hàng năm là 24,20C. Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ. Độ ẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 4); thấp nhất là 74% (tháng 2), giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%.
Tổng lượng mưa trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860-1.950mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của tỉnh. Trung bình có 125-127 ngày mưa/năm. Lượng mưa trung bình 238,8mm/tháng; tháng 8 cao nhất là 497,4mm; tháng 2 thấp nhất là 6,3mm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86-91% lượng mưa trong năm. Như vậy, thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm.
- Về thủy văn: Ninh Bình có nhiều sông, hồ, đầm. Đây là nguồn cung cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp, nước sinh hoạt và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Hàng năm hệ thống này ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 lít/s/km2).
- Về sinh vật: Ninh Bình có thảm thực vật rừng phong phú, tập trung chủ yếu ở Vườn quốc gia Cúc Phương, với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (tới 5 tầng, tầng vượt tán có những cây cao 40 -50m), phong phú về thành phần loài. Đây còn là nơi gặp gỡ của các loài thực vật dễ di thực từ vùng nhiệt đới khô như Ấn Độ, Myanma tới. Động vật ở Cúc Phương cũng rất đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN.
- Về đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 138.679 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.310 ha (chiếm 44,2% diện tích tự nhiên); đất lâm nghiệp 28.352 ha (chiếm 20,4% diện tích tự nhiên); đất chuyên dùng 20.376 ha (chiếm 14,7% diện tích tự nhiên); đất khu dân cư 6.727 ha (chiếm 4,9% diện tích tự nhiên); và đất chưa sử dụng 6.324 ha (chiếm 4,5% diện tích tự nhiên)...[123].
- Về tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, trong đó phải kể đến đá vôi với trữ lượng hàng chục tỷ m3, chất lượng tốt,
đất sét, tài nguyên nước khoáng, ... Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thủy điện Hòa Bình, Nhiệt điện Phả Lại ... giúp cho Ninh Bình thỏa mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, Ninh Bình còn có nguồn nước khoáng trữ lượng lớn (suối Kênh Gà huyện Gia Viễn), thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 54OC, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Kinh Nghiệm Quốc Tế, Trong Nước Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Ninh Bình
- Khái Quát Chung Về Điểu Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế- Xã Hội Của Tỉnh Ninh Bình
- Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Của Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2018
- Thực Trạng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững (Du Lịch Có Trách Nhiệm, Du Lịch Thân Thiện Với Môi Trường - Du Lịch Xanh)
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Ứng Phó Biến Đổi Khí Hậu
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
- Về tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP): Nhìn chung nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2010, GRDP trên địa bàn đạt 19.290,413 tỷ đồng, đến năm 2019 tăng lên 64.465 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2010 - 2019 đạt xấp xỉ 29,25%/năm.
- Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2019: Công nghiêp - Xây dựng: 45,6%; Nông-Lâm nghiệp-Thủy sản: 12,3%; Thương mại- Dịch vụ: 42,7%.
- Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân: Tính đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 14 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, và 145 trạm y tế xã phường. Về cơ bản đã hình thành hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến huyện và xã, bước đầu đáp ứng yêu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng [123, tr.31].
- Hệ thống giáo dục và đào tạo: Phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Tính đến năm 2019, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non: 95,4%; Tiểu học mức độ 2: 73,9%; THCS: 92,9%; THPT: 53,8%. Toàn tỉnh có 01 trường đại học (Đại học Hoa Lư), 04 trường cao đẳng; Trung học chuyên nghiệp 03 [125, tr.373].
- Lao động và việc làm: Tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 605,9 ngàn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó: khối ngành nông- lâm - thủy sản là 256,9 ngàn người; khối ngành công nghiệp - xây dựng là 201,8 ngàn người và khối ngành thương mại - dịch vụ là 147,2 ngàn người (trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống là 11,5 ngàn người) [125, tr.30].
- Về kết cấu hạ tầng
. Hệ thống giao thông vận tải: Ninh Bình là tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, trong đó: Đường bộ, gồm đường: quốc lộ, tỉnh, huyện, xã, đô thị và đường chuyên dùng, với tổng chiều dài là 3.800,09km; Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh có chiều dài 19km với 4 nhà ga (Ninh Bình, Cầu Yên, Gềnh và Đồng Giao); Đường thủy: Có 16 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 298,8km; trong đó có 4 tuyến do Trung ương quản lý với chiều dài 155,5km và 12 tuyến do địa phương quản lý với chiều dài 143,3km [94].
. Hệ thống cấp điện: Mạng lưới điện của tỉnh với tổng chiều dài các đoạn dây trung cao áp là 770km. Điện lưới quốc gia đã cung cấp điện cho toàn bộ các xã trong tỉnh. Hiện nay, tỉnh có 1 nhà máy nhiệt điện và 4 trạm điện phân phối, nguồn điện về cơ bản có thể đáp ứng cho cầu sản xuất và sinh hoạt.
. Hệ thống cung cấp nước sạch: Hiện nay, Ninh Bình có 2 nhà máy nước lớn: Nhà máy nước Ninh Bình và nhà máy nước Tam Điệp với công suất 32.000 m3/ngày đêm; và một số nhà máy nước công suất nhỏ khoảng 2.000 -2.200 m3/ngày đêm … đủ để cung cấp nước sạch cho người dân đô thị.
. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường: Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt cho vùng đô thị và các thị trấn huyện lỵ, với chất lượng nguồn nước đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
. Hệ thống bưu chính viễn thông: Mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín cả tỉnh với hệ thống tổng đài điện tử số hiện đại của bưu điện trung tâm tỉnh và bưu điện tất cả huyện thị xã, hệ thống thông tin viễn thông bi ba, cáp quang Bắc- Nam chạy qua đảm bảo liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng trong nước và quốc tế, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc của người dân và khách du lịch.
. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Thường xuyên được tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý và thanh toán; cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn, phong cách phục vụ, chăm sóc
khách hàng,... ngày càng tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng tốt nhu cầu cho người dân và du khách.
. Hệ thống thiết chế văn hóa và thể thao của Ninh Bình tương đối phát triển, trong đó phải kể đến là bảo tàng, nhà hát, trung tâm văn hóa thể thao, các cơ sở biểu diễn nghệ thuật ở Thành phố Ninh Bình. Ngoài ra, ở thành phố Tam Điệp và các trung tâm huyện lỵ khác cũng có các trung tâm văn hóa, các nhà văn hóa, các cơ sơ vui chơi thể thao…đã đáp ứng đáng kể nhu cầu của người dân địa phương và phục vụ PTDL [123, tr.57-58].
3.1.3. Về tài nguyên du lịch
- Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Là tỉnh có có địa hình rất đa dạng có đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… đã tạo cho Ninh Bình một nguồn tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như DLST, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan danh thắng, thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí…, như: Quần thể danh thắng Tràng An, Khu Tam Cốc - Bích Động ("Vịnh Hạ Long cạn" hay "Nam thiên đệ nhị động”); Vườn Quốc gia Cúc Phương, Suối nước khoáng nóng Kênh Gà, Biển Kim Sơn - Cồn Nổi; Ba hồ lớn là hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng và hồ Đồng Thái, với diện tích mặt nước khoảng 605ha, trữ lượng hàng triệu m3 nước không chỉ phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm DLST lý tưởng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm; Núi Dục Thúy (núi Non Nước), ….
- Về tài nguyên du lịch văn hóa:
. Các di tích lịch sử - văn hóa: Tính đến năm 2016 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 346 di tích đã được xếp hạng, bao gồm: 79 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt), và 267 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Một số di tích lịch sử văn hóa quan trọng, bao gồm: Cố đô Hoa Lư, Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền Thái Vy, Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, Đền Trương Hán Siêu, Chùa Bái Đính, Chùa Bích Động, Chùa và động Địch Lộng, Chùa Non Nước, Nhà thờ đá Phát Diệm… [123, tr.31-41].
. Các lễ hội tiêu biểu: Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình, trong đó có 225 lễ hội, tiêu biểu phải kể đến: Lễ hội Hoa Lư (lễ hội Trường Yên), Lễ hội đền Thái Vy, Lễ hội chùa Địch Lộng, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội Báo bản Nộn Khê, Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, Lễ hội Tràng An [123, tr.41-44].
. Các làng nghề truyền thống tiêu biểu: Làng nghề thêu truyền thống Văn Lâm, làng nghề chế biến cói mỹ nghệ Kim Sơn, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, nghề gốm cổ Bồ Bát…
. Ẩm thực: Đặc sản thịt dê, Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), Nem Yên Mạc (Yên Mô), Rượu Kim Sơn (Lai Thành), Mắm tép Gia Viễn, Rượu cần Nho Quan…
- Các giá trị văn hóa dân tộc: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 7 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, kế đến là dân tộc Mường, ước khoảng 20 nghìn người, còn lại là dân tộc Tày, Nùng, Thái, Hoa, Dao chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Ngày nay, người Mường ở Ninh Bình vẫn bảo tồn được những nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của dân tộc mình, như: Hội Xuân, hát Sắc Bùa, hát Đúm, lễ cưới, đi săn, kéo gỗ, dựng nhà, tang lễ, tết cơm mới… Đây là những giá trị văn hóa có thể khai thác phục vụ PTDL …[123, tr.44-49].
Từ tổng quan về Ninh Bình, rút ra những thuận lợi và khó khăn cho PTKTDL gắn với ĐBANMT.
* Thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên: Với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện cho Ninh Bình phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, và phát triển các loại hình DLST, du lịch bảo tồn thiên nhiên. Ngoài ra, với hệ thống thủy văn đa dạng và giàu tài nguyên khoáng sản đã cung cấp đủ nguồn nước và năng lượng thỏa mãn nhu cầu điện cho phát triển sản xuất và tiêu dùng của người dân và du khách.
- Điều kiện kinh tế- xã hội: Với tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ngày càng tăng, cũng đồng nghĩa với nó sự phân bổ kinh phí đầu tư cho các ngành, lĩnh vực trong đó có ngành du lịch cũng sẽ tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi
cho hoạt động BVMT, góp phần làm sạch môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng.
- Về kết cấu hạ tầng: Với hệ thống giao thông đa dạng; mạng lưới điện quốc gia phủ rộng đến toàn bộ các xã; bưu chính viễn thông, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, thiết chế văn hóa và thể thao phát triển giúp cho du khách thuận tiện đi lại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, liên lạc, vui chơi giải trí …thúc đẩy phát triển du lịch.
- Về tài nguyên du lịch: Là tỉnh có địa hình đa dạng, tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn làm cơ sở phát triển loại hình DLST. Ngoài ra, Ninh Bình còn sở hữu nguồn tài nguyên du lịch văn hóa rất lớn về di tích lịch sử-văn hóa, lễ hội, làng nghề, ẩm thực, giá trị văn hóa dân tộc … có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch.
* Khó khăn
. Về khí hậu: Với số ngày mưa trung bình trong năm nhiều 125-127 ngày. Điều này làm cho hoạt động du lịch gián đoạn, không ổn định, ảnh hưởng đến doanh thu của ngành du lịch.
. Tài nguyên du lịch tự nhiên: Do sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú, trải dài trên một diện rộng nếu tỉnh không làm tốt công tác quy hoạch PTDL, quản lý tốt nguồn tài nguyên dẫn đến khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên; suy giảm sự đa dạng của hệ thực, động vật.
. Tài nguyên du lịch văn hóa: Với số lượng di tích lịch sử-văn hóa lên đến hàng ngàn, nếu khai thác quá mức, thiếu sự đầu tư bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển sẽ ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Ninh Bình. Bên cạnh đó, tỉnh cũng là một trong những địa phương có số lượng lễ hội được tổ chức trong năm hơn 200 lễ hội và thường tổ chức vào đầu năm, điều này dẫn đến tình trạng quá tải của điểm đến ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ….
Về kết cấu hạ tầng: Ở khu vực nông thôn, các khu vực tập trung dân cư… chưa có điều kiện sử dụng nước sạch từ các nhà máy, người dân chủ yếu dùng nước từ các giếng đào, bể chứa nước mưa, nước tự chảy và giếng khoan nên
chất lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến người dân và du khách. Bên cạnh đó, mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh còn sử dụng hệ thống thoát chung (cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Các tuyến thoát nước mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.
3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch
Trong những năm gần đây, nhờ đổi mới chính sách, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ trên một số chỉ tiêu, cụ thể như sau:
* Về tổng doanh thu: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này 3.213 tỷ đồng tăng lên gấp 5,8 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2018 là 11,6%/năm (xem biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018
(Nguồn: [92,93,94])
* Về kinh doanh lữ hành: Nếu như năm 2010 lượng khách du lịch đến Ninh Bình mới chỉ đón được 3.096.589 lượt khách; năm 2015 tăng lên
5.993.208 lượt khách, con số này năm 2018 là 7.378.618 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2018 là 12.05%. Trong đó tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế là 4.51% và lượng khách nội địa là 13.83% (xem biểu đồ 3.2). Đây thực sự là một dấu ấn tích cực đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.
Biểu đồ 3.2: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2019
(Nguồn: [92,93,94])
Sự gia tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ 2010-2019, phần lớn đến từ Quần thể danh thắng Tràng An (xem biểu đồ 3.3).
Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019
(Nguồn: [91])