Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11


làm cho cả cung và cầu du lịch đang tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng sáp nhập, liên kết để cùng tồn tại trong cạnh tranh và trở thành xu thế phổ biến trong ngành du lịch thế giới. Hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch sẽ có hiệu quả hơn nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật, nhất là sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông, máy tính và viễn thông tạo điều kiện mở rộng quyền lựa chọn sản phẩm du lịch của người mua, kể cả người mua trung gian và khách hàng tiêu thụ trực tiếp khiến cho du khách dễ dàng tiếp cận với người cung cấp dịch vụ du lịch.

Nhu cầu của du khách thay đổi đa dạng và phức tạp, đồng thời ý thức, kiến thức về thị trường, khả năng nhận thức của du khách thực tế và du khách tiềm năng về du lịch cũng tăng lên nhờ sự quan tâm, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tất cả các quốc gia. Nhu cầu du lịch về tham quan, tìm hiểu văn hoá dân tộc và thám hiểm đang có xu hướng gia tăng nhiều hơn nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng. Du lịch xanh, du lịch sinh thái, môi trường đang nổi lên. Do đó, phát triển du lịch bền vững đang trở thành xu hướng mạnh mẽ tại các quốc gia. Các nhà cung cấp sản phẩm du lịch đã thay đổi cách tiếp thị một cách cơ bản để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cụ thể chuyên sâu của du khách. Chính vì vậy, quảng bá, xúc tiến du lịch là hoạt động vô cùng quan trọng, mang tính chất sống còn, không chỉ đối với đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, mà còn quan trọng đối với ngành du lịch của một quốc gia.

Quá trình phát triển, du lịch thế giới đã định hình các khu vực lãnh thổ với các thị phần khách đu lịch quốc tế khác nhau. Mặc dù Châu Au và Bắc Mỹ vẫn tăng về tuyệt đối, nhưng thị phần đã giảm so với các khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương, Nam Á, Châu Phi và khu vực Ấn Độ Dương. Trong đó thị phần du lịch Châu Âu chiếm 58,8%, Châu Mỹ chiếm 18,6%, Đông Á - Thái Bình Dương chiếm 16%. Đặc biệt, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là thị trường phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng là 8%/năm ở giai đoạn 2005 - 2010. Theo WTO, vào năm 2005 khu vực Đông Á - Thái Bình


Dương sẽ đạt doanh thu 1000 tỷ USD. Đến năm 2010, thị phần nhận khách du lịch quốc tế khu vực này đạt 22,08% thị trường toàn thế giới, vượt Châu Mỹ và đứng sau Châu Âu. Đến năm 2020, sẽ là 27,34% thị trường thế giới; trong đó Trung Quốc sẽ đứng đầu về thu hút du khách quốc tế vào năm 2020 với 130 triệu lượt khách, Hồng Kông xếp thứ năm với 56,6 triệu lượt khách [42].

Thiên nhiên ưu đãi khu vực Đông Á - Thái Bình Dương về khí hậu nên đã hình thành một hệ sinh thái phong phú, đa dạng tạo nên một cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với rừng nhiệt đới nguyên sinh, động thực vật phong phú và ánh nắng chan hoà. Bên cạnh đó là sự hấp dẫn của nền văn hoá Phương Đông huyền bí và cổ kính với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, (Lăng tẩm, đền chùa, lễ hội văn hoá) sẽ là thị trường du lịch mới nổi, mang đến cho du khách thế giới nhiều điều hấp dẫn, đặc biệt đối với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá độc đáo. về mặt kinh tế, đây là khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao và thu hút đầu tư nước ngoài đáng kể. Trong những năm qua, các quốc gia trong khu vực đều xem du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên đã đưa ra nhiều chính sách tạo điều kiên thuận lợi để đầu tư phát triển ngành du lịch. Hiện nay khu vực Đông Nam Á được xem là một trong những thị trường năng động nhất và bốn nước cổ thị trường du lịch khởi sắc nhất là Malaysia, Thailand, Singapore và Indonesia.

Ngày nay, người dân Châu Á đi thăm các nước láng giềng tăng lên rất nhiều do tăng trưởng kinh tế đang khả quan ở các nước trong khu vực. Du khách Châu Á có thu nhập cao tăng lên, song có tâm lý thích chọn những nơi gần gũi với công việc kinh doanh và thích đến các nước láng giềng có món ăn hợp khẩu vị và có mối giao lưu thân thuộc... Hầu hết các quốc gia trong khu vực đều phát động, xúc tiến, quảng bá các điểm du lịch và những loại hình du lịch máiĐồng thời nỗ lực đa dạng hoá các sản phẩm du lịch như kết hợp du lịch sinh thái với việc tham quan các khu vực nhân tạo, nâng cao chất lượng du lịch bãi biển, nghỉ dưỡng...Một trong những hình thức quảng bá nổi bật là


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

sự kiện ―Năm du lịch‖ với mục đích giới thiệu rộng rãi những điểm du lịch và nêu bật bản sắc vãn hoá, lịch sử và nghệ thuật của mỗi quốc gia. Ngoài ra, chính phủ các nuớc Đông Nam Á đều có cùng quan điểm phát triển ASEAN thành thị trường du lịch thống nhất qua việc biến khu vực này thành trung tâm hội nghị, hội chợ triển lãm, hội thảo, sự kiện thể thao của thế giới và Châu Á.

4.1.1.2. Những thuận lợi, cơ hội cho phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long hiện nay

Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 11

Thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đạt 10% năm 2013, tăng từ 84,2 triệu lượt khách năm 2012 lên 92,7 triệu lượt khách năm 2013, đứng thứ nhì sau khu vực Đông Bắc Á. Một số điểm đến của Đông Nam Á đã và đang đạt mức tăng trưởng hai con số, trong đó tốc độ tăng trưởng khách của Myanma, Campuchia và Việt Nam cao nhất tính theo giá trị tương đối. Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ làm cho việc đi lại trong nội vùng và trong các vùng với nhau thuận lợi hơn, kinh tế hơn, khả năng tiếp cận các điểm đến dễ dàng hơn, từ đó thay đổi thóỉ quen, hình thức đi du lịch của người dân, tạo điều kiện kích cầu du lịch.

Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở, làm bạn với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố thuận lợi cho du lịch phát triến. Tỷ lệ công dân trong tỉnh và cả nước có thu nhập cao đang tăng lên, sự thay đối trong quan điểm tiêu dùng đã tạo ra cở hội mới cho phát triển du lịch.

4.1.1.3. Những khó khăn cho phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long hiện nay

Tình hình thế giới vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài n g u y ê n , t o à n cầu hóa kinh tế phát triển với những hĩnh thức biểu hiện phức tạp, đan xen giữa tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức khó lường.

Ngày càng nhiều quốc gia nhận thức được vai trò lớn của ngành du lịch


trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhũng nền kinh tế mới nổi do đó canh tranh toàn cầu đang trở nên gay gắt. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực cũng đang trở nên quyết liệt hơn, đặc biệt trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu. Các nước có sự phát triển mạnh về du lịch trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Singapore liên tục có sự đổi mới về sản phẩm, thương hiệu được gây dựng bài bản và các điểm đến này thường được nhận diện rõ rệt hom cả trong hình ảnh chung của du lịch khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng thiếu tính cạnh tranh và dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm khác ở các nước trong khu vực. Song song với các chính sách cạnh tranh về giá, cạnh tranh về các giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch, cạnh tranh về tạo điều kiện thuận lợi cho khách du ỉịch tiếp cận điểm đển đang là một trong những xu thế mới. Các quốc gia sẵn sàng giảm, miễn phí visa, khai thông đường bay để thu hút khách du lịch từ các thị trường xa. Chính sách miễn visa giữa các nước nội khối Asean cũng khiến cho mơi trường cạnh tranh đu lịch nội khối khốc liệt hơn.

Tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm công tác xúc tiến du ỉịch còn hạn chế. Hoạt động marketing diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính chủ động do ngân sách và nguồn lực hạn chế. Trong khi thế giới đang thịnh hành xu thế marketing và thương mại điện tử, lĩnh vực này còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

4.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long.

Phát triển du lịch phải quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là nghị quyết đại hội lần thứ VIII, IX, X của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XII. Đó là, phát triển kinh tế du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử…tạo bước phát triển mới về du lịch trong những năm tới. Phát triển du lịch với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn là hướng tích cực để đẩy mạnh chuyển dịch


cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành khác phát triển, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phát triển kinh tế du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, của các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch nhằm phát huy các tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Do vậy, phát triển KTDL phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn các giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại.

Phát triển kinh tế du lịch phải chú trọng tới hiệu quả kinh tế xã hội đồng thời phải đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, góp phần phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Khai thác tiềm năng du lịch Quảng Ninh phải phù hợp với nhu cầu, khả năng của tỉnh, gắn với định hướng, chiến lược, quy hoạch phát triển của tỉnh; lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển du lịch của các tỉnh lân cận, đặc biệt là mối liên hệ với thủ đô Hà Nội…để đảm bảo tính liên kết vùng tạo nên những thị trường khách ổn định.

4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KTDL Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG THỜI GIAN

4.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước.

Tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững hoạt động du lịch Quảng Ninh, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị tăng cường hợp tác phát triển du lịch.

Nhà nước thực hiện chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện mọi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động kinh


doanh theo yêu cầu của thị trường, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Bình đẳng thể hiện ở chỗ: bình đẳng cơ hội, về điều kiện đầu tư, về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về khả năng cạnh tranh. Thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp hoạt động du lịch trên toàn địa bàn tỉnh theo các loại hình và quy mô phù hợp.

Đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch nói chung cần tăng cường công tác quản lý xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ qui chế du lịch nhằm hạn chế những đối tượng kinh doanh kém hiệu quả, cạnh tranh không lành mạnh, từ đó làm xuất hiện trạng thái cạnh tranh không hoàn hảo trên thị trường, gây tổn hại và sai lệch các tín hiệu phát ra trên thị trường. Sáp nhập các doanh nghiệp hoạt động du lịch không giấy phép và quy mô quá nhỏ để tăng sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và lớn. Thực trạng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tồn tại quá nhiều các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, phần lớn là những doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Những doanh nghiệp này có quy mô vốn, phạm vi hoạt động rất hẹp, không có sản phẩm du lịch, họ chủ yếu khai thác những tài nguyên tự nhiên, không nghiên cứu phát triển những sản phẩm su lịch mới. Thậm chí có doanh nghiệp chỉ làm trung gian hưởng hoa hồng khiến cho hoạt động du lịch bị nhiễu, đẩy giá tour lên cao, làm giảm hấp dẫn đối với du khách, trực tiếp tác động gây giảm sút về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Do đó cần loại bỏ những đơn vị hoạt động không giấy phép, chấn chỉnh những đơn vị hoạt động không đúng chức năng giấy phép đã cấp.

Thúc đẩy các doanh nghiệp du lịch hợp tác để có lợi thế về quy mô. Do quy mô nhỏ, nên nhiều doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh không có đủ khả năng tiếp thị ra các thị trường nước ngoài, không thể thực hiện các chiến dịch quảng bá lớn nên chưa thể đón tiếp được các đoàn du lịch với số lượng khách nhiều với yêu cầu chất lượng cao. Vì vậy, các đơn vị quá nhỏ phải liên doanh


- liên kết thành doanh nghiệp đủ sức mạnh để thu hút khách cũng như cạnh tranh thành công với các công ty nước ngoài trên thị trường du lịch tỉnh và trong khu vực. Đây là giải pháp thiết thực để tăng cường sức cạnh tranh của du lịch Quảng Ninh hiện nay.

Nâng cao mức vốn pháp định đối với các doanh nghiệp hoạt động du lịch mới thành lập, đặc biệt là lữ hành quốc tế, để hạn chế các doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ, hoạt động kém hiệu quả với chất lượng sản phẩm thấp ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường. Đối với các doanh nghiệp nhỏ đang hoạt động hợp pháp và trụ vững trên thị trường cần khuyên khích họ tăng vốn, có những quy định ràng buộc về vốn khi cấp phép cho hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Đối với doanh nghiệp nhà nước, cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hoá thủ tục liên quan đến hoạt động du lịch: sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng cổ phần hoá, giao, bán, khoán, cho thuê, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản như tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá IX) để bảo đảm cho chúng tồn tại, phát triển và mở rộng được không gian hoạt động trên thị trường.

Tập trung ưu tiên đầu tư vốn, công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng

Thời gian tới, Quảng Ninh nên đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư các dự án lớn phát triển những khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cung ứng nhiều dịch vụ du lịch cùng lúc. Tập trung phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, công trình dịch vụ du lịch một cách đồng bộ, đa dạng các loại hình dịch vụ trong một số cơ sở lưu trú. Nên ưu tiên hướng các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú vào những khu vực phát triển đô thị hoặc những khu du lịch trong tương lai. Đồng thời, phát triển các nhà hàng ăn uống, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, đặc biệt chú ý nâng cấp chất lượng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải tập trung đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng toàn tỉnh, liên tỉnh nhất là các vùng phụ cận xây cất đường xá, giao thông đường hàng không, đường bộ, đường thủy, đường sắt nhằm tạo thuận tiện cho sự di chuyển của các du khách đến du lịch tỉnh Quảng Ninh.


Để khắc phục tình trạng chạy theo lợi nhuận trước mắt, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải điều chỉnh sự mất cân đối trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vào thị trường du lịch tỉnh. Hiện có đến 54,8% dự án tập trung vào xây dựng khách sạn và dịch vụ du lịch, trong khi chỉ có 18% dự án xây dựng khu vui chơi giải trí và xây dựng khu du lịch chỉ chiếm 27,2%. Để Quảng Ninh thực sự là trung tâm trung chuyển du lịch, du lịch hội nghị, cần nhiều nơi nghỉ ngơi và dịch vụ cao cấp nên phải đầu tư để đáp ứng nhu cầu này. Trên thực tế, thiếu khu du lịch và vui chơi giải trí sẽ kém hấp dẫn đối với du lịch nội địa và không tận dụng hết thời gian lưu. trú khách trong điểm dừng trung chuyển của du khách quốc tế.

Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực

Nhà nước cần quan tâm, thực hiện những giải pháp chung đồng bộ từ cơ chế, chính sách, đầu tư, tài chính đến chương trình, nội dung giảng dạy, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên...

Hỗ trợ xây dựng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế du lịch, bảo tồn các khu di tích văn hoá và có những biện pháp bảo vệ môi trường du lịch

Sớm nghiên cứu và ban hành các chính sách cụ thể về môi trường như chính sách thuế môi trường, các quy định xử phạt, bồi thường… đối với trường hợp làm giảm sút tài nguyên và ô nhiểm môi trường biển, ven biển và các hải đảo. Ban hành các quy định chặt chẽ bảo vệ môi trường biển đối với tàu thuyền nước ngoài ra vào hoạt động trên biển.

Đơn giản hoá các thủ tục hành chính

Các cơ quan nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp mới, mong muốn bước vào ngành để kinh doanh, bước đầu tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp. Không được đưa ra các chính sách, các thủ tục hành chính nhằm nhiễu khách, gây bất lợi cho các doanh nghiệp đang

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2022