thương mại có nét kiến trúc hiện đại và sang trọng, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ tầng 1 đến tầng 6 dành cho siêu thị, nhà hàng, quán bar, cà phê, trung tâm giải trí, rạp chiếu phim…15 tầng còn lại là khu vực văn phòng cho thuê.
Vincom bố trí tầng 1 và tầng 2 dành cho mặt hàng cao cấp như trang sức, mỹ phẩm, thời trang; tầng 3 là hàng tiêu dùng; tầng 4 là siêu thị điện máy Caring; tầng 5 là khu vực ẩm thực với 15 nhà hàng cao cấp; tầng 6 gồm khu vui chơi giải trí và rạp chiếu phim Mega Star. Vincom đã đem lại không gian mua sắm hiện đại, sang trọng nhất cho người tiêu dùng thủ đô.
Mô hình tòa nhà kết hợp văn phòng-siêu thị và khu vui chơi giải trí như Vincom rất phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp đầu tư có thể tận dụng hết diện tích kinh doanh, mang đến cho khách hàng không chỉ một địa điểm mua sắm đơn thuần mà còn là nơi giải trí, thư giãn và tận hưởng các dịch vụ cao cấp nhất.
2.3.3 Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi đáp ứng thói quen mua sắm tại các tiệm tạp hoá của người dân. Nhược điểm của các cửa hàng tạp hoá là thiếu tính thẩm mỹ trong bày bán hàng, kinh doanh thiếu chuyên nghiệp, cơ sở vật chất lạc hậu. Cửa hàng tiện lợi khắc phục được những nhược điểm đó, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, về tiện nghi của địa điểm bán hàng. So với các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đáp ứng tốt hơn yêu cầu hàng ngày của người tiêu dùng bận rộn.
Kinh doanh theo mô hình cửa hàng tiện lợi là một hướng đi mới và đầy hiệu quả để giữ vững hệ thống bán lẻ trước sự xâm lấn của các tập đoàn nước ngoài. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực phân phối, khi các tập đoàn bán lẻ thế giới vào Việt Nam, cách nhanh nhất để chiếm giữ thị trường là mua lại mạng lưới bán lẻ có sẵn, có vị trí chiến lược thay vì phải mất thời gian thiết lập hệ thống bán lẻ từ đầu. Bằng việc tận dụng hệ thống các tiệm tạp hóa, cửa hàng
truyền thống sẵn có, nâng cấp chúng thành cửa hàng tiện lợi, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn duy trì được chỗ đứng trên thị trường bán lẻ. Mô hình này đang được triển khai áp dụng rộng rãi với các thương hiệu lớn là G7 Mart của công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, 24-Seven của công ty Hoàng Corp, Co-op Mart của công ty Saigon Co-op, Small Mart của công ty TNHH Dịch vụ thương mại Phạm Trang…
Mô hình kinh doanh của G7 Mart
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Thực Trạng Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Tại Việt Nam
- Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại Còn Chiếm Tỷ Trọng Khiêm Tốn, Chưa Đáp Ứng Nhu Cầu Thị Trường
- Giới Thiệu Một Số Hình Thức Bán Lẻ Hiện Đại Tiêu Biểu
- Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Nhằm Tạo Môi Trường Thuận Lợi Để Phát Triển Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại
- Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 11
- Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Phân tích rõ điểm yếu, điểm mạnh của mạng lưới các tiệm tạp hóa cộng với việc nghiên cứu rất kỹ mô hình "cửa hàng tiện lợi" của hệ thống Seven - Eleven tại Thái Lan, một thị trường có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, Trung Nguyên đã lên kế hoạch chi tiết và cụ thể để "chuyên nghiệp hóa" và liên kết các cửa tiệm tạp hóa cũ kỹ, lạc hậu vào một hệ thống phân phối hiện đại, thống nhất. Tháng 7/2006, mạng lưới phân phối G7 mart bắt đầu đi vào hoạt động với 120 nhà cung cấp, 500 cửa hàng tiện lợi G7 mart, 9.500 cửa hiệu thành viên, 100 trung tâm phân phối trên 64 tỉnh thành. Sau gần 2 năm nghiên cứu, triển khai, hiện Công ty G7 Mart đã có trong tay con số 10.000 cửa hàng bán lẻ tiệm tạp hóa tham gia dự án G7 Mart và lột xác trở thành các cửa hàng bán lẻ hiện đại. G7 Mart là một mô hình tiên phong của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ thông qua nhượng quyền.
Cùng với việc kinh doanh nhóm 5 ngành hàng (hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biến, rượu bia nước giải khát, thuốc lá, hàng phi thực phẩm), G7 Mart sẽ cung cấp các dịch vụ tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại VN như “thẻ tiện lợi”, “dịch vụ thanh toán tiện lợi” dành cho các khách hàng không có thời gian để thanh toán điện thoại, điện, nước, Internet, bán hàng qua catalogue…
Điểm đặc biệt của G7 Mart là đã nâng cấp từ hệ thống các cửa hàng truyền thống, tức là lựa chọn trong số các cửa hàng hiện có của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh... theo một tiêu chuẩn của G7 Mart quy định và kết
nối lại thành hệ thống. Các công việc như tập hợp hàng, chuẩn bị các đơn hàng, bố trí, phong cách phục vụ... đều văn minh và chuyên nghiệp hơn. G7 Mart sẽ tiến hành chuẩn hóa các cửa hàng tạp hóa nhỏ từ công nghệ quản lý, tư duy quản lý đến cách thức kinh doanh hiện đại. Điều này tạo ra sự liên kết giữa các cửa hàng nhỏ và rất nhỏ để tạo thành một thương hiệu lớn. Như vậy, rõ ràng với một thương hiệu chung sẽ tạo lên một ấn tượng tốt hơn cho người tiêu dùng.
Khi đời sống ngày càng cao, yêu cầu của người tiêu dùng càng đa dạng thì những cửa hàng mang lại nhiều tiện ích nhất với chi phí bỏ ra hợp lý sẽ được người tiêu dùng lựa chọn. Xu hướng mô hình này sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM
1. Những căn cứ chính để định hướng phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại
1.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trong những năm tới, với việc thực thi các cam kết hội nhập, thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Đầu tiên phải nói đến sự tham gia ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam. Các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới đã nhận ra sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và nhiều tập đoàn như Wal-mart, Carefour, Tesco…đã chọn Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược trong những năm tới.
Trong báo cáo “Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam” vừa được công bố, hãng nghiên cứu, tư vấn toàn cầu RNCOS khẳng định với vị trí là một trong bảy thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới và các nhà phân phối trong và ngoài nước đang đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần ở Việt Nam28. Hãng nhận định rằng cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn chuyển đổi nhanh từ năm 2007- 2011. Trong khoảng thời gian trên, các chợ mini, tổ hợp buôn bán nhỏ và hệ thống siêu thị sẽ mọc lên khắp nơi, ngày càng thu hút nhiều khách hàng, lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ nước ngoài và sẽ ra đời những trung tâm thương mại, mua sắm lớn hơn, hiện đại hơn.
Có thể thấy trong thời gian tới, hệ thống bán lẻ của Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh và phát triển theo hướng hiện đại. Hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại sẽ dần thay thế các cửa hàng có quy mô nhỏ, độc lập. Mô hình kinh doanh theo chuỗi sẽ ngày càng phổ biến thông qua
28 Nguồn: http://www.rncos.com/Report/IM502.htm
phương thức nhượng quyền thương mại. Mối liên hệ giữa nhà sản xuất, bán buôn và bán lẻ sẽ trở nên chặt chẽ và mật thiết, tạo ra hệ thống phân phối chuyên nghiệp hơn.
Quá trình hội nhập và mở cửa thị trường bán lẻ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và những thách thức lớn. Cơ hội rõ nét nhất là người tiêu dùng Việt Nam sẽ được hưởng nhiều lợi ích khi được mua hàng hóa đa dạng, chất lượng tốt với giá cả phải chăng; hệ thống bán lẻ của Việt Nam sẽ phát triển theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó, chúng ta còn có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các công ty bán lẻ hàng đầu thế giới. Công tác quản lý, tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa nói chung sẽ phát triển theo hướng hiện đại và hoàn thiện hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể phát triển lâu dài.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đặt ra là việc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với các đối thủ có tiềm tự tài chính lớn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh. Hệ thống bán lẻ trong nước còn non yếu, lạc hậu, và nếu không kịp thời có chiến lược phát triển cụ thể thì sẽ khó có thể củng cố vị thế và giữ vững thị trường trước làn sóng các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam.
1.2 Những thay đổi trong thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam
Kinh nghiệm của các hãng bán lẻ lớn trên thế giới đã cho thấy, mức thu nhập bình quân đầu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để quyết định có kinh doanh siêu thị tại khu vực đó hay không. Ở Việt Nam hiện nay, nếu tính theo sức mua ngang giá thì có thể phát triển kinh doanh siêu thị các khắp các thành phố và đô thị lớn và vừa, thậm chí, có thể phát triển mạng lưới đại siêu thị ở các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Theo dự báo mới đây của Bộ Công Thương, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm. Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu
người/ tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá chiếm khoảng 80% quỹ tiêu dùng cuối cùng29.
Những con số dự báo trên cho thấy triển vọng phát triển to lớn cho ngành dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là hệ thống bán lẻ hiện đại. Khi thu nhập được cải thiện, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn mua sắm tại những cửa hàng vệ sinh, tiện nghi, sang trọng. Trong một vài năm tới, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi chắc chắn sẽ là sự lựa chọn của đại bộ phận người dân có mức thu nhập trung bình trở lên.
1.3 Mức độ đô thị hoá và lối sống công nghiệp
Siêu thị, đại siêu thị và các loại cửa hàng bán lẻ hiện đại gắn liền với quá trình đô thị hoá, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn. Là một quốc gia đang phát triển và và đang tiến hành CNH-HĐH trên mọi lĩnh vực, Việt Nam sẽ xây dựng hàng loạt đô thị lớn để thích ứng với trình độ phát triển chung của thế giới. Quá trình đô thị hóa sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phận cư dân thành thị... Việt Nam sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những loại hình bán lẻ hiện đại quy mô hơn, kinh doanh chuyên nghiệp hơn bây giờ và đó sẽ là những cửa hàng phổ biến trong tương lai.
1.4 Lợi thế cạnh tranh của hệ thống bán lẻ hiện đại so với các loại hình bán lẻ truyền thống
Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu nhưng hệ thống bán lẻ hiện đại đa chứng tỏ tính ưu việt của mình so với hệ thống bán lẻ truyền thống. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại rõ ràng là có nhiều ưu điểm so với các loại hình bán lẻ vốn có trong mạng lưới phân phối ở nước ra nhờ sự tiện lợi, bài trí lịch sự văn minh và phương thức bán hàng tự phục vụ khá mới mẻ. Xây
29 Nguồn: Bộ Công Thương, “Đề án phát triển thương mại trong nước”.
dựng hệ thống bán lẻ hiện đại là phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Xu thế hiện đại hóa các loại hình thương mại là xu hướng chung của thế giới, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Đây cũng là đòi hỏi tất yếu khi kinh tế xã hội đang phát triển trong xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2010, kênh phân phối hiện đại sẽ chiếm tỷ lệ 30-40%, bằng với Trung Quốc hiện nay và đến năm 2020, chiếm khoảng 60%, bằng với Thái Lan hiện nay. Quá trình chuyển dịch hệ thống phân phối truyền thống đến hiện đại tại các nước như Mỹ mất 80 năm, các nước Châu Âu là 30 năm, Malaysia và Thái Lan: 10 năm, Trung Quốc: 5 năm. Thời gian chuyển dịch cơ cấu hệ thống phân phối ngày càng được rút ngắn, do đó việc đề ra định hướng và giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại là một yêu cầu cấp bách.
2. Mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống bán lẻ tại Việt Nam
Vừa qua Bộ Công Thương đã xây dựng “Đề án phát triển thương mại thị trường trong nước đến 2010 và định hướng đến 2020”. Ngày 15/02/2007, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 27/2007/QĐ-TTCP phê duyệt đề án này. Đây là một trong những đề án được Bộ Công Thương xây dựng gấp rút trong gần 2 năm nhằm phát triển thị trường nội địa trong điều kiện hội nhập mới. Đây cũng là đề án rất quan trọng và được kỳ vọng sẽ có tác động sắp xếp, tổ chức và thúc đẩy thị trường trong nước đủ sức cạnh tranh khi bước vào giai đoạn hội nhập hoàn toàn theo cam kết WTO.
2.1. Mục tiêu
Xây dựng một nền thương mại trong nước phát triển vững mạnh và hiện đại, dựa trên một cấu trúc hợp lý các hệ thống và các kênh phân phối với sự tham gia của các thành phần kinh tế và loại hình tổ chức, thực hiện mở cửa thị trường phân phối theo đúng cam kết gia nhập WTO.
Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại trong đó chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại. Phấn đấu đến
năm 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đạt 20%, tương đương khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, tương đương khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Chủ trương hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
Khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn thông qua quá trình tích tụ và tập trung nhằm tạo dựng các nhà phân phối lớn thương hiệu Việt Nam; xác lập sự liên kết giữa các doanh nghiệp để tạo sức mạnh để hợp tác và cạnh tranh có hiệu quả với các tập đoàn nước ngoài khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
2.2 Định hướng phát triển đối với hệ thống bán lẻ hiện đại
Các doanh nghiệp thuộc hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi…sẽ liên kết với các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các trang trại, các HTX, các chợ đầu mối… để tạo nguồn hàng ổn định lâu dài.
Chủ trương phát triển mạnh loại hình bán lẻ hiện đại tại khu vực thành thị. Các đô thị loại I là những nơi có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển các cửa hàng bán lẻ hiện đại, sau đó sẽ từng bước nhân rộng ra các đô thị loại II và loại III đến các thị xã, các khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu đô thị mới, khu du lịch, các cửa khẩu và các thị trấn. Mỗi loại hình cần đổi mới hiện đại, liên kết thành các hệ thống, các chuỗi phân phối.
Phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, chuyên doanh, tổng hợp…gắn với khu vực dân cư, phù hợp với nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người tiêu dùng ở thành thị và nông thôn. Các doanh nghiệp cần tiến hành quá trình