Thực Trạng Phát Triển Các Loại Hình Du Lịch Bền Vững (Du Lịch Có Trách Nhiệm, Du Lịch Thân Thiện Với Môi Trường - Du Lịch Xanh)


phê duyệt với diện tích 3.710ha theo quyết định 222/QĐ-UBND ngày 24/1/2007, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

Quy hoạch khu du lịch dịch vụ xã Gia Thanh huyện Gia Viễn với diện tích 13,3ha theo Quyết định 533/QĐ-UBND ngày 31/5/2001, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

Quy hoạch chung cho khu du lịch suối khoáng nóng Kênh Gà- Động Vân Trình hiện đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Đã đầu tư đường vào khu di tích, đường đê bao quanh khu đất ngập nước, 1 điểm đỗ xe, 1nhà vệ sinh, nạo vét 1 tuyến du lịch đường thủy. Có 26 tổ chức, cá nhân đầu tư vào dịch vụ với tổng số vốn 1.597.645.000 đồng. Trong đó có 1 khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 4 sao với 175 phòng, trùng tu hai di tích quan trọng là Thung Lau, Thung Lá.

* Thị xã Tam Điệp - Phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn

- Về quy hoạch PTDL: Không gian này đã được UBND thị xã Tam Điệp hoàn thiện xong

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 19 tổ chức, cá nhân,doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh du lịch, với số vốn 1.829,573 tỷ đồng.

* Hồ Yên Thắng - Hồ Đồng Thái - Động Mã Tiên

- Về quy hoạch PTDL: Hiện đã được phê duyệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

. Quy hoạch phát triển khu sân Golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng -Quyết định 2077/QĐ-UBND ngày 13/11/2008, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

. Quy hoạch PTDL hồ Đồng Thái với diện tích 2.118ha theo quyết định 337/QĐ-UBND ngày 31/12/2004, trích dẫn trong BTGTUNB, 2013.

Phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình - 13

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 1 tổ chức, cá nhân đầu tư vào kinh doanh với tổng số vốn 808,81 tỷ đồng.

* Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn

- Về quy hoạch PTDL: Được nghiên cứu và lập quy hoạch năm 2012. Với sản phẩm du lịch như: tham quan nhà thờ đá Phát Diệm; tham quan làng nghề, cảnh quan ven biển. Hướng khai thác: Du lịch văn hóa tín ngưỡng, du lịch thăm quan nghiên cứu; DLST; du lịch biển.


- Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Về cơ bản đầu tư xong hệ thống đường trục chính quốc lộ 10 từ thành phố Ninh Bình đến nhà thờ đá Phát Diệm và đường 408B đi từ thị xã Tam Điệp xuống chợ Cồn Thoi và đê Bình Minh III.

* Cúc Phương- Kỳ Phú- Hồ Đồng Chương

- Về quy hoạch PTDL: Hiện chưa có quy hoạch cho không gian này. Nhằm khai thác tiềm năng phát triển không gian này, tỉnh đã phê duyệt diện tích 401,39ha theo Quyết định 53/QĐ-UBND ngày 14/1/2011.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Hiện có 22 tổ chức cá nhân đầu tư vào kinh doanh du lịch với tổng số vốn 1.975,755 tỷ đồng.

Lần thứ ba: Trên cơ sở nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát trieenrc du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đế năm 2030”; Thực trạng PTDL và các ngành khác có liên quan trong giai đoạn 2010 - 2017; định hướng phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Ninh Bình xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, tập trung hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch, đồng thời quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc quy hoạch PTDL sau khi được phê duyệt. Thông qua việc thực hiện các quy hoạch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tạo điều kiện cho du lịch phát triển - thể hiện rõ việc gắn quy hoạch PTDL với quy hoạch BVMT.

Thông qua việc quy hoạch PTTDL gắn quy hoạch BVMT sinh thái, góp phần vào ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình:

Một là, về nguồn nước

* Môi trường nước mặt: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 39 hồ lớn nhỏ, gần 1.000km sông suối và hệ thống kênh mương nhân tạo như sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng, sông Ân... Đây là nguồn nước mặt lớn phục vụ các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và nguồn nước cấp sinh hoạt.

Tuy nhiên, môi trường nước đã có biểu hiện ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực như cầu Non Nước - thành phố Ninh Bình; sông Đáy đoạn đò Độc Bộ, huyện Yên Khánh...; các hồ nội thành thành phố Ninh Bình (hồ Lâm Nghiệp,


Biển Bạch); nước mặt khu vực làng nghề chế biến bánh đa, bún Yên Ninh, huyện Yên Khánh; khu công nghiệp Gián Khẩu... Do nhận thức của người dân nông thôn về BVMT chưa cao nên tình trạng xả rác, nước thải ra ao, hồ, kênh mương đã làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt.

- Nước ngầm: Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 5 tầng nước ngầm bao gồm:

- Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen trên, hệ tầng Thái Bình (QVI3tb)

- Tầng chứa nước lỗ hổng holocen dưới, phụ hệ tầng Hải Hưng dưới (QVI1-2hh1)

- Tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen, hệ tầng Hà Nội (QII-III1hn)

- Tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng trầm tích Pliocen, hệ tầng Vĩnh Bảo (N2vb);

- Tầng chứa nước khe nứt, karst các thành tạo carbonat Triat trung, hệ

tầng Đồng Giao (T2ađg);

Trong 5 tầng chứa nước, tầng có giá trị khai thác sử dụng hơn cả là tầng chứa nước lỗ hổng Pleistocen và hệ tầng Hà Nội, đây là nguồn cung cấp nước sạch chủ yếu cho sinh hoạt của nhân dân hiện nay.

Chất lượng nước biến đổi theo từng khu vực khác nhau. Càng về phía gần biển thì mức độ khoáng hóa càng tăng, nước trở nên lợ và mặn - lợ. Các khu vực ở rìa phía Tây, Tây Bắc huyện Yên Khánh nước thuộc tầng chứa nước này có chất lượng tốt hơn các khu vực khác. Do có mối quan hệ trực tiếp với nước mặt nên tầng chứa nước Holocen trên có nguy cơ ô nhiễm cao bởi các chất thải, các công trình vệ sinh... trên bề mặt thấm xuống. Đặc biệt ở các khu vực có hoạt động du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch xử lý nước thải bằng công nghệ bể lắng cơ học, sau đó ngấm thẩm thấu xuống lòng đất, gây nguy cơ ô nhiễm cao cho nguồn nước ngầm. Hiện nay, nguồn nước Holocen vẫn thường được khai thác sử dụng phục vụ sinh hoạt của người dân... Tại các khu vực đặc biệt khó khăn về nguồn nước ngầm thì nguồn nước này được sử dụng cho cả ăn uống khi cạn kiệt nguồn nước mưa.

- Môi trường nước biển ven bờ

Chất lượng môi trường nước biển ven bờ huyện Kim Sơn chịu tác động mạnh của nguồn nước sông Đáy, nguy cơ bị ô nhiễm do nước sông Đáy rất lớn


do tiếp nhận toàn bộ lưu lượng nước thải của các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy: Thành phố Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình và đổ ra biển qua cửa Đáy. Độ mặn cũng biến đổi mạnh theo lưu lượng nước sông Đáy: độ mặn cao về mùa khô và thấp về mùa mưa.

Theo kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ cho thấy: hàm lượng Fe tại tất cả các điểm đo đều cao hơn quy chuẩn kỹ thuật cho phép từ 1,1- 6,4 lần. Còn chỉ tiêu pH, TSS,.. độ đục nằm trong quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

* Nước thải

Tổng lượng nước thải công nghiệp của toàn tỉnh Ninh Bình ước tính khoảng 7.144m3/ngày. Nước thải tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: sản xuất vật liệu xây dựng, phân đạm, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, nước giải khát… và có nồng độ các chất gây ô nhiễm khác nhau.

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh ước tính khoảng 90.000m3/ngày. Hiện nay hầu hết lượng nước thải sinh hoạt của các cơ sở dịch vụ và hộ gia đình mới được xử lý sơ bộ thông qua bể tự hoại và đổ ra môi trường. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng BOD5 và hợp chất hữu cơ chứa nitơ cao, có chứa nhiều coliform, các vi khuẩn và mầm bệnh.

Hai là, về môi trường không khí

* Môi trường không khí khu vực thành phố Ninh Bình

Chất lượng môi trường không khí trong thành phố đã được cải thiện đáng kể, không còn hiện tượng nung đốt vôi thủ công trong khu dân cư. Tuy vậy, vẫn còn một số nguồn thải có tiềm ẩn gây ô nhiễm không khí như: nhiệt điện Ninh Bình; cảng than và bãi thải xỉ than; các hoạt động xây dựng công trình nhà ở, đường xá; các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe chở đất đá, vật liệu xây dựng; hoạt động của các làng nghề; khí thải từ hệ thống điều hòa… Do vậy ô nhiễm không khí ở thành phố Ninh Bình vẫn đang ở mức độ cao.

- Khu vực phía Đông Bắc thành phố (phường Thanh Bình, phường Bích Đào, phường Đông Thành, phường Vân Giang) bị ô nhiễm bụi do ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất và các hoạt động giao thông vận tải.

- Khu vực phía Đông Nam thành phố (phường Ninh Phong, phường Ninh Sơn, xã Ninh Phúc) có hiện tượng ô nhiễm bụi do các hoạt động vận chuyển hàng hóa của cảng Ninh Phúc, nút giao thông Vũng Trắm.


- Khu vực phía Tây thành phố (xã Ninh Nhất, xã Ninh Tiến): chưa bị tác

động, môi trường không khí vẫn còn trong lành.

- Khu vực phía Tây Bắc thành phố (phường Ninh Khánh, phường Tân Thành, phường Phúc Thành và phường Nam Thành) có hiện tượng ô nhiễm do bụi, tiếng ồn từ các họat động giao thông vận tải, đất đá rơi vãi...

* Môi trường không khí khu vực nông thôn

Môi trường không khí ở khu vực nông thôn của tỉnh chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi hoạt động công nghiệp, chỉ bị ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực có các nhà máy sản xuất công nghiệp và các trang trại chăn nuôi.

- Ô nhiễm mỗi trường không khí do các hoạt động công nghiệp: Khu vực nông thôn, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang trên đà phát triển, chủ yếu là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, khai thác khoáng sản. Đây cũng là tác nhân chính làm cho môi trường không khí nông thôn đang có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi bụi và khí CO, CO2, NOx.

- Ô nhiễm mỗi trường không khí do các hoạt động giao thông: Khu vực

nông thôn có các trục đường liên huyện, liên xã nên hàng ngày lượng xe qua địa bàn cũng tương đối lớn, đây chính là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi và hơi khí độc NOx, SO2, CO... Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn cũng là nguyên nhân gây ONMT cục bộ đối với khu dân cư ven tuyến đường giao thông.

- Ô nhiễm không khí từ hoạt động của các trang trại chăn nuôi: Do việc chăn nuôi thường nằm xen kẽ trong khu dân cư và các giải pháp BVMT chưa đảm bảo nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môi trường không khí, nhất là gây mùi hôi làm ONMT không khí cho khu vực dân cư xung quanh.

* Về môi trường đất và chất thải Một là, về môi trường đất

Môi trường đất trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên do việc quản lý phế thải chưa tốt (rác thải, nước thải), lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn phổ biến trong sản xuất nông nghiệp, đã tác động xấu đến môi trường đất.

Về hiện trạng sử dụng đất: Đất sản xuất nông nghiệp đạt 94,43% về chỉ tiêu diện tích quy hoạch được duyệt. Các loại đất khác: đất lâm nghiệp đạt


79,88% chỉ tiêu về diện tích; đất nuôi trồng thủy sản đạt 83,02% về chỉ tiêu diện tích; đất phi nông nghiệp thực hiện đạt 118,24% vượt chỉ tiêu diện tích theo quy hoạch được duyệt, trong đó đất ở nông thôn; đất ở đô thị; đất sản xuất kinh doanh; đất an ninh, quốc phòng, di tích danh thắng thực hiện lớn hơn về chỉ tiêu diện tích; đất phát triển hạ tầng thực hiện chưa đạt theo chỉ tiêu diện tích; đất chưa sử dụng thực hiện đạt 88,63% về chỉ tiêu diện tích theo quy hoạch được duyệt.

Hai là, về chất thải

- Chất thải rắn trên địa bàn phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch, cơ sở y tế... Ước tính, tổng lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 165.512 tấn. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt khoảng 148.180 tấn (chiếm 89,53% tổng lượng thải), chất thải rắn công nghiệp ước tính khoảng 13.032 tấn (chiếm tỷ lệ khoảng 7,87% tổng lượng thải); Đặc biệt rác thải y tế phát sinh từ các bệnh viện, trung tâm y tế ước tính khoảng 4.300 tấn (chiếm khoảng 2,6% tổng lượng thải) [123, tr.95-96].

- Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Tam Điệp, công suất 200 tấn/ngày và lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Hồi Ninh, huyện Kim Sơn. Các cơ sở này đã góp phần đáng kể trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đối với khu vực các thị trấn trên địa bàn tỉnh: Hiện nay, trên địa bàn các thị trấn Yên Ninh (huyên Yên Khánh); Phát Diệm, Bình Minh (huyện Kim Sơn); Yên Thịnh (huyện Yên Mô); Thiên Tôn (huyện Hoa Lư), chất thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về bãi rác thải chung của tỉnh tại thành phố Tam Điệp để xử lý. Còn thị trấn Nho Quan (huyện Nho Quan), thị trấn Me (huyện Gia Viễn) có bãi xử lý rác thải tương đối hợp vệ sinh.

Đối với khu vực nông thôn: Toàn tỉnh hiện có 121 xã, trong đó 94 xã đã hình thành đội thu gom rác. Tuy nhiên, do chưa có nguồn kinh phí duy trì hoạt động nên các mô hình thường không bền vững và khó nhân rộng. Các bãi rác chưa được thiết kế theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh mà chủ yếu đổ lộ thiên hoặc đốt gây mùi khó chịu. Công tác thu phí và vận động nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.


Đối với các khu du lịch trên địa bàn, công tác thu gom rác trong phạm vi từng khu đã được quan tâm để tạo cảnh quan, môi trường sạch đẹp. Tuy nhiên, rác thải thu gom được hầu hết đều xử lý bằng cách chôn lấp tại chỗ nên có tác động ONMT [123, tr.91-95].

3.2.3. Thực trạng phát triển các loại hình du lịch bền vững (du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường - du lịch xanh)

Nhằm đáp ứng xu hướng mới trong tiêu dùng sản phẩm du lịch của du khách, như: du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch vì cộng đồng, du lịch trải nghiệm… nắm bắt được xu hướng tiêu dùng trên, trong những năm Ninh Bình đã lựa chọn hướng khai thác “du lịch xanh” để tạo sự PTBV. Có thể kể đến một số điểm thăm quan du lịch xanh, như:

- Khu du lịch sinh thái Tràng An: Là một trong những khu DLST đẹp nhất của Ninh Bình, với một quần thể bao gồm sông nước, núi non, hang động, hệ thống rừng đặc dụng trên núi đá vôi cùng các di tích lịch sử như phủ Khống, đền Trần… Với địa chất, địa mạo đặc biệt, cùng hệ thống hang động xuyên thủy đã khiến Tràng An mang trong mình nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, trong đó song hành tồn tại hệ sinh thái trên cạn và dưới nước rất đặc biệt, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ Việt Nam [phụ lục 3, tr.167].

- Khu Du Lịch Tam Cốc - Bích Động: Tam Cốc - Bích Động (ba hang, gồm: hang Cả, hang Hai và hang Ba), nơi đây được coi là điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Ninh Bình, nó được ví như “Vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”. Đến đây quý khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp “Sơn Thủy hữu tình”. Phong cảnh khu đệ nhất danh thắng của tỉnh Ninh Bình này là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh đẹp kỳ thú của hang động, của núi non hiểm trở, của sông, suối thơ mộng với sự tài hoa của con người tạo thành một khối thống nhất, không thể tách rời [phụ lục 3, tr.167].

- Vườn quốc gia Cúc Phương: Là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường của tỉnh Ninh Bình, thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều hang động kỳ thú như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên,… tham gia các chương trình DLST, nghỉ dưỡng, đốt lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Ngoài ra ở đây còn có suối nước nóng, nhiều loại động thực vật quý hiếm là


môi trường tham quan thú vị cho bất cứ ai yêu thích thám hiểm, tìm hiểu sinh thái tự nhiên [phụ lục 2, tr.166].

- Khu Bảo tồn thiên nhiên Vân Long: Là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nét đẹp hoang sơ còn hiện hữu rất rõ nơi đây, chính điều đó đã thu hút khách du lịch đến để chiêm ngưỡng hệ sinh thái thiên nhiên phong phú và đa dạng của đầm Vân Long. Nơi đây là nơi cư trú của nhiều hệ động thực vật, là nơi kiếm ăn của Cá, Chim, Cò, trong đó phải kể đến quần thể Voọc mông trắng lớn nhất ở Việt Nam với khoảng trên 100 cá thể. Ngoài các giá trị về hệ động thực vật học, Vân Long còn sở hữu những bức tranh phong cảnh thủy mặc đẹp tuyệt vời. Phong cảnh bình dị khiến mỗi con người đều cảm thấy thư thái và yên bình. Vân Long được mệnh danh là “vịnh không sóng” vì khi đi trên thuyền trên đầm, du khách sẽ thấy mặt nước phẳng như một tấm gương khổng lồ [phụ lục 2, tr.166,167].

Đến với những khu DLST trên, du khách sẽ được trải nghiệm với các tuyến du lịch như:

- Đi bộ trong rừng nguyên sinh: Tùy theo tình hình thời tiết, Vườn Quốc gia Cúc Phương xây dựng các tuyến đi bộ trong rừng với nội dung và thời gian khác nhau. Du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến phù hợp. Các tuyến du lịch trải nghiệm thú vị và có ý nghĩa là: Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông, ...

- Đạp xe trong rừng: Đây là một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên. Đạp xe trong rừng không chỉ mang lại cho du khách cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên, mà còn giúp du khách có được các cơ hội để bắt gặp các loài động vật khó gặp ở Cúc Phương, như: Sóc đen, Sóc bay, Hoẵng, Culi,... [phụ lục 3, tr.168].

- Bơi thuyền Kayak: Nghỉ tại Cúc Phương, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí, thư giãn. Chèo thuyền Kayak trên Hồ Mạc và hồ Yên Quang là một trong những hoạt động hấp dẫn được nhiều du khách ưa thích.

- Khám phá, chiêm ngưỡng: Cây đăng cổ thụ - cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m, có bộ rễ nổi trên bề mặt đất chạy dài 20m. Thăm Cây chò ngàn năm, đây là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m, chu vi phải 20 người ôm mới xuể.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí