Điều này được thể hiện trong Luật Du lịch năm 2017 như sau: Kinh doanh du lịch, bao gồm: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch; Dịch vụ du lịch khác [87, tr.78-80].
Kinh tế du lịch bao gồm 2 loại:
. Du lịch trong nước, là loại hình tổ chức và khai thác các địa điểm tham quan, du lịch dành cho khách du lịch trong nước hoặc những khách du lịch tới tham quan tại quốc gia đó.
. Du lịch quốc tế, là loại hình du lịch mà khách của quốc gia nội tại có nhu cầu và thực hiện tham quan du lịch tại các quốc gia khác.
- Loại hình kinh doanh du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, Kinh doanh du lịch bao gồm: Dịch vụ lữ hành; Vận tải khách du lịch; Lưu trú du lịch; Dịch vụ du lịch khác [87, tr.78-80].
- Đặc điểm của kinh tế du lịch:
+ Tính tổng hợp, đa ngành, liên vùng
. Tính tổng hợp: KTDL là ngành có tính tổng hợp cao, bởi vì trong quá trình du lịch, khách du lịch có nhu cầu về tham quan, giải trí, mua sắm ăn ở, đi lại ... Để đáp ứng các nhu cầu đó, nhà cung ứng du lịch cần cung cấp cho du khách các tuyến du lịch, phương tiện giao thông, nhà nghỉ cho du khách, ... Vì vậy, sản phẩm của KTDL là sản phẩm tổng hợp của nhiều bộ phận và được biểu hiện dưới nhiều loại dịch vụ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Nghiên Cứu Thực Tiễn Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Những “Khoảng Trống” Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Kinh Nghiệm Quốc Tế, Trong Nước Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
. Tính liên ngành: Du lịch là hiện tượng KT-XH phức tạp. Do vậy, ngành du lịch sẽ không phát triển được khi thiếu sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành khác như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, văn hóa, ... Bởi vì, khách du lịch trong một chuyến đi của mình không chỉ sử dụng các dịch vụ và hàng hóa của các cơ sở du lịch, mà họ còn phải sử dụng một số dịch vụ và hàng hóa của các cơ sở thuộc các ngành khác như: hải quan, tài chính, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, v.v... Với lý do đó, hoạt động du lịch mang tính liên ngành cao.
. Tính liên vùng: Được biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, trong một quốc gia hay giữa các
quốc gia với nhau. Mỗi một điểm du lịch đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng, song nó không thể tách khỏi xu thế thời đại và sự phát triển chung của khu vực và quốc gia. Vì vậy, bất cứ một khu vực, một quốc gia nào muốn PTKTDL cần phải đưa mình vào quỹ đạo chung của quốc tế và khu vực. KTDL ở một vùng, một quốc gia khó có thể phát triển được nếu không có sự liên kết các tuyến, điểm du lịch trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.
Thực tế hiện nay cho thấy, việc khai thác các sản phẩm du lịch của các địa phương, các doanh nghiệp du lịch theo kiểu “mạnh ai nấy làm” dẫn đến hệ quả là các sản phẩm du lịch “trùng nhau” như sản phẩm du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng hoặc có những sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng thì lại “bưng bít”, “thiếu thông tin” đến với du khách đang ở vùng khác. Điều đó dẫn đến hiện tượng các du khách khi đến du lịch ở tỉnh này nhưng cũng không biết vùng khác đang diễn ra hoạt động văn hóa du lịch gì? Điều này làm thất thu một nguồn thu nhập lớn cho người làm du lịch, đồng thời không làm thõa mãn được nhu cầu lưu trú dài ngày của du khách.
+ Tính xã hội hóa cao: Do đặc điểm của ngành du lịch mang tính tổng hợp, liên ngành, liên vùng cao, nên việc huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch liên quan đến nhiều ngành, địa phương, vùng ... Vì vậy, KTDL mang tính xã hội hóa cao.
+ Tính xanh và sạch: PTKTDL và BVMT có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, phát triển du lịch tạo tiền đề cho BVMT, nhưng cũng là nguyên nhân gây ONMT. Mặt khác, môi trường được bảo vệ tạo điều kiện cho du lịch phát triển. BVMT trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm hạn chế rác thải do hoạt động du lịch tạo ra, là gìn giữ môi trường sinh thái sạch và trong lành; duy trì cân bằng sinh thái trên cơ sở phát triển các loại hình du lịch xanh, thân thiện với môi trường vì sự phát triển bền vững. Với ý nghĩa đó PTKTDL có tính xanh và sạch.
+ Tính ích lợi và hiệu quả: Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế, mục tiêu hướng tới của hoạt động kinh doanh du lịch là lợi nhuận, để đạt được mục tiêu đó, hoạt động kinh doanh du lịch phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch. Mặt khác, do đặc thù của ngành du lịch là hoạt động kinh doanh mang tính dịch vụ cao, phải thỏa mãn
được nhu cầu của du khách đến với khu, điểm du lịch khi tiêu dùng các sản phẩm du lịch và các dịch vụ, như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, .... nơi nào đáp ứng tốt được nhu cầu trên của du khách sẽ là nơi thu hút du khách đến thăm quan, du lịch. Với ý nghĩa đó hoạt động du lịch có tính ích lợi và hiệu quả.
* Phát triển kinh tế du lịch
- Khái niệm
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế; nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn thiện về cơ cấu, thể chế kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư. Phát triển kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu, quy mô, chất lượng của nền kinh tế gắn với việc đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng hệ sinh thái.
Có nhiều quan niệm khác nhau về PTKTDL, song tựu trung lại có thể hiểu PTKTDL là sự gia tăng về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.
Từ đó cho thấy, nội hàm chủ yếu của PTKTDL, sẽ bao gồm:
. Sự gia tăng về số lượng khách du lịch
. Gia tăng về cung ứng sản phẩm du lịch, và là sự tăng trưởng doanh thu du lịch.
. Là sự phát triển đa dạng các loại hình, các hình thức du lịch gắn với đa dạng các thị trường du lịch.
. Là sự nâng chất lượng hoạt động du lịch đảm bảo sự PTBV ngành du lịch. Theo đó, PTKTDL tập trung vào các nội dung chính yếu dưới đây:
Thứ nhất, phát triển các sản phẩm, hàng hóa du lịch và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên
Sản phẩm du lịch: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch [87, tr.7].
Theo cách hiểu khác, sản phẩm du lịch là “các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất-kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” [40, tr.131].
Tài nguyên du lịch: Theo Điều 3, điểm 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam, năm 2017, “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm dáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa” [87, tr.6].
Thứ hai, phát triển thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một phận của thị trường hàng hóa, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời gian, điều kiện, phạm vi thực hiện các dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và du lịch.
Có thể phân loại thị trường du lịch như sau:
+ Căn cứ vào tình hình thực tế và tiềm năng
. Thị trường du lịch thực tế là thị trường du lịch mà ở đó dịch vụ và hàng hóa thực hiện được.
. Thị trường dịch vụ tiềm năng là thị trường mà ở đó chưa đủ điều kiện để
thực hiện được dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Căn cứ vào quan hệ cung-cầu
. Thị trường du lịch có cầu lớn hơn cung là thị trường mà ở đó người bán không thể thỏa mãn được nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa du lịch.
. Thị trường có cung lớn hơn cầu là thị trường mà ở đó mọi nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa du lịch được thỏa mãn một cách đầy đủ, kể cả trong nước và quốc tế.
+ Phân loại căn cứ vào một số tiêu thức theo thông dụng:
. Theo tiêu thức địa lý chính trị, có: Thị trường du lịch quốc tế là thị trường ở đó cung thuộc một quốc gia, còn cầu thuộc một quốc gia khác. Trên thị trường này, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nước khác đáp ứng nhu cầu du lịch của công dân nước ngoài. Quan hệ tiền - hàng được hình thành và thực hiện vượt qua biên giới quốc gia; Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà ở đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giới lãnh thổ của một quốc gia.
. Theo tiêu thức địa lý, chính trị theo cách nhìn toàn cục: Thị trường du lịch quốc gia là phần thị trường mà mỗi nước chiếm lĩnh được; Thị trường du lịch khu vực: Thị trường du lịch quốc tế của một số nước ở vùng địa lý nào đó, như thị trường du lịch Đông Âu, Tây Âu, ...; Thị trường du lịch thế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia.
Thứ ba, phát triển các loại hình kinh doanh du lịch
Kinh doanh du lịch là một quan hệ kinh tế tổng hợp, bao gồm các hệ thống quan hệ ngành, nghề chủ yếu là kinh doanh: dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác [87].
+ Kinh doanh lữ hành
Theo nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành được hiểu là doanh nghiệp đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình tạo ra và chuyển giao sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích hưởng hoa hồng hoặc lợi nhuận. Kinh doanh lữ hành có thể là kinh doanh một hoặc nhiều hơn một, hoặc tất cả các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn hầu hết các nhu cầu thiết yếu, đặc trưng và các nhu cầu khác của khách du lịch. Ví dụ, sắp xếp để tiêu thụ hoặc bán các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, chương trình du lịch hoặc bất kỳ dịch vụ du lịch khác; tổ chức hoặc thực hiện các chương trình du lịch vào và ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia cho thuê dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch; trực tiếp cung cấp hoặc chuyên gia môi giới hỗ trợ các dịch vụ khác có liên quan đến các dịch vụ kể trên trong quá trình tiêu dùng của du khách.
Theo nghĩa hẹp, kinh doanh lữ hành bao gồm kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế. Kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa và phải có đủ ba điều kiện. Kinh doanh lữ hành quốc tế là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế và phải có đủ năm điều kiện. Như vậy, theo định nghĩa này, kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp
và được xác định một cách rõ ràng sản phẩm của kinh doanh lữ hành là chương trình du lịch [68, tr.47].
+ Kinh doanh vận tải khách du lịch
Là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch. Có nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này, như: ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay… Trên thực tế ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên thế giới) có thể đảm nhiệm toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong các trường hợp, khách du lịch sử dụng dịch vụ vận tải của các phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh doanh dịch vụ vận tải.
+ Kinh doanh lưu trú du lịch
Theo Điều 48, Luật Du lịch năm 2017, cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác [87, tr.45]. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch mới được xếp hạng, với các hạng: 01 sao, 02 sao, 03 sao, 04 sao, 05 sao.
+ Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm: đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch.
Theo Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 thì:
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường” và “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [86, tr.9-10].
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch là điều kiện quan trọng không thể thiếu để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách và đem lại hiệu quả KT-XH cho quốc gia hoặc vùng có tài nguyên du lịch.
+ Kinh doanh dịch vụ du lịch
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh du lịch nêu trên, trong các bộ phận cấu thành kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ khác như: dịch vụ ăn uống; dịch vụ mua sắm; dịch vụ thể thao; dịch vụ vui chơi, giải trí; dịch vụ chăm sóc sức khỏe; dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. Việc kinh doanh các loại hình dịch vụ nói trên góp phần vào chuỗi các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm cung ứng cho du khách, đem lại lợi ích thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân doanh nghiệp du lịch.
Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - công nghệ và sự gia tăng mạnh của các doanh nghiệp du lịch dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ này càng có xu hướng phát triển mạnh.
Thứ tư, phát triển dịch vụ thương mại nhằm kích thích khách du lịch tăng chi tiêu cho chuyến du lịch
Khách du lịch ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí thì nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng thiết yếu hàng ngày và hàng lưu niệm ... đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu. Vì vây, các cơ sở kinh doanh thương mại như: siêu thị, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, thuốc đông y, ... đã trở thành điểm tham quan du lịch, điểm tiêu tiền của khách du lịch, đáp ứng nhu cầu vê mua sắm của khách du lịch.
Kinh doanh thương mại không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho khách du lịch, mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng; thực hiện xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, thu ngoại tệ với hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là khôi phục được các ngành, nghề truyền thống.
* Vai trò của phát triển kinh tế du lịch
- Đóng góp vào GDP và tăng GDP, đóng góp vào thu ngân sách nhà nước (NSNN): Du lịch là một ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, vì vậy
mọi hoạt động kinh doanh của ngành du lịch phải tuân theo luật định của nhà nước, trong đó có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng góp vào GDP và nộp thuế kinh doanh vào NSNN. Cùng với sự tăng trưởng của ngành du lịch, thì việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của ngành đối với nhà nước cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc làm tăng GDP và gia tăng nguồn thu cho NSNN. Theo số liệu thống kê, trong năm 2016, đóng góp của du lịch vào GDP Việt Nam bao gồm cả đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đầu tư là khoảng 13,9% GDP. Trong đó, đóng góp trực tiếp là 6,6% GDP, đóng góp vào tạo việc làm là 11,2%, với số việc làm trực tiếp chiếm 5,2%/tổng số việc làm; đầu tư vào lĩnh vực du lịch năm 2015, chiếm 10,4% tổng đầu tư cả nước [46]. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%;
năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2% [127].
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp bởi các sản phẩm du lịch được tạo ra không chỉ đơn thuần là của ngành du lịch mà còn là sự phối kết hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Thông qua PTDL mà số lượng và chất lượng sản phẩm các ngành như: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, hàng không, tài chính, ngân hàng... không ngừng phát triển và tăng lên. Đồng thời du lịch phát triển mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá ngày càng rộng lớn cho nền sản xuất xã hội. Mặt khác, du lịch phát triển tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết các hợp đồng về sản xuất kinh doanh tận dụng được cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành kinh tế khác. Ngoài ra, PTDL tạo điều kiện để mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như: Mạng lưới giao thông công cộng, khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các trung tâm giải trí, thể thao, thông tin liên lạc... ngày càng phát triển.
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch các sản phẩm hàng hoá cần được nâng cao về chất lượng, đa dạng mẫu mã, phong phú về chủng loại, hình thức. Do vậy, du lịch còn góp phần định hướng cho chiến lược phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo điều kiện thuận lợi để các ngành kinh tế tham gia vào quá trình hợp tác sâu rộng, hội nhập kinh tế quốc tế.