sinh hoạt chuyên đề, đề xuất các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp tham gia thực hiện các phong trào. Tuyên truyền nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, tuyên dương những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thực hiện phong trào trên.
Để hạn chế rác thải nhựa, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ sản xuất các sản phẩm thay thế ống hút bằng nhựa; vận động các đơn vị kinh doanh dịch vụ sử dụng ống hút thân thiện môi trường, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hơn nữa sự tham gia của du khách và người dân vào việc BVMT, tỉnh đã và đang đẩy mạnh loại hình du lịch có trách nhiệm. Ngành du lịch Huế đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trong du lịch; trong đó có những quy tắc đề cao tính trách nhiệm của du khách trong việc tôn trọng văn hóa Huế, BVMT tại các điểm đến ... Về phía người dân, có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có trải nghiệm tốt nhất khi đến Huế.
- Ứng dụng khoa học công nghệ làm sạch môi trường tại các điểm, khu du lịch. Sở Du lịch tỉnh đã phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh lốp xe Bridgestone Việt Nam lắp đặt thùng rác thông minh thân thiện với môi trường (thùng rác được gắn bộ phận năng lượng mặt trời để tạo ra nguồn nhiệt năng sạch giúp vận hành bộ cảm biến. Bộ cảm biến có 2 công dụng khi đầy rác đèn sẽ báo phát sáng và phát ra âm thanh “Cảm ơn” khi nhận rác) tại các điểm tham quan du lịch và công cộng tập trung đông du khách ở Huế [5].
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững. Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn xứng tầm là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực; đồng thời tập trung bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ hài hòa với quy hoạch phát triển đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mang thương hiệu Huế, như: Du lịch văn hóa, di sản; du lịch biển, đầm phá; DLST; .....
Những việc làm trên của tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại hiệu ứng tích cực không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng trên toàn quốc, trở thành điểm sáng để nhiều địa phương học hỏi theo; xứng danh với danh hiệu mà Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế vinh danh là “Thành phố Xanh quốc gia” năm 2017 và giải thưởng “Thành phố Du lịch sạch ASEAN” tại diễn đàn Du lịch Đông Nam Á - ATF tại Chiang Mai, Thái Lan năm 2018.
2.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm của miền Trung có tiềm năng về phát triển du lịch với 307 di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, danh thắng, trong đó 48 di tích quốc gia, 256 di tích cấp tỉnh, 2 di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An, Khu Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO vinh danh năm 1999 và di tích quốc gia đặc biệt Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù lao Chàm [118]. Với tiềm năng và vị trí thuận lợi vốn có, du lịch Quảng Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2018, chỉ tính riêng Thành phố Hội An đã đón gần 5 triệu lượt khách đến tham quan, trong 3 tháng đầu năm 2019, đón hơn 1,32 triệu lượt khách tham quan lưu trú, tăng 18,8% so cùng kỳ [65].
Tuy nhiên, sự phát triển nóng của du lịch cũng đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái của tỉnh. Theo Báo cáo của Hiệp hội Du lịch Quảng Nam, mỗi năm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 240.000 tấn, tương ứng gần 660 tấn/ngày, trong đó 20 - 25% là rác thải nhựa. Riêng Thành phố Hội An, bình quân khoảng 92 tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày, phần lớn đến từ các cơ sở kinh doanh du lịch và thương mại [140].
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Nội Dung Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường
- Kinh Nghiệm Quốc Tế, Trong Nước Về Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Và Bài Học Rút Ra Cho Tỉnh Ninh Bình
- Phân Tích Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Gắn Với Đảm Bảo An Ninh Môi Trường Ở Tỉnh Ninh Bình
- Cơ Sở Lưu Trú Du Lịch Của Tỉnh Ninh Bình Giai Đoạn 2010 - 2018
- Thực Trạng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững (Du Lịch Có Trách Nhiệm, Du Lịch Thân Thiện Với Môi Trường - Du Lịch Xanh)
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
Nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường, tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng những biện pháp sau:
- “Nói không với túi ni lông” và dùng sản phẩm thay thế. Ngay từ năm 2009, tại Cù Lao Chàm, thành phố Hội An đã triển khai chương trình “Nói không với túi ni lông”, khuyến khích sử dụng sản phẩm thay thế ni lông được chính quyền, doanh nghiệp, người dân, du khách hưởng ứng. Nhờ chương trình này, Cù Lao Chàm là địa phương đầu tiên trên toàn quốc thực hiện thành công việc kiểm soát rác thải. Để đạt được thành công đó, nhờ vào những chương trình, hành động, như: “Công sở không rác thải nhựa”- sử dụng chai thủy tinh đựng nước uống; Doanh nghiệp thực hiện “Cửa hàng nói không với túi ni lông”; Du khách không mang theo túi ni lông khi đến Cù Lao Chàm; Người dân đi chợ xách làn thay vì dùng túi ni lông… là những điều dễ dàng bắt gặp khi đến thành phố Hội An du lịch.
Nhằm lan tỏa ý tưởng BVMT, thành phố Hội An đã triển khai mô hình Du lịch kết hợp với việc BVMT như nhặt rác tại điểm đến, đổi túi ni lông du khách mang theo sang túi tự phân hủy… Mô hình này đã và đang trở thành xu hướng của các công ty lữ hành ở Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Phân loại và tái chế rác thải từ nguồn. Bên cạnh những chương trình, hành động trên nhằm giảm tải rác thải nhựa, Hội An cũng là thành phố thứ hai của cả nước sau Hà Nội thực hiện Dự án 3R (giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng) bằng việc phân loại rác thải tại nguồn do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ thực hiện, trong đó có nhà hàng Sapo Hội An là một điển hình. Trong 5 năm, từ năm 2013-2018, nhà hàng đã có cách làm hiệu quả để chuyển đổi khoảng 300 lít dầu dầu ăn đã qua sử dụng thành xà phòng nhà bếp, thay vì thải trực tiếp ra môi trường. Hay khu nghỉ dưỡng An Nhiên Farm, từ cuối năm 2018 đến nay đã tái chế khoảng 300 kg xà phòng dùng một lần, 1,5 tấn vải trắng tạo công ăn việc làm cho nhóm người khuyết tật qua đó thành các sản phẩm có ích, giảm trực tiếp lượng rác thải [3].
- Tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản. Công tác được chính quyền tỉnh đặc biệt quan tâm và gặt hái nhiều thành công quan trọng. Thành công đó nhờ vào sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, người dân, đặc biệt là sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài.
Hội An hiện có đến 06 quy chế quy định từng lĩnh vực liên quan đến hoạt động du lịch, như: Quy chế về quản lý, tu bổ, sử dụng khu phố cổ; Quy chế về trật tự kinh doanh; Quy chế về biển hiệu quảng cáo; Quy chế về tham quan, du lịch; Quy chế về hoạt động du lịch trên sông; Quy chế về các cơ chế phối hợp quản lý di sản. Các quy chế này quy định, chi phối cơ chế quản lý, sử dụng di tích; quy định việc buôn bán, làm du lịch trong di tích; quy định các hạng mục sửa chữa, thời gian cho phép sửa chữa các di tích, nhất là những di tích hạng 1, hạng 2 và cả hạng đặc biệt… Tất cả những quy chế này đều được chính quyền công khai, minh bạch để người dân nắm bắt, đồng thuận và tham gia thực hiện. Để đưa các quy chế đi vào cuộc sống, từ nhiều năm qua chính quyền thành phố đã ban hành một “cẩm nang” để các chủ di tích căn cứ thực hiện. “Cẩm nang” này đã chi tiết từng nội dung, lĩnh vực, đặc biệt là chi tiết từng ngôi nhà cổ thuộc hạng nào, thuộc khu vực nào, khi muốn sửa thì được sửa những gì, hạng mục nào; thời gian sửa chữa; thời gian cấp phép bao lâu, v.v…
Ngoài những nỗ lực trên, chính quyền và ngành chức năng của Thành phố thường xuyên điều tra, thống kê, phân loại di sản để công khai. Việc giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến cấp phép sửa chữa các hạng mục trong khu vực di sản đều qua Văn phòng “Một cửa”, “Một cửa liên thông". Người dân, nhất là các chủ di sản có quyền được hưởng các quyền lợi cũng như trách nhiệm theo quy định trong các quy chế ban hành.
Ở góc độ quản lý nhà nước, quy chế cũng cụ thể các cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý với cơ quan chuyên môn, với các cấp chính quyền, các đội quy tắc đô thị. Trên cơ sở đó có những biện pháp giải quyết phù hợp với lợi ích người dân, đảm bảo nguyên tắc công bằng và bảo tồn di tích.
Đối với các nhà nghiên cứu, các chuyên gia đến từ các tổ chức trong nước và quốc tế là những người trực tiếp khảo sát, đề xuất giải pháp trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản. Thông qua những hoạt động của mình họ đã tuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo quản gắn với sử dụng, phát huy di tích cho người dân. Với độ ngũ chuyên môn làm công tác bảo tồn di sản học tập, tiếp thu nhiều kinh nghiệm để áp dụng làm tốt nhiệm vụ của mình [103].
- Chia sẻ lợi ích cho cộng đồng: Nhằm khuyến khích người dân tham gia bảo vệ di sản chính là đảm bảo lợi ích cho người dân, chính quyền Hội An và Huế rất coi trọng chia sẻ lợi ích cho cộng đồng. Chẳng hạn, ngoài thu lợi một phần từ tiền bán vé và các hoạt động kinh doanh như nhà hàng, quán cà phê...; những người chủ tư nhân của các di tích ở phố cổ cũng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí trùng tu nhà cửa từ 50-70% tổng số tiền đầu tư [39].
2.3.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh là nằm ở địa đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Là địa danh giàu tiềm năng du lịch, tỉnh Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng là Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm và di sản thế giới (1994, 2000) và gần 1.500 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Với tiềm năng và lợi thế trên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là “điểm đến” của du khách trong và ngoài nước. Theo thống kê
của Sở Du lịch tỉnh, từ năm 2001 đến nay, tổng lượt khách đến Quảng Ninh tăng 4,2 lần, trong đó khách quốc tế tăng hơn 5 lần, tổng doanh thu từ du lịch tăng 4,8 lần. Riêng năm 2017, Quảng Ninh đã đón được trên 9,87 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 22% so với năm 2016. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 17,8 nghìn tỷ đồng, tăng 34% [58]. Trong 11 tháng năm 2018, tỉnh Quảng Ninh đón trên 11,4 triệu lượt khách, tăng 21% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt trên 4,6 triệu lượt, tăng 21% so với cùng kỳ [79].
Để giữ vững danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, trở thành một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển hàng đầu cả nước và khu vực Ðông - Nam Á và hướng tới PTDL bền vững. Tỉnh đã thực hiện các biện pháp sau:
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất ngành du lịch, có trọng điểm, như: Cảng tàu du lịch quốc tế, bến du thuyền, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hạ tầng công nghiệp giải trí, các dự án tổ hợp cơ sở lưu trú khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí có thương hiệu quốc tế ... Từng bước xây dựng các đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, hướng tới mô hình đô thị thông minh. Thu hút một loạt các dự án chiến lược, có nhiều nhà đầu tư tầm cỡ tìm đến như: BIM Group, Vingroup, Sun Group, MyWay, Tuần Châu, FLC... sau khi có Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được tỉnh phê duyệt.
- Quy hoạch phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Đứng trước tình trạng PTDL quá nhanh, quá “nóng”, mà không quan tâm đến đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm du lịch theo tính tự phát, xây dựng cơ sở dịch vụ chưa thực hiện theo một quy hoạch tổng thể, trên cơ sở tôn trọng môi trường, cảnh quan thiên nhiên cũng như văn hóa bản địa, ... Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ năm 2013 tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các chủ dự án đầu tư PTDL, trong thiết kế phải đặt khâu BVMT sinh thái lên hàng đầu.
- Du lịch không rác thải. Để BVMT năm 2018, tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều chương trình: “Hành động vì Hạ Long xanh: hướng tới du lịch không rác”, áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và khách sạn, ban hành Bộ tiêu chí “Nhãn sinh thái Cánh buồm xanh” cho tàu du lịch hoạt động trên vịnh, nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường BVMT của doanh nghiệp và du khách trong hoạt động tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long.
Ngoài ra, để người dân và du khách sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường khi đến Quảng Ninh, huyện Cô Tô triển khai đề án “Hạn chế sử dụng túi ni lông”, cấp phát miễn phí hàng nghìn làn nhựa và túi đựng sinh thái, vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhằm hạn chế rác thải độc hại ra môi trường. Bên cạnh đó, địa phương còn hướng dẫn người dân phân rác thải tại nguồn, duy trì “Ngày Chủ nhật xanh”, lặp đặt thùng rác trên đảo, tăng cường thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đảm bảo môi trường sinh thái trên đảo luôn xanh, sạch, đẹp ...
- Phát triển du lịch bền vững: Tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến việc PTDL sinh thái, du lịch cộng đồng tại các địa phương giúp người dân có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng được đưa vào khai thác đạt hiệu quả cao, trong đó phải kể đến sản phẩm du lịch cộng đồng, trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa của cư dân địa phương tại làng quê Yên Đức của Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương, đưa khách khám phá làng chài bằng thuyền nan, tổ chức cho khách câu cá, kéo lưới và tour “một ngày làm nông dân”, tour “ba cùng” với nông dân: Cùng ăn, cùng ở và cùng làm công việc hàng ngày như: gặt hái, làm vườn, ... Bên cạnh đó, để nâng cao ý thức xây dựng môi trường xanh, Công ty đã tài trợ kinh phí cho hoạt động BVMT tại các làng chài trên vịnh giúp người dân mua sắm trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ việc BVMT, phân phát tài liệu hướng dẫn ngư dân BVMT trên biển.
Từ mô hình du lịch cộng đồng làng quê Yên Đức, đã được nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh như: Cô Tô; Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng (Vân Đồn); Vĩnh Thực (Móng Cái); Bình Liêu... bước đầu đã đem lại hiệu quả cao, góp phần quan trọng trong việc mở rộng không gian du lịch, thu hút sự khám phá, trải nghiệm của du khách, mở ra nhiều cơ hội mới thu hút nhân dân tham gia cùng nhà nước và doanh nghiệp phát triển du lịch [113].
2.3.3. Bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình
Từ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về PTKTDL gắn với ĐBANMT có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Ninh Bình có thể tham khảo:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường. Kinh nghiệm của các địa phương cho thấy để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong công tác BVMT, cần tổ chức nhiều phong trào, hoạt động hướng tới môi trường xanh, sạch, không rác thải. Kinh
nghiệm của Thừa Thiên Huế cho thấy, việc Ban hành các bộ quy tắc ứng xử trong du lịch, trong đó có quy tắc đề cao trách nhiệm đối với du khách và người dân, nhờ đó môi trường du lịch của tỉnh được cải thiện đáng kể. Vì vậy, trong thời gian tới Ninh Bình cần tăng cường nhiều phong trào, hoạt động về BVMT, nhằm PTKTDL gắn với BVMT.
Hai là, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm của Singapore, Thái Lan và của ba địa phương trên đều cho thấy, để PTKTDL gắn với ĐBANMT cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và những sáng kiến làm sạch môi trường trong các hoạt động kinh doanh du lịch... Bới vì, việc làm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và du lịch, hướng tới PTDL bền vững. Vì vậy, Ninh Bình cần đẩy mạnh việc làm trên trong hoạt động kinh doanh du lịch, góp phần quan trọng vào PTDL bền vững của tỉnh.
Ba là, phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường
Kinh nghiệm của các nước và địa phương cho thấy, để PTKTDL gắn với ĐBANMT cần phải phát triển các loại du lịch thân thiện với môi trường. Bởi vì, phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường: Một mặt, góp phần vào PTDL bền vững. Mặt khác, đem lại lợi ích cho cộng đồng người dân tại địa phương. Vì vậy, Ninh Bình cần phải tạo điều kiện để cộng đồng tham gia vào các hoạt động KTDL, có chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư PTKTDL, chú trọng phát triển mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn, DLST.
Bốn là, nâng cao hiêu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế du lịch. Kinh nghiệm của Singapore, Thừa Thiên Huế cho thấy muốn tăng cường công tác BVMT Chính phủ nước này sẵn sàng tài trợ chi phí cho việc trang bị công nghệ, các sản phẩm thân thiện môi trường trong hoạt động PTKTDL. Với Thái Lan, để PTKTDL bền vững, BVMT tự nhiên, giảm tải áp lực lên môi trường do tăng trưởng nóng của du lịch cần phải đóng cửa các điểm, khu du lịch không đáp ứng yêu cầu BVMT. Vì vậy, Ninh Bình cần có chính sách khuyến khích và xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động PTKTDL, góp phần hướng tới PTKTDL bền vững.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮN VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2019
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Ninh Bình nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình và phía Đông Nam giáp biển Đông, cách thủ đô Hà Nội 93km về phía Nam trên trên hai tuyến giao thông quan trọng của cả nước là quốc lộ 1A, đường cao tốc Bắc - Nam, quốc lộ 10… và đường sắt Bắc - Nam, là cầu nối giao lưu kinh tế - thương mại - du lịch và văn hóa giữa hai miền Nam - Bắc. Ngoài ra, Ninh Bình còn có hệ thống sông ngòi dày đặc như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng… với hệ thống cảng thủy nội địa tương đối phát triển, thông ra với biển Đông… Đây là điều kiện thuận lợi về vận tải, giúp Ninh Bình thông thương với các tỉnh trong cả nước và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển KT-XH, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa...
- Về địa hình: Ninh Bình có kiểu địa hình rất đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển. Sự phân hóa về địa hình, đặc biệt là sự xuất hiện của dạng địa hình đặc biệt Karst, đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho Ninh Bình phát triển các loại hình du lịch, như: khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu du lịch Tam Cốc - Bích Đông, khu DLST Tràng An, ...
- Về khí hậu: Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, Ninh Bình còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình