sự đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển chung ngày càng to lớn. Vì vậy, Đảng luôn đặt du lịch ở vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu, coi đó là cơ sở và lực lượng để PTKT, xã hội bền vững. Vì thế, PTKTDL là một quá trình tất yếu nhằm tạo nguồn lực để góp phần PTBV kinh tế nói chung và BVMT nói riêng.
Đồng thời, khi KTDL phát triển các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch như: nhà nước, doanh nghiệp, người dân cũng sẽ tăng cường đầu tư cho công tác BVMT. Và một khi hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với BVMT và đạt được hiệu quả cao thì nhận thức về công tác BVMT của các chủ thể cũng sẽ ngày càng được nâng lên.
Thứ hai, do yêu cầu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch
Để hấp dẫn khách du lịch đến với các điểm, khu du lịch ngày càng gia tăng, các cảnh quan thiên nhiên có khả năng đưa vào PTDL sẽ được ngành du lịch đầu tư tu bổ ngày càng tốt hơn và các diện tích tự nhiên cho phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia được đảm bảo. Mặt khác, sản phẩm du lịch phần nhiều gắn với tự nhiên, cảnh quan môi trường … cho nên không có cách nào khác du lịch phải trở thành một “giải pháp hữu hiệu” nhằm BVMT tự nhiên. Hơn nữa, một trong các nguyên tắc cơ bản nhất trong PTDL hiện nay là giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, môi trường là nhân tố cần được coi trọng trước tiên, bởi vì, nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả PTDL.
Thứ ba, do sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường
* Tác động của phát triển kinh tế du lịch đến đảm bảo an ninh môi trường
PTKTDL sẽ ảnh hưởng đến ĐBANMT ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
- Tác động tích cực
. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
Có thể bạn quan tâm!
- Những “Khoảng Trống” Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu
- Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 6
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Kinh Nghiệm Quốc Tế, Trong Nước Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Ninh Bình
- Khái Quát Chung Về Điểu Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế- Xã Hội Của Tỉnh Ninh Bình
- Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Ở Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
. Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, việc quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc cho PTDL sẽ huy động cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
- Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực, PTKTDL cũng tác động tiêu cực đến ĐBANMT. Bởi nếu KTDL phát triển chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt mà không coi trọng công tác BVMT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường; phá vỡ cảnh quan môi trường và di tích lịch sử và chất lượng cuộc sống, .... biểu hiện cụ thể như sau:
. Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường
Khi lượng khách du lịch gia tăng, cũng đồng nghĩa với nó nhu cầu tiêu thụ nước, dịch vụ ăn uống và rác của du khách thải ra môi trường cũng sẽ tăng theo. Nếu như lượng nước và rác thải ra từ các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh du lịch, khu, điểm du lịch, ... không được xử lý mà xả thải trực tiếp vào môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sinh thái. Trong dịch vụ ăn uống, việc thiếu kiểm soát trong lĩnh vực này cũng có thể đe dọa đến các loại động, thực vật quý hiếm... tác động này thường nhận thấy rõ tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Nó không những làm suy giảm hệ động, thực vật quý hiếm tại địa phương cũng như của quốc gia, và của nhân loại.
Ngoài ra, các hoạt động du lịch sẽ làm gia tăng nguồn khí thải thông qua việc sử dụng các phương tiện vận chuyển, hệ thống điều hòa không khí…, do vậy có nguy cơ làm ONMT không khí, … ở khu vực có các hoạt động du lịch.
Trong hoạt động du lịch danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, … đóng góp vai trò hết sức to lớn, quyết định đến doanh thu của ngành du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, lượng khách tham quan ngày một gia tăng nếu
như không được bảo vệ, trùng tu, duy tu, sửa chữa, … cùng với thời gian dẫn đến sự xuống cấp của những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử tại các khu, điểm du lịch.
. Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử
Trong quá trình PTDL, nếu thiếu sự kiểm tra, giám sát hoặc không kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền đối với việc xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và tu sửa các di tích lịch sẽ dẫn đến sự xuất hiện của nhiều cơ sở xây dựng trái phép tại các khu, điểm du lịch, từ phá vỡ quy hoạch làm mất đi những giá trị của cảnh quan thiên nhiên và giá trị nguyên bản của các di tích lịch sử vốn có.
. Gián tiếp gây ra những biến đổi môi trường
Hoạt động kinh doanh du lịch hướng tới là lợi ích KT-XH. Nếu trong quá trình phát triển chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, mà quên đi lợi ích của xã hội, trong đó có lợi ích về môi trường mà khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách không hiệu quả dẫn đến ONMT, suy thoái môi trường, … đây là một trong những nguyên gây ra những biến đổi môi trường nghiêm trọng, như: Bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở, biến động khí hậu.
* Tác động của đảm bảo an ninh môi trường đến phát triển kinh tế du lịch
- Tác động tích cực
Một, giảm thiểu mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường
Mâu thuẫn giữa PTKTDL và ĐBANMT chỉ xẩy ra khi hai hoạt động này mang tính độc lập, không có mối quan hệ, tác động qua lại nhau. Khi PTKTDL chỉ vì lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến BVMT, dẫn đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên không hiệu quả, gây ONMT, suy thoái hệ sinh thái,... ngược nếu PTKTDL quan tâm đến BVMT sẽ đảm bảo hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lâu dài của thế hệ này không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau, hướng tới PTDL bền vững, hạn chế mâu thuẫn giữa PTKTDL và ĐBANMT.
Hai, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
Môi trường sinh thái là một trong những yếu tố quan trọng cho sự PTKTDL, vì hoạt động du lịch luôn gắn liền yếu tố tự nhiên và môi trường. Mặt khác, thực
tế hiện nay cho thấy, thị hiếu tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm du lịch đã có sự thay đổi. Nếu như trước đây khi đi thăm quan, du lịch du khách thường quan tâm nhiều đến giá trị văn hóa, tinh thần mà điểm đến đem lại cho họ, nhưng ngày nay bên cạnh những nhu cầu đó, yếu tố môi trường cũng được du khách đặc biệt quan tâm. Những sản phẩm du lịch đáp ứng được xu hướng tiêu dùng mới của du khách, như: Du lịch cộng đồng, DLST ... Vì vậy, nơi nào đáp ứng được nhu cầu đó sẽ là điểm đến của du khách, nơi đó sẽ thu hút được nhiều du khách, hoạt động du lịch ở đó phát triển.
- Tác động tiêu cực
Thứ nhất, kìm hãm quá trình phát triển kinh tế du lịch và phát triển bền vững
Do mối quan hệ giữa PTKTDL và ĐBANMT là quan hệ tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau, có thể thúc đẩy và kìm hãm nhau trong quá trình phát triển. Nếu như chất lượng môi trường không được đảm bảo, như: ô nhiễm nước, rác thải, cơ sở hạ tầng xuống cấp, môi trường cảnh quan phá vỡ, .... bắt buộc chúng ta phải đầu tư xử lý, nâng cấp môi trường. Bên cạnh đó cũng làm cho lượng khách du lịch suy giảm, dẫn đến doanh thu của hoạt động du lịch giảm.
Thứ hai, ô nhiễm môi trường gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch
Ngày nay, nhân loại đang đứng trước những thách thức to lớn do BĐKH gây ra làm cho trái đất nóng lên, mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan, đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do trong quá trình PTKT đã thải ra nhiều khí độc hại làm thay đổi đáng kể thành phần khí quyển. Sự thay đổi chủ yếu của bầu khí quyền trái đất là thay đổi cân bằng nhiệt lượng, sự tăng nhiệt độ khí quyển và BĐKH ngày càng rõ. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,50C từ cuối thế kỷ XIX, dự báo vào cuối thế kỷ XXI, nhiều độ trái đất sẽ tăng thêm từ 0,50C đến 10C. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do các chất khí thải gây hiệu ứng nhà kính, như điôxít cácbon (C02) từ nhiên liệu rắnvà đốt phá rừng, khí mêtan (CH4) từ các bãi chất thải và Clorofluorocarcbon (CFC) và các khí khác như N0x (......). Thực tế đã minh chứng cho thách thức to lớn do BĐKH gây ra mà loài người phải gánh chịu, như
những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico; hạn hán dẫn đến cháy rừng, sa mạc hóa ở các nước Nam Âu, hay những trận bão lớn xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ....
Ngoài ra, trong những năm gần đây, tầng ôzôn trong khí quyển để bảo vệ an toàn của trái đất khỏi tia cực tím và nhiệt độ của trái đất đã giảm đi 40-50%, lỗ hổng tầng ô zôn ngày càng lớn và hậu quả của nó làm gia tăng bệnh ung thư da của con người. Không khí ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt. Dự báo của Tổ chức y tế thế giới, sẽ có khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới gặp khó khăn về nước sạch và 600 triệu người bị suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực do ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu trong những năm tới.
Qua đó, cho thấy BĐKH do ảnh hưởng của ONMT có tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, đời sống, sức khỏe của con người và PTKTDL nói riêng. Bởi hoạt động KTDL liên quan trực tiếp đến môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người.
2.2.2. Nội dung phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường
2.2.2.1. Phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch
Trong hoạt động du lịch, cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách là tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa. Trong đó tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn khí hậu, hệ sinh thái và các yếu tự nhiên khác; Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, khảo cổ, kiến trúc, giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác, công trình lao động sáng tạo của con người. Hai nguồn tài nguyên du lịch trên là hai yếu tố không thay thế song lại dễ bị tổn thương, suy thoái, mai một và mất đi giá trị. Các yếu tố này vừa là tài nguyên, vừa là môi trường để PTDL. Quá trình PTKTDL gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, nhờ đó, PTDL của quốc gia hay địa phương hiệu quả và bền vững.
2.2.2.2. Quy hoạch phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái
Thực tế cho thấy, bất cứ quy hoạch phát triển ngành hay một lĩnh vực nào đó đều có sự gắn kết với quy hoạch tổng thể KT-XH với các yêu cầu về quản lý, BVMT tự nhiên, sinh thái, môi trường sống và các giá trị bảo tồn văn hóa lịch sử ... và hiệu quả KT-XH. Việc gắn kết quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT có vai trò quan trọng trong việc định hướng các giải pháp khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học, các tài nguyên du lịch ... phù hợp với các phương án PTDL hiệu quả, chất lượng và bền vững. Bởi vì, mục đích của quy hoạch BVMT là tạo sự thống nhất quy hoạch theo không gian của công việc liên quan đến BVMT; định hướng công tác BVMT, có điều tiết, giải quyết các xung đột giữa BVMT và phát triển KT-XH nói chung, phát triển ngành trong một vùng trong đó có PTDL nói riêng.
Có thể minh họa vấn đề này thông qua vấn đề đảm bảo tính hợp lý, cân đối giữa phát triển số lượng khách du lịch với việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường ... tại điểm đến du lịch hay sức chứa điểm đến du lịch.
Sức chứa điểm đến du lịch: Được hiểu là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhất nhu cầu tối đa của một lượng khách tham quan nhất định, trong giới hạn nguồn tài nguyên và dịch vụ cho phép tại nơi khách đến. Nó được quyết định bởi: lượng nguồn tài nguyên sẵn có, số lượng khách tham quan và lượng tài nguyên và dịch vụ mà mỗi cá nhân đó sử dụng.
Thực tế cho thấy, bất cứ một điểm đến du lịch là một quốc gia hay một địa phương/thành phố, hoặc một điểm du lịch cụ thể, đều nằm trong một giới hạn nhất định về không gian địa lý, hành chính. Trong không gian điểm đến có chứa đựng nguồn tài nguyên nhất định cả tự nhiên và nhân tạo, nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ liên quan tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến du lịch và bổ trợ cho hoạt động du lịch. Khi lượng khách tham quan vượt quá sức chứa của nó, một lượng lớn về hàng hóa, dịch vụ sẽ được tiêu thụ, trong khi lượng tài nguyên và nguồn nhân lực có hạn, sẽ dẫn tới quá tải về mọi mặt và không thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.
Và một trong những quy định của sức chứa điểm đến du lịch là sức chứa tối đa số lượng khách cho phép trong một thời gian, không gian nhất định được bao nhiêu thì sẽ không ảnh hưởng đến cảnh quan, cơ sở hạ tầng du lịch không bị quá tải. Nếu vượt quá sức chứa tối đa sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột giữa phát triển và môi trường. Vì vậy, khi xây dựng các quy hoạch PTDL đều phải tính đến sức chứa tối đa trong các đề án, dự án quy hoạch PTDL, như: hệ thống xử lý rác thải, hệ thống xử lý nước, cung cấp nước sạch, loại hình kinh doanh du lịch, số lượng phòng nghỉ tối đa cho du khách ...
2.2.2.3. Phát triển các loại hình du lịch bền vững
Ngày nay, bên cạnh sự phát triển nhanh và mạnh về số lượng và chất lượng, hoạt động kinh doanh du lịch cũng bộc lộ những tác động xấu đến môi trường, kể cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Nguyên nhân, do việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng, tạo ra nhiều chất thải gây ONMT, những tệ nạn xã hội, văn hóa ngoại lai và những hạn chế trong nhận thức về BVMT đã làm giảm hiệu quả kinh tế do du lịch mang lại, làm môi trường xuống cấp, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và sự PTBV vững của du lịch.
Để góp phần giải quyết nguy cơ này, chúng ta phải nhìn nhận lại vấn đề PTDL và BVMT để có hành động đạt đến PTDL bền vững. Theo đó, việc PTDL phải đem lại lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan (nhà nước, doanh nghiệp, người dân và du khách) về kinh tế, xã hội và BVMT, sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch. Chỉ có du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường - du lịch xanh) mới giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, là phương thức PTBV với tính nhân văn sâu sắc, phát triển vì con người đảm bảo cân đối giữa các yếu tố: bên trong (cư dân địa phương), bên ngoài (du khách), trung gian (doanh nghiệp). Đồng thời cũng chính là mục tiêu hướng tới của du lịch Việt Nam, hướng đến sự gia tăng về chất trong các hoạt động phát triển.
2.2.2.4. Phát triển kinh tế du lịch gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu
Theo Báo cáo của Liên Hợp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH hơn 90% là do hoạt động của con người làm gia tăng phát thải khí nhà kính gây
ra, trong đó có hoạt động du lịch. Ngược lại, BĐKH với những biểu hiện như nước biển dâng, thời tiết cực đoan, hạn hán khốc liệt, … đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Trong bối cảnh đó, PTDL của quốc gia hay địa phương một mặt, hướng đến các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, ít gây tổn hại đến môi trường nhằm giảm phát thải khí nhà kính, qua đó làm chậm tốc độ BĐKH; mặt khác sử dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH như: Tăng cường khả năng thích ứng với BĐKH, như: xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH, lồng ghép các phương án thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch và các dự án đầu tư; Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven; Xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ những đối tượng tài nguyên du lịch, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Khuyến khích phát triển loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch xanh; Tăng cường năng lực giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH và nước biển dâng: Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng (thủy triều); Khuyến khích áp dụng mô hình “3R - tiết giảm, tái sử dung, tái chế” trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Đây được coi là các tiêu chí xếp hạng về “Thân thiện với môi trường”, về “Nhãn sinh thái” cho các cơ sở dịch vụ du lịch.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch gắn với
đảm bảo an ninh môi trường
2.2.3.1. Nhóm nhân tố chủ quan
Một là, nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế du lịch
Đội ngũ cán bộ quản lý, các chủ thể tham gia hoạt động du lịch ở tỉnh gồm: đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương các cấp, ngành chủ quản và có liên quan; các nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân, người dân và khách du lịch. Nhận thức của đội ngũ cán bộ và các chủ thể tham gia hoạt động du lịch có ảnh hưởng lớn đến PTKTDL gắn với ĐBANMT. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý các cấp là người định hướng PTKTDL gắn với ĐBANMT thông qua các chính sách; các chủ thể kinh doanh du lịch là doanh nghiệp, người dân là người trực tiếp đưa chính sách cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, những sáng kiến vào hoạt động du