Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Tên đầy đủ

Ý nghĩa

KTDL

Kinh tế du lịch


KT-XH

Kinh tế - xã hội


DNDL

Doanh nghiệp du lịch


KH-CN

Khoa học - công nghệ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - 2


DANH SÁCH CÁC BẢNG


Bảng

Trang

Bảng 3.1. Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch tại Hạ Long từ

năm 2010 - 2014

46

Bảng 3.2. Tình hình tăng trưởng trên thị trường du lịch Quảng Ninh từ

2010 - 2014

48

Bảng 3.3. Doanh thu du lịch so với GDP trong tỉnh từ năm 2010 - 2014

49

Bảng 3.4. Lượt khách quốc tế đến Hạ Long tháng 7/2015 và 7 tháng đầu

năm 2015

50

Bảng 3.5: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại tỉnh Quảng Ninh

52


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Kinh tế du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng

―xuất khẩu tại chỗ‖ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là ngành ―công nghiệp không khói‖, mang lại lợi ích vô cùng to lớn. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước.

Du lịch Hạ Long là một trong những điểm sáng vô cùng tiềm năng, nơi hội tụ những vẻ đẹp tiềm ẩn, đầy quyến rũ; đã, đang và sẽ là một điểm đến tuyệt cho những du khách thích chiêm ngưỡng cái đẹp, thích khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ nào đó, du lịch Hạ Long phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng to lớn này. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã đư ợc xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng của các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả so sánh trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng hạn chế, ít hấp


dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và các nhà đầu tư. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long? Trong bối cảnh đó việc học viên lựa chọn đề tài: ―Phát triển kinh tế du lịch thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần cho phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long trong thời gian tới.

Câu hỏi nghiên cứu: Kinh tế du lịch thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh đang có những tồn tại, khó khăn nào? Giải pháp nào để phát triển ngành kinh tế này?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng phát triển KTDL thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh từ 2010 đến nay và từ đó đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL của thành phố dưới góc độ kinh tế chính trị.

+ Đánh giá thực trạng phát triển KTDL của thành phố Hạ Long, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KTDL ở thành phố này.


+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu:

Các quan hệ trong KTDL và phát triển KTDL bao gồm: kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở thành phố Hạ Long.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2030.

+ Về thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2010 đến nay; phần phương hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Cơ sở lý luận:

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử...

+ Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

của kinh tế học hiện đại gồm: phương pháp thống kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa học đã công bố trong quá trình nghiên cứu luận văn.


5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận văn

- Hệ thống hóa lý luận về phát triển KTDL thành phố du lịch ở tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong đó, luận văn đã khái quát các yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ vai trò phát triển KTDL với sự phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển KTDL.

- Đánh giá thực trạng về phát triển KTDL, luận văn phân tích những thành tựu, hạn chế của thành phố Hạ Long. Từ đó, phân tích những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn chế đó.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở thành phố Hạ Long trong thời gian tới.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu; cơ sở lý luận về phát triển kinh tế du lịch

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở thành phố Hạ Long

Chương 4: Giải pháp phát triển kinh tế du lịch ở thành phố Hạ Long.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU; CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH


1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến phát triển kinh tế du lịch

Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được xuất bản bởi Nxb International Thomson Business Press vào năm 1997. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.

Công trình: “Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới) do tác giả William Theobald viết và được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản năm 1994. Công trình này giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới.


Công trình: “The Business of Rural Tourism International Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, được Nxb International Thomson Business Press xuất bản năm 1997. Nội dung nghiên cứu đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như qu ảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.

Công trình: ―Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business Oriented Recreation‖ (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston, Nxb Brown & Benchmark, được xuất bản năm 1996. . Nội dung nghiên cứu đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp có tính chất tương đồng.

Công trình: “The Economics of Leisure and Tourism‖ (Kinh tế học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe, được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995. Nội dung công trình xoay quanh các vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du lịch tương quan với môi trường quốc tế; tác động của Giải trí và Du lịch đối với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 17/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí