thời khơi dậy và phát triển các nghề truyền thống ở địa phương;
2) Giữa các đơn vị lưu trú cần tăng cường sự liên kết giữa các khách sạn, sẽ đảm bảo uy tín cho du khách; các khách sạn có tiện nghi và điểu kiện kinh doanh tốt, thành viên giới thiệu được hưởng giá đặc biệt hoặc các khách sạn trao đổi cho nhau danh sách khách hàng. Đặc biệt cần hợp tác trong các chương trình khuyến mãi như trao đổi đầu bếp hoặc trực tiếp tổ chức tuần lễ các món ăn đặc sản của địa phương mình tại khách sạn đối tác, nhờ đó tạo ra được những khoảng thời gian và những sản phẩm du lịch thú vị, hấp dẫn du khách hơn để kích cầu du lịch.
4.2.2.3. Thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng bá về điểm đến du lịch thành phố Hạ Long nhằm phát triển kinh tế du lịch thành phố.
Công tác truyền thông, thông tin, quảng bá cần xây dựng cổng thông tin đầu tư thương mại, du lịch bằng hai thứ tiếng Anh – Việt, qua đó cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, cơ hội đầu tư tại thành phố Hạ Long cho các nhà đầu tư; đồng thời tạo mối quan hệ, liên kết thông tin chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác.
KẾT LUẬN
KTDL là ngành có vai trò to lớn trong đời sống KT - XH và chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển KTDL không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc để hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trên thế giới trong quá trình phát triển.
Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược phát triển KTDL của Việt Nam. Đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và đa dạng, cho phép phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật về nghỉ dưỡng biển, đảo, sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch di sản, du lịch đường bộ caravan, du lịch sự kiện và ẩm thực miền biển.
Du lịch Hạ Long trong những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu của hoạt động phát triển KTDL vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.
Trong thời gian tới, các giải pháp phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long cần phải tiếp cận theo hướng phát triển bền vững và phát triển kinh tế biển nhằm phát huy hết tiềm năng về nguồn lực mà thiên nhiên ưu đãi cho thành phố này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này để luận văn được bổ sung hoàn thiện hơn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt
1. Trần Xuân Ảnh (2012), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong HNKTQT, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu đảng bộ Tỉnh lần thứ 13, Quảng Ninh.
9. Cục thống kê Quảng Ninh, 2014. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2013. Quảng Ninh
10. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện HNKTQT: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
12. Phạm Trung Lương (2009), Phát triển du lịch biển Việt Nam với xây dựng thương hiệu quốc gia, Bài viết Hội thảo: Xây dựng thương hiệu Du lịch Biển Việt Nam, Hạ Long - Quảng Ninh.
13. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyờn và môi trường du lịchViệt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đỡnh chủ biờn (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Hà Nội.
16. Lê Văn Minh (chủ nhiệm) (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.
17. Nguyễn Quỳnh Nga (chủ nhiệm) (2000), Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Viện NC & PT Du lịch, Hà Nội.
18. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
19. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2011), Báo cáo kết quả công tác năm2010 và phương hướng nhiêm vụ năm 2011 của ngành Du Lịch Quảng Ninh, Quảng Ninh.
20. Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn khoa học du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Anh Tuấn (2010), ― Năng lực cạnh tranh điểm đến của Du lịch Việt Nam‖, Tạp chí Du lịch Việt Nam.
23. Nguyễn Văn Tuấn (2010), "Du lịch Việt Nam: khó khăn, thách thức và vận hội phát triển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1).
24. Nguyễn Thị Tỳ (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
25. UBND tỉnh Quảng Ninh (2011), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh.
* Tài liệu nước ngoài
26. Clare Inkson&Luyn Minnarert, 2012. Tourism Management, SAGE publications Ltd, New York, NY.
* Website
27. http://baoquangninh.com.vn/dulich/201304/de-hoat-dong-du-lich-chuyen-nghiep-hon-2193128/, [Truy cập ngày 15/7/2015]
28. http://quangninh.gov.vn/viVN/so/sovanhoathethaodl/Trang/Tin%20%chi
%20ti%E1%BA%BFt.aspx?newsid=3420&dt=2014-09-19&cid=5, [Truy cập ngày 17/7/2015].
29. http://www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/kn-quan-ly/1824-phat-trien-dlvn, [Truy cập ngày 24/10/2015]
30. http://www.vietnamdulich.com.vn/du-lich-trong-nuoc/ha-long/cam-nang/16-1-2013/huong-phat-trien-cho-du-lich-ha-long.htm, [Truy cập ngày 26/10/2015].