Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Của Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2018


* Thị trường khách du lịch: Nếu như trong giai đoạn 2006-2010 các thị trường nổi bật là thị trường Đài Loan chiếm trung bình 14,15% tổng số khách đến Ninh Bình; Thị trường Trung Quốc chiếm trung bình 11,2%; thị trường Mỹ chiếm trung bình 8,3%; thị trường Pháp chiếm 7,7%; thị trường Nhật chiếm 7,5%; thị trường Anh chiếm 3,3%; thị trường Thái Lan chiếm 1,8%, thị trường Hồng Kông chiếm 1,7%; Việt Kiều chiếm trung bình 18,9%; còn lại là thị trường từ nhiều nơi khác đến. Nhưng đến nay đã có sự chuyển hướng đến những thị trường tiềm năng là Nga, Ý, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hà Lan ... [28, tr.68].

* Về kinh doanh dịch vụ du lịch

. Cơ sở lưu trú du lịch: Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở lưu trú tại Ninh Bình tăng đáng kể. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ cũng được nâng lên:

- Về số lượng: Năm 2010, cả tỉnh chỉ có 187 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 3.041 buồng; đến năm 2018 đã tăng lên 583 cơ sở với tổng số 7.021 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2010 - 2018 về số cơ sở là 13,8%/năm; về số buồng là 10,2%/năm.

- Chất lượng: Tính đến hết năm 2018, cơ sở lưu trú du lịch Ninh Bình mới có 52 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao. Trong đó: Khách sạn 1 sao là 25, với 443 phòng; Khách sạn 2 sao là 31, với 759 phòng; Khách sạn 3 sao là 5, với 373 phòng; Khách sạn 4 sao là 3, với 452 phòng. So với tổng số cơ sở lưu trú và số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ: 52/583 chiếm 8,9% và 2.027/7.021, chiếm 28,8% (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018

NămHạng mục

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Số cơ sở

187

224

235

276

286

390

423

463

583

Số phòng

3.041

3.564

3.628

4.102

4.508

5.353

5.748

5.999

7.021

Tổng số khách sạn từ 1-










4 sao

23

33

33

38

42

45

45

56

52

- Khách sạn 1 sao

3

7

8

9

10

13

14

24

25

Số phòng

107

197

197

232

242

274

260

401

443

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.



- Khách sạn 2 sao

20

24

23

26

28

28

27

28

31

Số phòng

- Khách sạn 3 sao

825 898 796 845

1 1 1

910

1

926

1

972 1.033

1 1

759

5

Số phòng

- Khách sạn 4 sao

102 102 102

1 1 2

102

3

81

3

81

3

102

3

373

3

Số phòng

Tổng số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao

107 107 237

416

416

417

452

452

932

1.304

1.202

1.416

1.670

1.697

1.730

1.988

2.027

(Nguồn: [92,93,94])

. Dịch vụ ăn uống: Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 4.715 đơn vị kinh doanh ăn uống, tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình, khu vực Tam Cốc, Tràng An. Trong tổng doanh thu từ hoạt động dịch vụ thì dịch vụ ăn uống luôn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2010 đạt 199,010 triệu đồng, con số này năm 2018 là 1.204.111triệu đồng (xem biểu đồ 3.4). Tuy nhiên, dịch vụ này đa phần mới chỉ kinh doanh và phục vụ ở quy mô gia đình, nhỏ lẻ, độc lập, cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng phục vụ thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn.

Biểu đồ 3 4 Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai 1

Biểu đồ 3.4: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2018

(Nguồn: [92,93, 94]


. Vận tải khách du lịch (đường bộ, đường sắt, đường thủy)

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 doanh nghiệp vận tải theo tuyến cố định; 8 công ty kinh doanh dịch vụ taxi với hơn 500 đầu xe và hàng tram hộ gia đình có xe ôtô từ 4 đến 50 chỗ kinh doanh vận tại, có 3 tuyến xe buýt chạy tuyến cố định, 3.600 đò chèo tay phục vụ khách, 11 tuyền máy sức chở 12-30 khách. Doanh thu năm 2010 đạt 76,911 triệu đồng, con số này năm 2018 là 447.368 triệu đồng (xem biểu đồ 3.4). Tuy nhiên, về chất lượng chưa được đạt yêu cầu, cần phải nâng cấp cả về phương tiện và nhân lực tham gia vận chuyển, vì phương tiện còn thô sơ, có nhiều đò chưa đảm bảo về an toàn và vệ sinh cho du khác, các trang bị đảm bảo an toàn như phao bơi còn mang tính hình thức. Ý thức về an toàn và văn minh du lịch của người chở đò còn hạn chế.

. Cơ sở vui chơi giải trí: Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh chưa có khu vui chơi giải trí đích thực nào có thể phục vụ được nhu cầu giải trí cho khách du lịch, nhất là vào buổi tối. Ở các khách sạn lớn (3-4 sao), những dịch vụ bổ sung thường chỉ bao gồm: massage, phòng tắm xông hơi, nhà hàng ăn uống, sân chơi tennis, bể bơi, phòng hội nghị, hội thảo, phòng karaoke... Gần đây, tỉnh Ninh Bình cũng đã chú trọng quy hoạch một số khu vui chơi giải trí, nhưng các dự án này tập trung chủ yếu ở thành phố Ninh Bình, ở nơi khác chưa có các cơ sở vui chơi giải trí. Sự hạn chế về các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao, một mặt đã không kích thích được khả năng chi tiêu của khách, mặt khác đã hạn chế thời gian lưu trú của họ, hạn chế khả năng thu hút khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những nguyên nhân khách du lịch lưu trú ở Ninh Bình ngắn ngày, ảnh hưởng đến mức chi tiêu...

Trong giai đoạn 2010-2019, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, Sở Du lịch Ninh Bình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, .... cùng cách thức tổ chức quản lý tốt và có các bộ phận chuyên trách quản lý khai thác tài nguyên PTDL, nên công tác quản lý khai thác các loại hình du lịch được thực hiện hiệu quả và kết hợp hài hòa công tác bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch. Cụ thể như sau:


* Góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Theo đánh giá chưa đầy đủ, sự đa dạng sinh học tại Ninh Bình ngày càng được mở rộng, thể hiện ở sự phong phú về thành phần loài, về nguồn gen, đặc biệt trong đó có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm:

- Tại khu du lịch sinh thái Tràng An: Về thực vật, đã thống kê được tổng cộng 134 họ với 384 chi và 577 loài khác nhau, trong đó có hơn 310 loại thực vật bậc cao quý hiếm, như: tuế đá vôi, sưa, lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ; Về động vật, cũng vô cùng đa dạng, với trên 200 loài như: khỉ, sơn dương, cây đổi màu, tê tê, rái cá, mèo rừng, các loài chim, đặc biệt là rắn có mào trên đầu và phượng hoàng đất, ... trong đó, có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như rùa cổ sọc,... Nhờ việc bảo tồn tốt đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nên lượng khách du lịch đến với Tràng An ngày một tăng [123, tr.16].

- Tại Vườn quốc gia Cúc Phương đã: Bảo vệ, lưu trữ hệ thực, động vật đa dạng và phong phú: Hệ thực vật với 2.234 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài cây được ghi trong sách đỏ Việt Nam, ngành quyết thực vật có 31 họ… Hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam; Hệ động vật với 122 loài bò sát, 2.000 loài côn trùng, 135 loài thú, 46 loài lưỡng cư, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh, đó Cúc Phương còn là nơi sinh sống của hơn 40 loài dơi, khoảng 111 loài ốc, trong đó có 27 loài đặc hữu, 280 loài bướm. Nơi đây còn là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng cần bảo tồn, trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu (voọc quần đùi trắng, Cày vằn), loài Báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia.

. Khu Bảo tàng Vườn Quốc gia Cúc Phương đang lưu giữ hơn 50 mẫu khảo cổ học trong đó có mẫu dương bản Bò sát răng phiến có niên đại 230 - 250 triệu năm trước; 122 mẫu ngâm; 82 mẫu động vật; 2.900 mẫu côn trùng các loại; hơn 12.000 mẫu tiêu bản thực vật.

. Vườn Quốc gia Cúc Phương còn là một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng


trong khu vực và trên cả nước. Đồng thời Cúc Phương còn là trung tâm bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm, có nguy có tuyệt chủng cao và là nơi tham quan của khách du lịch; giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên; nghiên cứu của các nhà khoa học [123, tr.19-21].

* Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch

Đối với các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ, kiến trúc: Tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh Ninh Bình có trên 1.821 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 370 di tích đã xếp hạng có 188 di tích/370 di tích được trùng tu, tôn tạo được đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc trùng tu, tôn tạo các di tích còn hạn chế, khi số lượng mới chỉ đạt gần 50% số di tích hiện có tại địa phương [98].

Đối với các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian: Những giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian được lưu giữ và bảo tồn với số lượng lớn và đa dạng về loại hình. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có nhiều nhà thờ cổ, trong đó có Nhà thờ đá Phát Diệm với tuổi đời hơn 100 năm và 1.499 địa điểm tín ngưỡng dân gian (trong đó có 301 chùa, 229 đình, 381 đền, 98 miếu, 51 phủ, 236 nhà thờ họ, 149 nhà thờ đạo và 54 loại hình di tích khác) nằm rải rác tại tám huyện, thị xã, thành phố ở địa phương. Hàng năm có tới 260 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng đậm chất dân gian được tổ chức trên địa bàn tỉnh, tiêu biểu như: Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, Lễ hội Tràng An, Lễ hội chùa Bái Đính, ... [142], [77].

3.2.2. Thực trạng gắn kết chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái

Từ năm 1995 đến nay, Ninh Bình đã xây dựng và điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL của tỉnh 3lần:

Lần thứ nhất Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2010”. Quy hoạch này được dựa trên những đánh giá về đặc tính và sự phân bố của tài nguyên du lịch, cùng với cầu về du lịch Ninh Bình, của thị trường, cũng như định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và chiến lược PTDL Việt Nam.

Lần thứ hai, sau 12 năm (năm 2007) tỉnh tiếp tục điều chỉnh và bổ sung

quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định


hướng đến năm 2015. Việc điều chỉnh quy hoạch lần thứ hai, với quan điểm phát triển theo hướng: Tăng tốc đột phá trong PTDL địa phương; Bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ giữ gìn môi trường du lịch và bản sắc văn hóa của tỉnh; PTDL trên cơ sở đảm bảo phù hợp liên ngành, liên vùng của tất cả các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên trong và bên ngoài.

Trên cơ sở quan điểm phát triển, tỉnh đã đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP chiếm tỷ trọng 28% GDP của tỉnh (423 triệu USD/1.506 triệu USD); Đón được 3 triệu lượt khách, trong đó có 0,3-0,5 triệu lượt khách quốc tế. Ngày lưu trú bình quân 3,8-4 ngày; Phát triển 6 loại hình du lịch, gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, DLST, du lịch thăm quan, du lịch thể thao, du lịch vui chơi giải trí, du lịch hội nghị-hội thảo. Việc lựa chọn loại hình du lịch được quy hoạch đề xuất 10 nhóm biện pháp, trong đó có điều tra đánh giá chính xác hiện trạng về tài nguyên, phân loại hệ thống dịch vụ, khách sạn để phát hiện tiềm năng chưa khai thác, các yếu kém của hệ thống để có kế hoạch khắc phục; Quy hoạch các làng văn hóa các dân tộc; Phân loại, hệ thống hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống; Khuyến khích quy hoạch các làng nghề truyền thống.

- Về định hướng các loại hình kinh doanh du lịch: Xây dựng hệ thống loại hình chuyên môn hóa theo quy trình khai thác và kinh doanh hiện đại với các sản phẩm của khu: Văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; Tham quan, nghiên cứu lịch sử; Thăm quan danh lam thắng cảnh, khám phá hang động. Hướng khai thác: Du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; Du lịch nghiên cứu; Du lịch thăm quan danh thắng.

- Về định hướng phát triển không gian du lịch: Được dựa trên cơ sở của sự phân bổ nguồn tài nguyên du lịch; kết cấu hạ tầng; nhu cầu của khách du lịch, phù hợp với không gian KT-XH trên địa bàn của tỉnh và mối quan hệ với lãnh thổ lân cận, cũng như trên những vùng lãnh thổ rộng lớn hơn.

. Về không gian du lịch: Ninh Bình được chia thành 7 không gian: Tràng An- Tam Cốc - Bích Động- Cố Đô Hoa Lư; Trung tâm thành phố Ninh Bình; Suối nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư; Thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam


Điệp Biện Sơn; Hồ Yên Thắng - Hồ Đồng Thái-Động Mã Tiên; Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn; Cúc Phương- Kỳ Phú- Hồ Đồng Chương.

Trong quy hoạch PTDL cũng tổ chức một số tuyến du lịch chuyên đề, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh kể cả nước ngoài. Cụ thể:

9 tuyến du lịch nội tỉnh: Trong đó, có 7 tuyến du lịch thành phố Ninh Bình với: Tràng An - Cố Đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính; Cố Đô Hoa Lư - Chùa Bái Đính; Tam Cốc - Bích Động - Hải Nham; Định Lộng - Văn Long - Động Hoa Lư - Kênh Gà; Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương; Thị xã Tam Điệp - phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn; hồ Yên Thắng - hồ Yên Đồng - động Mã Tiên; 01 tuyến Tam Cốc - Bích Động - nhà thờ Phát Diệm - Vùng ven biển Kim Sơn - các làng nghề; 01 tuyến Núi chùa Non Nước - núi chùa Bái Đính - Kênh Gà - Vân Trình.

10 tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế: Ninh Bình - Hà Nội; Ninh Bình- Hải Phòng - Quảng Ninh - Trung Quốc; Ninh Bình - Lào Cai - Trung Quốc; Ninh Bình - Điện Biên - Trung Quốc; Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; Ninh Bình - Tuyên Quang - Hà Giang; Ninh Bình - Hà Tây - Hòa Bình; Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An; Ninh Bình - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng.

- Định hướng đầu tư PTDL:

. Phát triển các cơ sở lưu trú chú trọng về chất lượng;

. Phát triển các công trình dịch vụ du lịch, hội chợ, triển lãm, nhà hàng ăn uống, dịch vụ mang tầm cỡ quốc tế;

. Tôn tạo các di tích văn hóa-lịch sử, phát triển lễ hội truyền thống;

. Xây dựng trung tâm tư vấn đầu tư PTDL;

. Xây dựng hệ thống an ninh, an toàn du lịch.

Trên cở sở định hướng PTDL dài hạn, tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết từng cụm, từng dự án đầu tư phát triển. Cụ thể như sau:

* Không gian Tràng An-Tam Cốc - Bích Động- Cố Đô Hoa Lư

- Về quy hoạch phát triển du lịch: Về quy hoạch tổng thể tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử-văn hóa Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình theo quyết định số 82/2003/QĐ-TTg, ngày 29/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở quyết định này, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết gồm:


. Điều chỉnh quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vùng bảo vệ đặc biệt Cố Đô Hoa Lư, với diện tích 339,65ha theo quyết định 577/QĐ- UBND, ngày 8/6/2009.

. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tuyến du lịch Cầu Vòm- Bến xe Đồng Gừng, với diện tích 119,76 ha theo quyết định 1460/QĐ-UBND tỉnh ngày 7/12/2009.

. Quy hoạch chi tiết khu du lịch Tam Cốc-Bích Động,với diện tích 350,3ha theo quyết định 2795/QĐ/UBND ngày 14/12/2006.

. Quy hoạch tổng thể khu DLST Tràng An với diện tích 3.682ha.

- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Hiện nay, đã có 48 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn 4.659,557 tỷ đồng. Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng mức vốn 9.390,875 tỷ đồng.

* Trung tâm thành phố Ninh Bình

- Quy hoạch chi tiết: Hiện nay chưa có, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đầu tư UBND tỉnh đã xây dựng quy hoạch chi tiết cho khu dịch vụ khách sạn trung tâm với diện tích 21,7ha theo quyết định 1857/QĐ-UBND, ngày 27/10/2008, trích dẫn trong BTGTUNB,2013.

- Quy hoạch sử dụng đất: Các khu dịch vụ du lịch ở hai huyện Hoa Lư và Gia Viễn. Khu đất dịch vụ du lịch Ninh Khang 1 có diện tích 41,48ha trong khi khu Ninh Khang 2 có diện tích 15,3ha theo Quyết định 1432/QĐ-UBND ngày 25/11/2009.

- Quy hoạch khu công viên văn hóa Tràng An với diện tích 288,05ha theo Quyết định 444/QĐ-UBND, ngày 6/5/2009.

- Về đầu tư xây dựng cở hạ tầng: Hiện đã có 134 tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh du lịch với tổng số vốn là 4.696,837 tỷ đồng.

* Suối nước nóng Kênh Gà- Động Vân Trình- Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long- Chùa Địch Lộng- Động Hoa Lư

- Về quy hoạch PTDL:

Không gian du lịch này là điểm du lịch quốc gia đã có trong quy hoạch du lịch đồng bằng sông Hồng. Do đó, quy hoạch khu DLST Vân Long đã được tỉnh

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí