Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại


khăn. Tuy nhiên, dựa vào các tính chất như các chủng loại hàng hóa được bán, sự quan tâm tương đối về giá cả, tính chất phục vụ, loại cửa hàng và mức độ tập trung đối với cửa hàng có thể phân loại các mô hình cửa hàng bán lẻ như sau:

Bảng 3: Các mô hình cửa hàng bán lẻ 6



Chủng loại hàng hóa

Sự quan tâm tương đối về giá cả

Tính chất gian hàng

Loại sở hữu cửa hàng

Mức độ tập trung các cửa hàng

- Cửa hàng chuyên doanh

- Cửa hàng bách hóa tổng hợp

- Siêu thị

- Cửa hàng bán hàng tiêu dùng hàng ngày

- Phức hợp thương mại

- Cửa hàng hạ giá

- Kho cửa hàng

- Phòng trưng bày bán hàng theo catalogue

- Bán lẻ trong cửa hàng

- Bán lẻ ngoài cửa hàng (bán theo đơn đặt hàng qua bưu điện, điện thoại, máy bán hàng tự động, phục vụ đơn hàng có chiết khấu, bán hàng lưu động

- Mạng lưới công ty

- Mạng lưới

tự nguyện của những người bán lẻ và hợp tác xã của những người bán lẻ

- Hợp tác xã tiêu thụ

- Liên hiệp những người được quyền ưu đãi

- Tập đoàn

bán lẻ

- Khu vực kinh doanh trung tâm

- Trung tâm thương mại khu vực

- Trung tâm thương mại quận, huyện

- Trung tâm thương mại phường, xã

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 3


2.2 Khái niệm và đặc điểm của hệ thống bán lẻ hiện đại

2.2.1 Khái niệm

Cho đến nay tại Việt Nam chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra khái niệm của hệ thống bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên dựa vào tính chất của kênh phân


6 Nguồn: Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, trang 290


phối bán lẻ có thể chia ra làm 2 loại hệ thống bán lẻ là hệ thống bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại. Hệ thống bán lẻ hiện đại có mô hình tiêu biểu là cửa hàng tiện dụng (convenience store), siêu thị nhỏ (mini-super), siêu thị (supermarket), đại siêu thị (hypermarket), cửa hàng bách hoá lớn (department store), cửa hàng bách hoá thông thường, cửa hàng đại hạ giá (hard discounter), trung tâm thương mại (commercial center, shopping mall)...

Như vậy hệ thống bán lẻ hiện đại khác biệt với hệ thống bán lẻ truyền thống ở phương pháp quản lý kinh doanh, cách bài trí cửa hàng, phong cách phục vụ.

2.2.2 Đặc điểm

● Hệ thống bán lẻ áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service) hoặc tự

chọn:

Điển hình nhất trong hệ thống bán lẻ hiện đại là mô hình siêu thị. Khi nói

đến siêu thị người ta không thể không nghĩ tới "tự phục vụ", một phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửa hàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh công nghiệp. Ta cũng cần phân biệt giữa phương thức tự chọn và tự phục vụ:

+ Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏ vào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ra vào. Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng.

+ Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽ đến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán. Tại các trung tâm thương mại hoặc cửa hàng bách hóa có nhân viên giúp đỡ và sẵn sàng cung cấp thông tin cho khách hàng. Tuy nhiên điểm khác biệt của phương thức bán hàng hiện đại là tính tự chủ và sự thoải mái lựa chọn của khách hàng luôn được đặt lên trên hết.

Chính thức ra đời từ những năm 1930, tự phục vụ đã trở thành công thức chung cho ngành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển. Tự phục vụ


đồng nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không cảm thấy bị ngăn trở từ phía người bán.

Do áp dụng phương thức tự phục vụ, giá cả trong các siêu thị hay cửa hàng tiện lợi được niêm yết rõ ràng để người mua không phải tốn công mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngoài ra, phương thức thanh toán tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại rất thuận tiện. Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét scanner để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Hình ảnh các quầy tính tiền tự động luôn là biểu tượng cho các cửa hàng tự phục vụ. Đặc điểm này đem đến cảm giác thoải mái, hài lòng, tự tin và sự thỏa mãn cao nhất cho người mua sắm...

Có thể khẳng định rằng phương thức tự phục vụ là điểm ưu việt nhất của hình thức bán lẻ hiện đại và là cuộc “đại cách mạng" trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.

● Hệ thống bán lẻ hiện đại áp dụng nghệ thuật trưng bày hàng hoá

(Merchandising)

Các siêu thị cũng là những nhà bán lẻ đầu tiên nghĩ đến tầm quan trọng của nghệ thuật trình bày hàng hoá và nghiên cứu cách thức vận động của người mua hàng khi vào cửa hàng. Nhiều cửa hàng bán lẻ khác, dựa trên cơ sở các nghiên cứu của siêu thị để tiến hành các hoạt động nghiên cứu khách hàng sâu sắc hơn nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bán hàng.

Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tự quảng cáo", lôi cuốn người mua. Các cửa hàng hiện đại làm được điều này thông qua các nguyên tắc sắp xếp, trưng bày hàng hóa, nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật. Chẳng hạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được


ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau; hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày bắt mắt; hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; các mặt hàng tiêu dùng có liên quan được sắp xếp cạnh nhau để khách hàng mua sắm được thuận tiện...

● Các đặc trưng của hàng hóa

Hàng hóa trong siêu thị và cửa hàng tiện lợi chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng điện tử... với chủng loại rất phong phú, đa dạng. Điều này tạo sự thuận tiện khi người mua chỉ cần đến 1 nơi là có thể mua đủ những mặt hàng thiết yếu hàng ngày. Với loại hình siêu thị, theo quan niệm của nhiều nước, đó phải là nơi người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần ở "dưới một mái nhà" và với một mức giá phải chăng. Thông thường, một siêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ăn uống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh...

Chất lượng hàng hóa bán trong hệ thống bán lẻ hiện đại được đảm bảo. Do bản thân những người bán lẻ cũng là một doanh nghiệp nên họ có ý thức bảo vệ thương hiệu của mình, tạo uy tín với khách hàng. Hơn nữa, việc kinh doanh của các siêu thị, trung tâm thương mại hay cửa hàng tiện lợi lại chịu sự quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng chứ không được buông lỏng như với các chợ hay cửa hàng tạp hóa. Do đó hàng hóa trong các siêu thị và cửa hàng hiện đại được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng.


Bảng 4: Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống


Đặc điểm

Hệ thống bán lẻ hiện đại

Hệ thống bán lẻ truyền thống

Điểm mạnh

- Hàng hóa đa dạng, phong phú, tập trung

- Cửa hàng sạch đẹp, vệ sinh, tiện nghi

- Giá cả cố định, hàng hóa được niêm yết giá rõ ràng.

- Chất lượng hàng hóa bảo đảm

- Phương thức bán hàng văn minh lịch sự

- Mua bán theo thói quen truyền thống

- Phân bố rải rác tại các khu dân cư, thuận tiện cho việc đi lại mua sắm

- Giá cả linh hoạt

- Hàng thực phẩm tươi sống đa dạng, phong phú

Điểm yếu

- Một số mặt hàng giá cao hơn

- Hàng thực phẩm tưới sống không đa dạng về chủng loại

- Phân bố chưa rộng khắp

- Đòi hỏi vốn đầu tư cao

- Người dân chưa có thói quen thường xuyên mua bán tại siêu thị

- Hàng hóa có thể không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, điều kiện vệ sinh kém

- Tồn tại tệ nói thách, bán đắt, gây mất thời gian mặc cả tại các chợ

- Kinh doanh thiếu bài bản

Cơ hội

- Kinh tế tăng trưởng, nhu cầu mua sắm tiện lợi ngày càng tăng

- Đô thị hóa mạnh mẽ

- Thói quen mua sắm tiêu dùng đang thay đổi

- Nếp sống công nghiệp làm

tăng nhu cầu mua sắm tập trung tại 1 địa điểm

- Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn, ngoại ô thành phố

- Phát triển theo hướng chuyên doanh

Thách thức

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các các hình thức bán hàng khác

- Môi trường pháp lý chưa hoàn

thiện.

- Thói quen tiêu dùng thay đổi

- Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng


3. Kinh nghiệm phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại một số nước‌

Để có được những bài học kinh nghiệm tốt ứng dụng vào phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập hiện nay, đề tài sẽ nghiên cứu kinh nghiệm của 2 nước mà cơ cấu hệ thống phân phối bán lẻ của họ có nhiều nét tương đồng với Việt Nam là Thái Lan và Trung Quốc.

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề sau: khái quát về hệ thống bán lẻ, tác động của việc mở cửa thị trường bán lẻ và chính sách của chính phủ 2 nước Thái Lan và Trung Quốc.

3.1 Kinh nghiệm của Thái Lan

3.1.1 Khái quát về hệ thống bán lẻ của Thái Lan

Cũng như các nước khác, dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bao gồm 2 hình thức chủ yếu là hình thức bán lẻ truyền thống và hình thức bán lẻ hiện đại. Nhóm đầu tiên còn được gọi là “các cửa hàng ở góc phố” hay là “các cửa hàng bình dân”. Đa số các cửa hàng này nằm ở các khu vực dân cư nhỏ và đòi hỏi vốn đầu tư không lớn, phương thức quản lý đơn giản. Khách của cửa hàng này đa số là dân cư sống trong khu vực. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tồn tại hệ thống các cửa hàng hiện đại với phương thức quản lý và có chiến lược kinh doanh chuyên nghiệp.

Trước khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á xảy ra, thương mại truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ của Thái Lan, chiếm tới 70% tổng số doanh thu ngành bán lẻ, hệ thống hiện đại chỉ chiếm 30%.

Bảng 5: Ước tính thị phần của loại hình bán lẻ truyền thống và hiện đại trong dịch vụ bán lẻ năm 1998 và 20027


1998

2002

Bán lẻ truyền thống

74%

60%

Bán lẻ hiện đại

26%

40%


7 Nguồn: Đánh giá khái quát định kỳ của AC Nielsen - Thailand


3.1.2 Tác động của việc mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ

Dịch vụ bán lẻ của Thái Lan bắt đầu được tự do hóa từng bước từ nửa cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Là bộ phận chính của ngành thương mại, việc mở cửa dịch vụ bán lẻ nằm trong chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ Thái Lan. Từ những năm mở cửa này, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại Thái Lan tăng lên đáng kể, nhiều nhà phân phối nước ngoài đã tham gia vào hệ thống phân phối của Thái Lan. Các số liệu thống kê cho thấy ngành thương mại là 1 trong những ngành nhận được nhiều đầu tư nước ngoài nhất trong mấy thập kỷ qua.

Với sự khởi sắc của nền kinh tế, sức mua của người dân Thái Lan tăng cao đã là nhân tố khiến việc kinh doanh dịch vụ phân phối của Thái Lan trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, thói quen tiêu dùng của người dân đã thay đổi. Người dân thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu không còn thích mua hàng trong những cửa hàng truyền thống rẻ tiền nữa mà họ chuyển sang mua hàng tại các siêu thị hiện đại. Chính sự thay đổi thói quen này đã tạo cơ hội cho việc phát triển hệ thống phân phối hiện đại.

Hiện nay hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực bán lẻ truyền thống. Thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại năm 2002 là 54%, hệ thống bán lẻ truyền thống chỉ còn chiếm 46%. Thêm vào đó, tỷ lệ này tiếp tục tăng khi các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới tham gia vào thị trường bán lẻ của Thái Lan.

Theo ước tính, hiện nay tại Thái Lan có đến 130 siêu thị nằm trong các trung tâm thương mại. Các siêu thị này thuộc quyền sở hữu của 15 tập đoàn bán lẻ lớn tại Thái Lan. Các tập đoàn này đang có ý định xây dựng hàng loạt siêu thị cỡ trung bình nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của các tầng lớp dân cư. Các doanh nghiệp trong nước cũng liên doanh với các công ty nước ngoài để tăng sức cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.


Trung tâm thương mại là loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đang phát triển sôi động nhất tại Thái Lan, đồng thời đây cũng là loại hình thu hút nhiều khách hàng nhất tại nước này khi vừa có khả năng đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, vừa là nơi mua sắm giải trí hiện đại. Các trung tâm thương mại thường cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn từ 20%-30% so với các cửa hàng bình thường. Đây là loại hình bán lẻ quy mô lớn, có tiềm năng phát triển nhất tại Thái Lan. Các trung tâm này phần lớn do các tập đoàn nước ngoài nắm giữ, các tập đoàn bán lẻ nhỏ chiếm những phân đoạn thị trường nhỏ hơn.

3.1.3 Chính sách của chính phủ Thái Lan

Chính phủ Thái Lan nhận định rằng việc mở cửa thị trường bán lẻ đã đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và có tác động tích cực tới các yếu tố khác của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, chính phủ Thái Lan đã tạo điều kiện môi trường kinh doanh tự do thông thoáng cho hoạt động bán lẻ. Chính nhờ sự tự do này mà ngay cả trong những năm sau khủng hoảng kinh tế 1997, đầu tư vào dịch vụ bán lẻ tại Thái Lan vẫn tiếp tục tăng cao.

Hình thức bán lẻ hiện đại có tác động tích cực đến nền kinh tế Thái Lan như tăng thu ngoại tệ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, xây dựng mạng lưới hạ tầng bán lẻ hiện đại, tạo cơ hội chuyển giao công nghệ và kĩ năng quản lý của nước ngoài. Đồng thời, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, các hệ thống bán lẻ hiện đại phát triển quá nhanh đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động mua bán truyền thống. Các nhà bán buôn, bán lẻ trong nước không thể cạnh tranh được với các nhà kinh doanh siêu thị hiện đại quy mô lớn. Theo đó, các nhà sản xuất bị mất cân bằng trong phân phối và phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà bán lẻ nước ngoài.

Áp lực cạnh tranh gay gắt với các nhà bán lẻ nhỏ khiến chính phủ Thái Lan phải thay đổi chính sách quản lý với các nhà bán lẻ nước ngoài. Trước kia chính phủ mở cửa thị trường bán lẻ một cách tự do thì năm 2002, chính phủ đưa ra “Dự thảo luật bán lẻ” để kiểm soát đầu tư vào ngành bán lẻ. Đồng thời,

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí