Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường


- Góp phần sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện có của địa phương, tạo việc làm cho người lao động

Du lịch phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của địa phương, đặc biệt thu hút là đối với những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư vào kinh doanh du lịch có hiệu quả nhất.

Du lịch còn là ngành kinh tế có vai trò tích cực trong giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo nhất là đối với bộ phận dân cư trong nông nghiệp, sinh sống ở vùng nông thôn, miền núi. Do đặc trưng của ngành du lịch là phục vụ và không thể cơ giới hoá được nên đòi hỏi nhiều lao động sống. Phát triển du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

- Phát triển nền văn hóa đa dạng: Thị trường du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện để mở rộng giao lưu văn hoá với bạn bè quốc tế, tăng cường sự hiểu biết và mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh nghiệm giữa các nước, trong khu vực và quốc tế. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp, rộng rãi, với du khách nhiều nước, ngoài vùng mà nhân dân ở vùng sở tại, nước sở tại có điều kiện tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhiều vùng, miền, quốc gia dân tộc làm phong phú, đa dạng nền văn hóa. Thông qua hoạt động du lịch giúp cho nước sở tại quảng bá hình ảnh đất nước mình trên trường quốc tế.

Ngoài ra, KTDL góp phần thúc đẩy phân công lao động, hợp tác khu vực và quốc tế, tăng cường giao lưu, hội nhập của quốc gia với khu vực, quốc tế và góp phần thu hút FDI, tham gia mở rộng thị trường nội địa và quốc tế.

2.1.2. Đảm bảo an ninh môi trường

2.1.2.1. Môi trường

Một là, khái niệm môi trường

Môi trường là một khái niệm rất rộng, cho đến nay đã có nhiều công trình của các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau, nên có nhiều quan niệm khác nhau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Theo Tuyên ngôn của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) năm 1981, môi trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh


Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 7

sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người.

Theo tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt thì “Môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sinh vật tồn tại phát triển, trong quan hệ với con người, với sinh vật ấy” [80, tr.639].

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, môi trường được hiểu “bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [81, t.2, tr.940].

Theo chương I, Điều 3, Luật BVMT năm 2014 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [85, tr.8].

Trong cuốn “Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững” do Lê Huy Bá (Chủ biên), môi trường được định nghĩa “Là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời gian nhất định. Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều chiều mà tổng thể các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều hướng phát triển của toàn bộ hệ môi trường” [8, tr.9].

Từ những quan niệm trên, tác giả luận án cho rằng môi trường là toàn bộ các yếu tố vật chất tự nhiên và yếu tố nhân tạo quanh con người, tác động đến sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

Hai là, các loại môi trường [107]

Môi trường sống của con người theo chức năng, được chia thành 3 loại:

- Môi trường tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học; nó tồn tài ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu sự tác động của con người. Đó là ánh sáng, mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước, ... môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nước để uống, không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cảnh đẹp để giải trí và các loại tài nguyên khác cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ. Là cái nôi cho sự sinh tồn và phát triển của loài người, cung cấp cho con người toàn bộ vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển.


- Môi trường xã hội và nhân văn: Là môi trường thể hiện ở mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng với cộng đồng. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác, đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ... ở các cấp độ khác nhau.

- Môi trường nhân tạo: Bao gồm các nhân tố do con người tạo nên hoặc chịu sự chi phối của con người, như: các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học và xã hội, ...

Trên thực tế, ba loại môi trường này đều cùng tồn tại, xen kẽ, tương tác lẫn nhau rất chặt chẽ. PTKTDL gắn với ĐBANMT tự nhiên và môi trường xã hội và nhân văn.

Ba là, chức năng và vai trò của môi trường

* Chức năng của môi trường: Theo tác giả Trần Văn Chử [26] đã chỉ ra môi trường có 5 chức năng cơ bản sau:

. Là không gian sống của con người và sinh vật;

. Là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người như: tài nguyên khoáng sản, đất đai, nước, ...;

. Là nơi chứa đựng, làm sạch, đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường;

. Là nơi lưu và cung cấp thông tin cho con người;

. Là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.

* Vai trò của môi trường: Môi trường không chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Bởi, môi trường được tạo ra bởi các yếu tố vật chất như: đất, nước, không khí ... sinh vật và các yếu tố vật chất khác như không gian, các nguyên liệu, nhiên, vật liệu là yếu tố “đầu vào” của sản xuất môi trường còn chứa đựng "đầu ra"- những phế liệu, phế thải trong quá trình sản xuất và đời sống của con người, những chất thải này nếu không được xử lý sẽ gây ONMT; Môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự phát triển KT-XH. Môi trường vừa là địa bàn vừa là đối tượng của


sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên, nhưng có thể gây ra ONMT tự nhiên và môi trường nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động xấu đến sự phát triển KT-XH do con người làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự phát triển KT-XH hoặc gây ra các thảm họa, thiên tai đối với hoạt động KT-XH ở các quốc gia và trong khu vực, ...

Bốn là, ô nhiễm, suy thoái và khủng hoảng môi trường [85, tr.9].

- Ô nhiễm môi trường: Theo Điều 3, chương I, Luật BVMT năm 2014, ghi: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.

Các dạng ô nhiễm: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm sóng, tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng.

- Suy thoái môi trường là sự cố xẩy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.

- Khủng hoảng môi trường là các dạng suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất.

Năm là, bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường nói một cách ngắn gọn: Đó là hoạt động có ý thức của con người nhằm gìn giữ, BVMT trong sự PTBV và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Điều 3, chương I, Luật BVMT năm 2014, ghi “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học” [85, tr.8-9].

Điều 7, chương I, Luật BVMT năm 2014, cũng nêu ra 10 hành vi nghiêm cấm để BVMT.

Bảo vệ môi trường sẽ giúp cho PTKT và xã hội bền vững, là mục tiêu đặt ra cho tất cả các quốc gia, các tổ chức trên hành tinh chúng ta. BVMT là việc làm không chỉ có ý nghĩa hiện tại, mà quan trọng hơn, cao hơn là nó có ý nghĩa cho


tương lai. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta đã xác định BVMT là nhiệm vụ và quyền lợi của toàn dân, và Đảng ta nhấn mạnh: không đánh đổi môi trường lấy kinh tế.

2.1.2.2. Khái niệm đảm bảo an ninh môi trường

* Khái niệm an ninh: Theo từ điển Tiếng Việt Nam an ninh được hiểu là “Yên ổn về mặt chính trị, về trật tự xã hội”. An ninh còn có nghĩa là tránh được hoặc bền bỉ trước các mối đe dọa tiềm tàng (hoặc các thay đổi mang tính cưỡng chế không mong muốn) từ kẻ khác, nói cách khác là bảo đảm được sự an toàn trước các mối đe dọa. Bên thụ hưởng an ninh có thể là người, nhóm người trong xã hội, sự vật, định chế, hệ sinh thái hoặc bất cứ thực thể nào hoặc hiện tượng nào dễ bị tác động bởi những biến đổi không mong muốn của môi trường xung quanh.

Nội hàm an ninh chủ yếu đề cập đến sự bảo vệ khỏi các thế lực thù địch, tuy nhiên khái niệm này còn vô số cách tiếp cận khác: ví dụ, an ninh mức sống (đạt được mức sống đầy đủ, không thiếu thốn), an ninh lương thực (không thiếu ăn), an ninh mạng, an ninh giam giữ, an ninh cảm xúc,...

* Khái niệm an ninh môi trường: An ninh môi trường là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo Báo cáo phát triển con người của Liên hiệp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: Kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.

Hiện nay, vấn đề ANMT đang được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu, và được đề cập trong nhiều chương trình quốc tế, quốc gia. Tùy theo cách tiếp cận mà ANMT được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến một số quan niệm sau đây:

Theo Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (năm 1992) ANMT là “sự khan hiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái và ONMT và những hiểm họa có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính tri, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột và chiến tranh”. Theo Dự án Thiên niên kỷ của Hội đồng Châu Mỹ của Liên hiệp quốc, xác định “ANMT là việc đảm bảo an toàn trước các mối nguy hiểm môi trường sinh ra do sự yếu


kém trong quản lý hoặc thiết chế và các nguy cơ tự hủy diệt trong nước hay xuyên quốc gia” [49, tr.27].

An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó, gìn giữ ANMT là BVMT sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người; bảo vệ một trong 3 yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. An ninh môi trường không được đảm bảo thì xã hội không có sản xất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển. C.Mác viết: “Con người sống bằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người … con người là một bộ phận của tự nhiên” [71, tr.135] và “Công nhân không thể tạo ra cái gì khác nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm” [71, tr.130].

Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên xảy ra thiên tai, hạn hán, lũ lụt, … suy thoái môi trường, ONMT, tai biến môi trường, BĐKH, suy giảm tầng ôzôn, suy thoái đa dạng sinh học. ANMT còn được hiểu và bao hàm cả việc phát triển khoa học công nghệ an toàn, khoa học “công nghệ xanh” đáp ứng đầy đủ máy móc thiết bị để xử lý toàn bộ rác thải, khí thải, nước thải, … ra khỏi môi trường …Vậy, ANMT được hiểu theo nghĩa rộng hơn, tức là có sự tác động qua lại, giữa con người với môi trường và môi trường với con người, chứ không chỉ tác động một chiều. Vì vậy, nếu không giữ được ANMT thì những thảm họa môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng sự bất ổn chính trị - xã hội, …

Ở nước ta, ĐBANMT được coi là một trong các nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của cả hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và 6 tổ chức chính trị - xã hội) và của toàn xã hội. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) đã xác định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa vụ của mọi công dân” [36, tr.78]. Đại hội lần thứ XII (2016) nhấn mạnh vấn đề bảo đảm ANMT, như sau:

Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế


gây ra. Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản …phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên … [37, tr.141-142].

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường” [37, tr.32].

Theo nghiên cứu sinh, ĐBANMT được hiểu là sự ổn định trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Hay nói một cách khác ĐBANMT là sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài trong khai thác, sử dụng tài nguyên của thế hệ này không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

Tóm lại, ĐBANMT bao gồm các hoạt động: BVMT; phục hồi môi trường; chống suy thoái chất lượng môi trường và ONMT, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên …

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn với

đảm bảo an ninh môi trường

2.2.1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Cho đến nay, thuật ngữ "gắn kết" vẫn chưa có định nghĩa hoàn chỉnh, bởi mỗi định nghĩa đều tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Song có thể hiểu một cách chung nhất, sự gắn kết là khái niệm để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các hiện tượng, sự vật, ... với nhau để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững nào đó.


Trên cơ sở các quan niệm về PTKTDL, ĐBANMT và thuật ngữ gắn kết nêu trên, theo nghiên cứu sinh có thể hiểu PTKTDL gắn với ĐBANMT là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm gia tăng số lượng, quy mô cung ứng và chất lượng các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của môi trường sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bững du lịch.

Theo đó, PTKTDL gắn với ĐBANMT về thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với môi trường (theo nghĩa rộng), giữa PTKTDL với ĐBANMT nhằm hướng tới đảm bảo tính thống nhất, tính "đồng hướng" giữa PTKTDL và ĐBANMT, đồng thời khắc phục sự mâu thuẫn giữa PTKTDL và ĐBANMT hay sự "không cùng nhịp" giữa PTKTDL với ĐBANMT.

Phát triển KTDL gắn với ĐBANMT cũng có thể hiểu đó là sự không "tách rời" giữa PTKTDL với ĐBANMT hay đó sự tăng trưởng KTDL cùng nhịp với ĐBANMT thiên nhiên và môi trường văn hóa - xã hội trong hoạt động du lịch.

2.2.1.2. Sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch tạo nguồn lực và điều kiện cho đảm bảo an ninh môi trường

Theo Luật BVMT, các nguồn lực cơ bản BVMT, gồm: Tài chính (NSNN, phí BVMT, quỹ BVMT, ....), khoa học công nghệ, nhân lực, ... Khi KTDL phát triển sẽ đóng góp vào NSNN để đầu tư cho công tác BVMT; góp phần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường vào việc xử lý chất thải giảm thiểu ONMT, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học, người dân sinh sống tại khu du lịch, điểm du lịch là nguồn lực chủ yếu thực hiện công tác BVMT. Đây sẽ là những nguồn lực và đồng thời là điều kiện để thực hiện các yêu cầu BVMT.

Khi KTDL phát triển thì việc đầu tư cho công tác BVMT càng lớn. Việt Nam, có triển vọng, tiềm năng PTDL, là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí