Thực Trạng Phát Triển Của Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Tại Việt Nam


trật tự an toàn xã hội. Chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân trong khu vực. chủ yếu dưới dạng lều lán tạm bợ, chỉ có 11,6% số chợ trên toàn quốc được xây dựng kiên cố12. Hàng hóa ở chợ phần lớn không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 350.000 cửa hàng truyền thống, tiệm tạp hóa. Diện tích trung bình chỉ vào khoảng 14,8 m2/cửa hàng; phần lớn là trưng bày lộn xộn, cách tổ chức kinh doanh lạc hậu.

2. Hệ thống bán lẻ hiện đại: là hệ thống được tổ chức quy củ, hoạt động chuyên nghiệp. Hệ thống này bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi…với phương thức quản lý và sử dụng công nghệ hiện đại. Hệ thống này ngày càng mở rộng và là tương lai của ngành bán lẻ. Với ưu thế vượt trội so với phương thức bán lẻ truyền thống, hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ dần dần thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống.

Chỉ trong vòng 10 năm (1996-2006), hàng loạt các siêu thị, trung tâm thương mại, đã ra đời trên cả nước. Hệ thống bán lẻ hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến (gồm siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) đã mang lại diện mạo mới cho hệ thống bán lẻ của Việt Nam.

Cấu thành của hệ thống phân phối ở nước ta chưa vững chắc và thiếu tính liên kết. Theo đánh giá của Bộ công thương, có tới 95% hoạt động phân phối bán lẻ hiện nay đang ở trong tình trạng manh mún, tự phát, thiếu ổn định và chưa bền vững, dễ bị tổ thương khi có biến động khách quan. Các doanh nghiệp chưa có sự thống nhất, đoàn kết trong phân phối hàng hóa. Khi nước ta mở cửa thị trường bán lẻ theo cam kết hội nhập, hàng loạt các tập đoàn nước ngoài sẽ tràn vào thị trường Việt Nam, lấn át và làm suy yếu nhanh chóng hình thức tổ chức phân phối bán lẻ nhỏ lẻ đang tồn tại.


12 Nguồn: Bộ Công Thương (2005), Đánh giá thực trạng tổ chức phân phối hàng hóa ở Việt Nam hiện nay


Tính ưu việt của hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ giúp mô hình này thay thế hệ thống bán lẻ truyền thống. Theo một công ty nghiên cứu thị trường, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối ngày càng nhiều bởi kênh phân phối hiện đại khi hệ thống này ngày một mở rộng hơn. Nghiên cứu kênh bán lẻ hiện đại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ trọng trong doanh thu bán lẻ của hệ thống phân phối này đã tăng từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005. Trong khi đó, kênh phân phối truyền thống giảm từ 82% xuống còn 77%. Xu hướng này cũng thể hiện rõ khi số lượng cửa hàng bán lẻ truyền thống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang giảm từ 45.346 cửa hàng xuống còn 44.638 cửa hàng. Các chuyên gia dự báo xu hướng này sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới khi thị trường bán lẻ Việt Nam hoàn toàn mở cửa.

Vào thời điểm hiện nay, tuy thị trường chưa mở cửa hoàn toàn nhưng đã có nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam. Có thể kể đến như Metro Cash & Carry (Đức), Big C của Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn quốc). Các tập đoàn này đều đang hoạt động có hiệu quả và đang triển khai chiến lược phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đầy tham vọng của mình trên phạm vi toàn quốc. Bên cạnh đó, Bộ kế hoạch và đầu tư thông báo một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trường Việt Nam và bày tỏ ý định đầu tư. Trong số đó có Walmart (Mỹ)- nhà bán lẻ lớn nhất thế giới; Carefour (Pháp)- nhà bán lẻ thứ 2 thế giới; Tesco (Anh), nhà bán lẻ lớn thứ 6 trên toàn cầu, cùng nhiều tập đoàn Châu Á khác như Dairy Farm (Hồng Kông), Lotte (Hàn quốc) và South Asia Investment (Singapore)…

Việc Việt Nam mở của thị trường bán lẻ đã tạo điều kiện nhanh chóng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, đồng thời, tạo áp lực khiến các doanh nghiệp bán lẻ phải tự đổi mới, hoàn thiện mình theo hướng chuyên nghiệp.


2. Thực trạng phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1 Thực trạng các nhân tố tác động đến hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại tại Việt Nam

2.1.1 Chính trị luật pháp

Năm 2006 đánh dấu một cột mốc cực kỳ quan trọng trong nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời được hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) do quốc hội Mỹ thông qua. Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó các hạn chế về vốn chủ sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ được xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. Việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở “Xem xét nhu cầu của nền kinh tế”.

Lộ trình hội nhập theo cam kết WTO của Việt Nam là13:

Mở rộng dịch vụ phân phối bằng cách tự do hóa bán buôn, bán lẻ và cấp quyền kinh doanh sau thời điểm gia nhập.

Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài được phép liên doanh với doanh nghiệp trong nước đầu tư kinh doanh bán sỉ và lẻ nhưng tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% được bãi bỏ.

Kể từ ngày 1/1/2009, nhà đầu tư được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, được phân phối cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, mở cửa dịch vụ bán lẻ trực tiếp cho đại lý môi giới cá nhân. Tuy nhiên ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài.


13 Nguồn : Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), “WTO- các văn kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, trang 838, 839.


Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Nhờ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và thực hiện thí điểm trong thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối, những ưu đãi đầu tư trong thời gian trước đã được sửa đổi bổ sung. Quan trọng nhất là danh mục ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (tháng 2/2002). Theo đó, các loại hình phân phối hiện đại theo mô hình của các nước tiên tiến như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam.

Đặc biệt, ngày 24/9/2004, Bộ thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị, trung tâm thương mại nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng và quản lý hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại; đồng thời bảo vệ người tiêu dùng. Quy chế này quy định về tài chính, về hàng hóa, dịch vụ và trách nhiệm quản lý hoạt động của loại hình siêu thị, trung tâm thương mại. Đây được coi là bước đột phá trong công tác quản lý nhà nước đối với hiện đại kinh doanh bán lẻ hiện đại. Quy chế này là công cụ quản lý hiệu quả của nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chấm dứt tình trạng phát triển lộn xộn của các siêu thị, trung tâm thương mại.

2.1.2 Kinh tế

Trong năm 2006 vừa qua, kinh tế phát triển với mức tăng trưởng 8,17%, thuộc loại cao trong khu vực và trên thế giới, là năm thứ 25 tăng trưởng liên tục14.

Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế đang mở cửa và phát triển năng động nhất khu vực. Các chỉ số phát triển kinh tế đều cho kết quả khả

14 Nguồn: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2007), “Kinh tế Việt Nam năm 2006”, NXB Tài chính


quan đã khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam.

Trong các yếu tố kinh tế, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi lựa chọn thị trường để đầu tư là mức thu nhập bình quân đầu người (GDP). Theo nghiên cứu của tập đoàn Carrefour, mức thu nhập bình quân đầu người ở một đô thị Châu Á phải đạt tối thiểu 1000 USD/năm thì một nhà phân phối mới nên nghĩ đến việc mở một siêu thị, và để mở một đại siêu thị, mức GDP ít nhất phải đạt 2000 USD. Chỉ số này tại các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt mức này. Điều này có thể giải thích tại sao thị trường bán lẻ Việt Nam trong vài năm trở lại đây lại thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến vậy.

Kết quả các cuộc điều tra mức sống các hộ gia đình do Tổng cục thống kê tiến hành cho thấy thu nhập bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế đã tăng từ 295.000đ/người/tháng năm 1999 lên 356.100đ/người/tháng năm 2001-2002 và 484.400đ/người/tháng năm 2003-2004.

Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu bình quân 1 người/tháng theo giá thực tế phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: nghìn đồng)15

Đặc điểm

Thành thị

Nông thôn

Thu nhập bình quân



2001-2002

622,1

275,1

2003-2004

815,4

387,1

Chi tiêu cho đời sống bình quân



2001-2002

460,8

211,1

2003-2004

595,4

283,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 5

Theo nghiên cứu mới đây của tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đã đạt 10,1 triệu đồng, tương đương 638 USD. Sang năm 2006, con số này tăng lên 11,6 triệu đồng, tức là 725 USD, tăng


15 Nguồn: Tổng cục thống kê (2006): “Động thái và thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam”, trang 12


13,6%. Đây là một thuận lợi căn bản để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trên cả nước.16

2.1.3 Xã hội

Hiện nay dân số Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới với 84 triệu người. Thị trường bán lẻ Việt Nam còn được đánh giá là tiềm năng do kết cấu dân số trẻ với hơn 50% dân số ở độ tuổi dưới 30, độ tuổi có mức tiêu dùng mạnh nhất.

Trung tâm Xúc tiến thương mại-đầu tư thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) đưa ra kết quả nghiên cứu đáng chú ý là: người tiêu dùng có mức chi tiêu từ 500 nghìn đồng trở lên tập trung chủ yếu ở độ tuổi 22-55 tuổi; trong đó, người tiêu dùng độ tuổi 22-35 có mức cho tiêu từ 500 nghìn đồng trở lên chiếm tới 39,91%, mức cao nhất trong các độ tuổi. Tiếp theo là những người từ 36-55 tuổi, chiếm 34,38%. Như vậy, những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập (22-55 tuổi) là những người chi tiêu nhiều nhất, chiếm 70,29%.17

Đồng thời, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng cũng là một nhân tố có tác động tích cực đến sự phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại. Các đô thị lớn với mức sống ngày càng cao là những địa điểm tiềm năng để các nhà bán lẻ xem xét quyết định đầu tư.

Bảng 8: Phân bố dân số qua các năm18



Năm

Dân số trung bình (nghìn người)

Cơ cấu (%)

Thành thị

Nông thôn

2001

78.685,8

24,74

75,26

2002

79.727,4

25,11

74,89

2003

80.902,4

25,80

74,20

2004

82.031,7

26,50

73,50

2005

83.104,9

26,51

73,49

Sơ bộ 2006

84.018,1

27,13

72,87


16 Nguồn: Niên giám của tổng cục thống kê, “Báo cáo ước tính năm 2006”.

17 Nguồn: www.itpc.com.vn

18 Nguồn: Niên giám của tổng cục thống kê, “Báo cáo ước tính năm 2006”.


Bảng thống kê trên cho thấy tỷ lệ dân cư sống tại thành thị tăng dần trong cả thời kỳ 2001-2006. Theo ước tính, tỷ lệ người dân sống ở thành thị ước đạt 33% năm 2010 và 45% năm 2020.Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam trong những năm tới sẽ diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại.

2.1.4 Văn hóa

Thói quen đi chợ hàng ngày để mua thực phẩm tươi cho gia đình đã đi sâu vào đời sống của người dân Việt Nam, thậm chí đã trở thành nét văn hóa. Ở vùng nông thôn, chợ và những cửa hàng truyền thống là hình ảnh tiêu biểu cho văn hóa làng xã. Những thói quen này không dễ thay đổi trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, đời sống công nghiệp ngày càng bận rộn khiến cho quỹ thời gian dành cho mua sắm của người dân, nhất là tại các thành thị, giảm đi rất nhiều. Trên thực tế, mặc dù tâm lý mua sắm chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày với số lượng nhỏ vẫn còn tồn tại, nhưng tác phong công nghiệp và việc phụ nữ ngày càng bận rộn hơn với công việc khiến cho thói quen mua sắm đang dần thay đổi. Phụ nữ không có nhiều thời gian để đi chợ lựa chọn các sản phẩm riêng lẻ, thay vào đó là việc mua sắm tại một địa điểm tập trung các mặt hàng với khối lượng lớn đủ để tiêu dùng trong tuần hoặc 10 ngày cho gia đình. Do vậy, tiêu chí tiện lợi ngày càng được đề cao.

Đời sống được cải thiện khiến cho thị hiếu và thói quen mua sắm của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ có nhiều thay đổi lớn. Ngày nay đi mua sắm không chỉ là để đáp ứng nhu cầu các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn là một hình thức giải trí và thư giãn. Hiện nay, tỷ lệ quỹ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam đang thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (trên 70%), trong khi của Singapore là 55,9%, Malaysia 58,2% và Thái Lan 67,7%...19


19 Nguồn: Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020”, Bộ Công Thương


Mới đây, công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: Người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm trên toàn thế giới về chỉ số lạc quan tiêu dùng GCCI (Global Consumer Confidence Index)20. Đây là cuộc khảo sát chỉ số niềm tin diễn ra từ tháng Tư đến tháng Năm và phản ánh tâm lý người tiêu dùng của 47 nước trong sáu tháng đầu năm 2007.

Theo báo cáo này, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 12 điểm so với nửa đầu năm 2006 trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm hai điểm so với cuối năm 2006. Với việc xếp thứ 5 trong chỉ số GCCI này, người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là một trong top 5 quốc gia lạc quan nhất. Cũng theo nghiên cứu này, Việt Nam nằm trong top 10 nước mà người tiêu dùng lạc quan nhất ở tình hình tài chính cá nhân trong 12 tháng tiếp theo.

Những nghiên cứu trên cho thấy người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chi tiêu mua sắm nhiều hơn. Bên cạnh đó, những thay đổi trong lối sống cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.

2.1.5 Khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin đang được các nhà bán lẻ hiện đại sử dụng rộng rãi. Máy vi tính, mạng toàn cầu internet, mạng viễn thông liên lạc…phát triển cho phép các nhà bán lẻ dự báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng qua mạng với các nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, sử dụng email liên lạc giữa các đơn vị kinh doanh…

Công nghệ mới còn được áp dụng ở hệ thống thanh toán bằng máy quét, các máy camera theo dõi chống trộm cắp, chuyển khỏan điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hóa…


20 Nguồn: http://www2.acnielsen.com/reports/index_consumer.shtml, “Consumer Confidence, Concerns and Spending Intentions- July 2007”.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí