Thực Trạng Hoạt Động Bán Lẻ Trên Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam

- Nguồn hàng của các siêu thị và trung tâm thương mại được nhập với số lượng lớn, chất lượng ổn định bao gồm các mặt hàng trong và ngoài nước.

- Hoạt động của các siêu thị không chỉ cần không gian thoáng, rộng mà còn cần có địa điểm thuận lợi, tập trung nhiều dân cư, nhu cầu mua sắm cao, giao thông đi lại dễ dàng.

- Là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn để đầu tư trang thiết bị hiện đại, thời gian thu hồi vốn tương đối lâu.


Phân tích SWOT giữa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống ở Việt Nam


Đặc

điểm

Hệ thống bán lẻ hiện đại

Hệ thống bán lẻ truyền thống


Điểm mạnh


- Hàng hóa đa dạng, phong phú, tập trung

- Cửa hàng tiện nghi, sạch đẹp, vệ sinh

- Giá cả ổn định, hàng hóa được niêm yết giá công khai

- Chất lượng hàng hóa được đảm bảo

- Phương thức bán hàng văn minh lịch sự


- Mua bán theo thói quen truyền thống

- Phân bổ rải rác tại các khu dân cư, thuận tiện cho việc đi lại mua sắm

- Không đòi hỏi vốn đầu tư cao

- Giá cả linh hoạt

- Hàng thực phẩm tươi sống đa dạng, phong phú

- áp dụng được cho hầu hết các mặt hàng.

Điểm yếu

- Một số mặt hàng giá cao hơn

-Hàng thực phẩm tươi sống không đa dạng về chủng loại

- Nhiều loại hàng hóa không rõ

nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, điều kiện vệ sinh kém

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 4



- Phân bố chưa rộng khắp

- Đòi hỏi vốn đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn tương đối lâu.

- Tồn tại lệ nói thách, bán đắt, gây mất thời gian mặc cả tại các chợ

- Kinh doanh thiếu bài bản


Cơ hội

- Kinh tế tăng trưởng, nhu cầu mua sắm tiện lợi ngày càng tăng

- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ

- Thói quen mua sắm tiêu dùng đang thay đổi

- Nếp sống công nghiệp làm tăng nhu cầu mua sắm tập trung

tại một địa điểm


- Phổ biến nhất ở những vùng nông thôn, ngoại ô thành phố

- Phát triển theo hướng chuyên doanh


Thách thức

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các hình thức bán hàng khác

- Cạnh tranh từ các nhà bán lẻ lớn trên Thế giới

- Môi trường pháp lý chưa hoàn

thiện


- Thói quen tiêu dùng thay đổi

- Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng


Như vậy, qua phần lý luận chung về hoạt động bán lẻ, chúng ta đã có những nhận thức chung nhất về hoạt động bán lẻ, hoạt động bán lẻ hiện đại, đặc điểm và hoạt động của các loại hình bán lẻ hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại. Đó là cơ sở để chúng ta đi vào tìm hiểu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam và nước ngoài sẽ được trình bày trong chương tiếp theo của khóa luận này.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TRÊN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ Việt Nam‌

2.1.1. Các mô hình phân phối, bán lẻ hiện có ở Việt Nam 4

Hiện nay, ở nước ta tồn tại các mô hình phân phối và bán lẻ phổ biến sau:

Mô hình phân phối và bán lẻ truyền thống: Đây là mô hình phổ biến nhất ở nước ta hiện nay (chiếm 85%). Biểu hiện của mô hình này là các chợ bán lẻ, chợ đầu mối, các phố mua sắm tổng hợp (chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), các cửa hàng chuyên dụng của nhà sản xuất và của tư nhân (Kinh Đô Bakery, Vissan, Nokia, Sam sung...).

Mô hình phân phối và bán lẻ hiện đại: Đây là mô hình chủ yếu chỉ có ở các thành phố lớn, hiện chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong thị trường phân phối và bán lẻ nước ta (chiếm 10%). Biểu hiện của mô hình này là các siêu thị, trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm

Mô hình phân phối và bán lẻ điện tử: Đây là mô hình rất hiện đại, áp dụng các thành tựu tiên tiến của khoa học công nghệ thông tin. Tuy nhiên, phương thức thanh toán hiện nay ở Việt Nam còn sơ khai (chủ yếu là giao hàng - lấy tiền mặt). Biểu hiện của mô hình này là E-Commerce, TV Shopping, Telephone Shopping, Online Shopping.

Mô hình phân phối và bán hàng trực tiếp: Đây là mô hình chỉ áp dụng trong một số trường hợp cụ thể mang tính chất sự kiện. Biểu hiện của mô hình này là bán hàng theo tài khoản (corporate selling), bán hàng theo dự án, khách hàng lớn (fleet sales).

Mô hình phân phối và bán hàng đa cấp: Đây là mô hình bán hàng khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình này đang bị hạn chế phát triển do các nhà kinh doanh không đảm bảo đạo đức trong hoạt động kinh doanh của mình, gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng.


4 Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 7/2007

2.1.2. Việt Nam -Thị trường bán lẻ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài

AT Kearney (http://www.atkearney.com) là tập đoàn nghiên cứu, tư vấn thị trường hàng đầu thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Kể từ năm 2001, AT Kearney tiến hành công bố các nghiên cứu thường niên về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ ở 30 thị trường thông qua chỉ số phát triển bán lẻ chung GRDI (Global Retail Development Index)5. Chỉ số GRDI là nguồn thông tin khách quan, đáng tin cậy giúp các tập đoàn bán lẻ ưu tiên các chiến lược phát triển toàn cầu bằng việc đánh giá các thị trường mới trỗi dậy dựa trên 25 tiêu chí trong đó có các nguy cơ kinh tế, chính trị, độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, mức bão hòa của thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăng trưởng bán lẻ.

Năm 2007, với 74 điểm, Việt Nam đứng thứ 4 về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ sau ấn Độ, Nga và Trung Quốc. So với năm 2006, Việt Nam bị thụt lùi một bậc, tuy nhiên thứ hạng này tiếp tục khẳng định triển vọng sáng sủa, sức hút đầu tư mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Bảng 1. Top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới 2007 6


Xếp hạng


Quốc gia

Độ hấp dẫn (%)

Rủi ro quốc gia

(%)

Độ bão hòa thị trường

(%)

Áp lực thời gian (%)

Điểm số

1

ấn Độ

42

67

80

74

92

2

Nga

52

62

53

90

89

3

Trung Quốc

46

75

46

84

86

4

Việt Nam

34

57

76

59

74

5

Ukraina

43

41

44

88

69

6

Chile

51

80

42

43

69

7

Latvia

32

77

21

86

68

8

Malaysia

44

70

46

54

68


5 Nguồn: http//:www.atkearney.com/main.taf?p=5,3,1,141

6 Nguồn: http//:www.atkearney.com/main.taf?p=1,5,1,189


9

Mexico

58

83

33

33

64

10

ả Rập Xê út

40

85

66

35

64


Đó là tin mừng theo nhiều nghĩa. Đây là nước ngoài đánh giá, chứ không phải là sự đánh giá theo kiểu "mẹ hát con khen", hay chạy theo chủ nghĩa thành tích - một tình trạng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực hiện nay. Sự

đánh giá của nước ngoài có ý nghĩa thuyết phục đối với các nhà đầu tư, thương mại, du lịch quốc tế.

AT Kearney đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam cao như vậy là do các yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, Việt Nam có dân số đông và trẻ.

Mặc dù nhìn tổng thể, tỷ lệ tăng dân số đang có xu hướng giảm, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm giảm đáng kể từ 2,3% năm 1980 xuống 1,7% thời kỳ 1990-1995 và 1,5% trong 2 năm 1999-2000 nhưng dân số Việt Nam vẫn tăng. Năm 2003, dân số Việt Nam là 80,9 triệu người, năm 2005 là 83 triệu người, nhưng đế năm 2007, con số ấy đã là 85 triệu người -

đứng thứ 2 khu vực Đông Nam á và thứ 13 trên Thế giới. Hằng năm, dân số Việt Nam vẫn tăng thêm 1 triệu người, theo mục tiêu đến năm 2010 nếu thực hiện đuợc dân số nước ta sẽ lên đến 88,4 triệu người - một quy mô mơ ước của các nhà đầu tư mà không phải nước nào cũng đạt được.

Theo số liệu thống kê, hơn một nửa dân số của Việt Nam dưới tuổi 30.

Cụ thể cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2005 7 như sau:

-Nhóm 0 -14 tuổi: 29,4%

-Nhóm 15 - 64 tuổi: 65%

-Nhóm trên 65 tuổi: 5,6%

Dự báo đến năm 2011 gần 3/4 dân số (69%) sẽ nằm trong độ tuổi từ 15

đến 64, và môi trường kinh doanh bán lẻ của Việt Nam sẽ trưởng thành cùng


7 Nguồn: "Báo cáo dân số 2005", Tổng cục Thống kê

với thế hệ những người tiêu dùng trẻ, tạo nên cuộc cách mạng về thị trường kinh doanh bán lẻ tại khắp các khu vực thành thị của Việt Nam

Mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn là một thị trường rất "đói" hàng. Bởi lẽ, số người tiêu dùng đông đảo như vậy, tổng dung lượng hàng hoá và dịch vụ của thị trường bán lẻ trong nước cũng chỉ mới đạt khoảng 30 tỉ USD, đặc biệt là bình quân đầu người mới chỉ đạt 366 USD/năm.

Chắc chắn, chính vì lẽ này mà AT Kearney đã "nới tay chấm" cho thị trường bán lẻ của ta 76/100 điểm ở chỉ tiêu độ bão hoà (0 điểm là bão hoà), còn ấn Độ với tổng dung lượng hàng hoá và dịch vụ của thị trường bán lẻ tuy lớn gần gấp 11,67 lần Việt Nam, nhưng bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 320 USD/năm, cho nên đạt 80/100 điểm ở chỉ tiêu này. Ngược lại, Trung Quốc với GDP bình quân đầu người cao gấp hơn hai lần nước ta, nên chỉ đạt 46/100 điểm. Nói cách khác, do còn rất lâu nữa mới đạt tới độ bão hoà, cho nên triển vọng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài là rất sáng sủa.

Thứ hai, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện.

Việt Nam đang nổi lên là một trong những nền kinh tế đang mở cửa và phát triển nhất khu vực. Các chỉ số phát triển kinh tế đều cho kết quả khả quan

đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến thị trường bán lẻ Việt Nam.

Cụ thể, kể từ thời điểm "chạm đáy" với tốc độ phát triển chỉ với 4,77% năm 1999, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đã nhảy vọt lên 6,79% năm 2000 và liên tục duy trì được đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và đạt kỷ lục 8,5% trong năm 2007. Trong năm 2008, dự kiến kinh tế phát triển với mức tăng trưởng 8,0%, đây cũng là mức cao trên khu vực và trên thế giới.

Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm8



Năm


1999


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007

2008

(dự kiến)

2009

(dự kiến)


8 Nguồn: East Asia: Testing Time Ahead – World Bank East Asia Region; March 2008


Tốc

độ

tăng trưởng


4,77


6,79


7,0


7,1


7,3


7,8


8,4


8,2


8,5


8,0


8,5

Trong bối cảnh đó, thu nhập cá nhân cũng đang được cải thiện một cách

đáng kể, điều đó cho phép người tiêu dùng có khả năng mua sắm được nhiều hàng hóa hơn. Kết quả là chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng khoảng 30% trong giai đoạn 1999-2003. Thu nhập bình quân đầu người trên cả nước đã

được cải thiện đáng kể ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Bảng 3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng trên cả nước9

Đơn vị: nghìn đồng


Năm

1995

1996

1999

2002

2004

Cả nước

206,1

226,7

295,0

356,8

484,4

Thành thị

452,8

509,4

832,5

626,0

794,8

Nông thôn

172,5

187,9

225,0

276,0

376,5

Với mức sống đang cải thiện một cách rõ rệt thì chi tiêu cũng tăng lên

đáng kể. Năm 2000, chi tiêu cho bán lẻ tại Việt Nam chỉ đạt mức 15 tỷ USD, năm 2006 đã đạt mức 37,52 tỷ USD và đến năm 2010 dự kiến con số này sẽ vượt mức 53 tỷ USD.

Mặt khác, hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giảm mạnh, nhờ thế trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Trong năm 2004-2005, chi tiêu của người dân Việt Nam tăng 16- 18,5%, chi tiêu bình quân đầu người đạt 5,7 triệu đồng (gấp đôi so với mức 2,8 triệu đồng của năm 2000).


9 Nguồn: Kết quả điều tra mức sống-Tổng cục Thống kê 2004

Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP của Việt Nam đạt trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực (Singapore đạt 55,9%, Malaysia

đạt 58,2%, Thái Lan đạt 67,7%...). Đây cũng chính là một trong những tiền đề quan trọng để gia tăng tiêu thụ trong nước.

Bảng 4. Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng trong GDP Việt Nam10


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Tỷ trọng

72,88

71,18

71,32

72,58

72,41

72,64

72,21


Kết quả điều tra mức sống của các hộ gia đình do Tổng cục thống kê tiến hành cho thấy, thu nhập bình quân đầu người một người/tháng theo giá trị thực tế (thu nhập còn lại sau thuế) tăng từ 295.000đ/người/tháng năm 1999 lên 356.000đồng/ người/ tháng năm 2001-2002 và 484.400đồng/người/tháng năm 2003-2004, tăng 36% so với năm 2002. Mức chi tiêu cho đời sống năm 2003- 2004 của cả nước bình quân đạt 370.000 đồng/người/tháng, tăng 37,5% so với giai đoạn năm 2001-2002.Cụ thể ta có thể thấy qua biểu đồ sau:


10 Nguồn: http://www.gso.com.vn

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí