600
500
Mức thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng tại Việt Nam từ 1995 - 2004
Đơn vị tính: nghìn đồng
484.4
Có thể bạn quan tâm!
- Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 2
- Hệ Thống Bán Lẻ Áp Dụng Phương Pháp Tự Phục Vụ (Self-Service)
- Thực Trạng Hoạt Động Bán Lẻ Trên Thị Trường Bán Lẻ Việt Nam
- Thực Trạng Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Trên Thị Trường Việt Nam
- Uy Tín Và Thương Hiệu Của Các Siêu Thị Nước Ngoài Tại Việt Nam
- Lợi Thế Của Các Doanh Nghiêp Bán Lẻ Nước Ngoài
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
400
300
200
100
206.1
170
226.7
182.4
295
221.1
356.1
269.1
359.7
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
Chi tiêu bình quân đầu người/tháng
0
1995 1996 1999 2002 2004
Theo nghiên cứu mới đây của Tổng cục thống kê, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2005 đã đạt 10,1 triệu đồng, tương đương 683 USD. Sang năm 2006, con số này tăng lên 11,6 triệu đồng, tức là 725 USD, tăng 13,6%. Đây là một thuận lợi căn bản để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trên cả nước.
Thứ ba, thị trường bán lẻ Việt Nam còn non yếu.
Trong khi triển vọng phát triển như vậy thì ngành phân phối hiện nay lại quá bất cập, cho nên cơ hội dành cho các tập đoàn bán lẻ hùng mạnh nước ngoài là rất lớn.
Theo đánh giá của AT Kearney, Việt Nam giống như một "Tiểu Ấn Độ" trên nhiều phương diện, đặc biệt là ở tính manh mún của thị trường bán lẻ. Trên thực tế, 90% số điểm bán hàng là các cửa hàng của hộ gia đình la liệt khắp nơi, tương tự như các cửa hàng kirana (chạp phô) ở Ấn Độ.
Theo nhận định của của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay không gian bán lẻ Việt Nam đang trống trải và đầy cơ hội. Thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở dưới mức phát triển do cơ sở hạ tầng kinh doanh còn thiếu và yếu
kém, kỹ năng kinh doanh chưa chuyên nghiệp, dịch vụ hậu cần chưa có gì… Theo số liệu của Bộ Công Thương, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua hệ thống chợ (khoảng 40%) và qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập (khoảng 44%). Hàng bán qua hệ thống phân phố hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại 6% là do các nhà sản xuất bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng.11
Nhà sản xuất bán thẳng
Hệ thống bán lẻ hiện đại
Cửa hàng truyền thống
Chợ
Tỷ trọng hàng hóa bán lẻ qua các phương thức phân phối
6%
40%
10%
44%
Nếu như tỷ trọng bán lẻ hàng hóa qua siêu thị và trung tâm thương mại ở Trung Quốc là hơn 56%, Thái Lan là trên 60%, Singapore là 60%-70%, Mỹ là trên 90%...thì con số 10% hàng tiêu thụ qua kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam còn quá khiêm tốn. Theo các chuyên gia trong ngành phân phối đánh giá, các trung tâm siêu thị lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đáp ứng được 20%-30% nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, 70%-80% còn lại vẫn dựa vào các cửa hàng nhỏ lẻ.
Theo các chuyên gia, mặc dù tiềm năng thị trường bán lẻ rất lớn, nhưng thực trạng ngành bán lẻ Việt Nam đến thời điểm này lại cho thấy đang thiếu bàn tay quy hoạch của nhà nước. Trên cả nước hiện chỉ có thành phố Hồ Chí Minh bước đầu hoàn thiện việc quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đến năm 2010, định hướng đến năm 2015.
11 Nguồn: Bộ Công thương, Vụ chính sách thị trường trong nước
Còn về phía ngành, đến nay Bộ Công thương cũng chưa xây dựng được định hướng quy hoạch tổng thể mạng lưới bán lẻ cho cả nước. Chính vì thiếu định hướng và quy hoạch nên việc buôn bán hầu hết vẫn phát triển một cách tự phát, nhỏ lẻ.
Rõ ràng, một "nền thương nghiệp toàn dân" nhỏ lẻ, manh mún, phát triển một cách tự phát như vậy cần phải được tổ chức lại và đây chính là "đất dụng võ" của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia khi chúng ta mở cửa thị trường này.
Ngoài ra, một yếu tố nữa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là vì Việt Nam là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường như ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào và mức giá cho thuê các trung tâm thương mại cũng như lương trả cho nhân công tại Việt Nam khá rẻ và linh động so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1.3. Yếu tố chính trị pháp luật tác động tới hoạt động bán lẻ
Trên bước đường phát triển và hội nhập, Việt Nam đang dần hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình. Trong ngành thương mại bán lẻ, nước ta cũng đã xây dựng được các dự án, các quy chế để hướng dẫn thi hành và quản lý hoạt động bán lẻ với mục tiêu vừa tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước phát triển, vừa tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
2.1.3.1.Quy chế siêu thị-trung tâm thương mại
Ngày 24/9/2004, Bộ Thương mại (nay là bộ Công Thương) đã ra quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM về quy chế siêu thị và trung tâm thương mại.
Theo quy chế này, siêu thị được phân ra làm 3 hạng gồm:
Siêu thị hạng 1 phải có diện tích tối thiểu là 5.000 m2 và có 20.000 chủng loại hàng hóa trở lên;
Siêu thị hạng 2 có diện tích từ 2.000m2 và 10.000 chủng loại hàng hóa trở lên;
Siêu thị hạng 3 có diện tích tối thiểu 500m2 và 4.000 chủng loại hàng hóa trở lên.
Về các trung tâm thương mại cũng chia thành 3 hạng:
Các trung tâm thương mại hạng 1 phải có diện tích từ 50.000m2 trở lên;
Các trung tâm thương mại hạng 2 phải có diện tích là 30.000m2
Các trung tâm thương mại hạng 3 phải có diện tích là 10.000m2
Ngoài ra, QĐ 1371 còn nêu rõ các siêu thị, trung tâm thương mại phải có đủ tiêu chuẩn như: nơi để xe, khu vệ sinh, các dịch vụ đi kèm, hệ thống nhà hàng… chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Theo tiêu chuẩn của Bộ Công Thương, hiện cả nước có đến 33% số lượng siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 44,7% số siêu thị đạt siêu thị hạng 3, 11,7% đạt đạt siêu thị hạng 2 và chỉ có 10,6% đạt siêu thị hạng 112. Đa số siêu thị hạng 3 danh mục hàng hóa nghèo nàn, giá bán thiếu cạnh tranh, dịch vụ khách hàng còn kém, công tác quản lý còn nhiều yếu kém và hiệu quả kinh doanh chưa cao.
12 Nguồn: Bộ Công thương, Vụ chính sách thị trường trong nước
Phân hạng siêu thị năm 2005 theo tiêu chuẩn quy định trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại
10,6%
33,0%
44,7%
11,7%
Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Chưa đáp ứng tiêu chuẩn
2.1.3.2.Lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam13
Năm 2006 đánh dấu một điểm mốc cực kỳ quan trọng trong nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam. Sau nhiều nỗ lực đàm phán, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO. Ngay sau đó Việt Nam được hưởng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) của Mỹ ngày 20/12/2006. Cùng thời điểm đó, các cam kết gia nhập của Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa, theo đó các hạn chế về vốn sở hữu, mặt hàng kinh doanh sẽ được xóa bỏ sau 3 năm kể từ ngày gia nhập. Lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam như sau: Việt Nam cam kết cả 4 loại hình phân phối là bán lẻ, bán buôn, đại lý hoa hồng và nhượng quyền thương mại.
- 1/1/2008: cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước
ngoài.
13 Nguồn: ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), "WTO-các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại Thế giới của Việt Nam", NXB Chính trị quốc gia, trang 838,839
- 1/1/2009: cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) chỉ được xem xét tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
- 1/1/2010: các doanh nghiệp FDI được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
Mức độ mở rộng thị trường như sau:
- Từ 11-1-2007, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được phép phân phối những mặt hàng: xi măng, clinke, lốp (trừ lốp máy bay), giấy, máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con, xe máy, sắt thép, thiết bị nghe nhìn, rượu, phân bón.
- Từ 1-1-2009, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép phân phối máy kéo, phương tiện cơ giới, ô tô con, xe máy.
- Từ 1-1-2010, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
2.1.3.3.Đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020" 14
Để củng cố thương mại nội địa trước thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ. Cuối năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án "Chiến lược phát triển thương mại nội địa 2006- 2010, định hướng đến năm 2015 và 2020". Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển thương mại nội địa đề ra 2 định hướng lớn:
Thứ nhất là tổ chức lại thương mại nội địa, theo 2 hướng: Xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống, dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu
14 Nguồn: Bộ Công thương
thông với sản xuất tiêu dùng. Trong đó có hệ thống phân phối chuyên ngành như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón... và hệ thống phân phối đa ngành như các trung tâm bán buôn hoặc chuỗi cửa hàng bán lẻ...
Thứ hai là hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Dự kiến sẽ có khoảng 15-20 doanh nghiệp được chọn làm doanh nghiệp trọng điểm, gồm nhiều loại hình kinh doanh như: trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, tổng công ty thương mại, mạng lưới bán lẻ, chợ đầu mối... và nhiều thành phần kinh tế, để phát triển cơ sở, mạng lưới kinh doanh, làm nòng cốt, bộ xương cho thương mại nội địa, xây dựng chiến lược phát triển trong vòng 5 - 10 năm trở thành nhà phân phối lớn, có uy tín đủ sức cạnh tranh "ngang ngửa" với các nhà phân phối nước ngoài. Tuy nhiên, những trợ cấp của Nhà nước sẽ không phải mang tính trợ cấp mà chủ yếu là tạo điều kiện pháp lý, cơ sở
hạ tầng... cho những doanh nghiệp này.
2.1.4. Mặt bằng cho hoạt động kinh doanh bán lẻ
Với việc Việt Nam đã gia nhập WTO và cam kết sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày 1/1/2009, dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều tập đoàn bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thì vấn đề mặt bằng dành cho hoạt động kinh doanh bán lẻ trở thành vấn đề nóng bỏng. Trong bản báo cáo Công ty tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard
Ellis (CBRE)15 vừa công bố thì hiện loại mặt bằng phục vụ riêng cho hoạt
động kinh doanh bán lẻ ở Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng. Hầu hết các mặt bằng hiện hữu không đạt chuẩn quốc tế và để đảm bảo chỗ đứng của mình, nhiều nhà kinh doanh bán lẻ đã phải chọn giải pháp cải tạo lại các cửa hàng mặt tiền trong khi chờ đợi những mặt bằng có chất lượng tốt hơn.
15 Nguồn: "Báo cáo về thị trường kinh doanh bán lẻ Việt Nam", Công ty tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Ellis (CBRE) công bố tháng 11/2007
Ông Rik Mekkelholt, trưởng phòng phụ trách Tư vấn kinh doanh bán lẻ CBRE cho biết, tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện mới chỉ có 13 trung tâm thương mại cung cấp cho thị trường 140.000m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ, trong đó Hùng Vương Plaza là trung tâm lớn nhất - rộng 33.000m2. Hà Nội có 7 trung tâm cung cấp khoảng 100.000m2 cho hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nếu so sánh với Singapore mới khánh thành một trung tâm thương mại với diện tích 100.000m2 thì những con số trên của Việt Nam còn quá nhỏ bé. Hiện nay công suất thuê mặt bằng tại các thành phố lớn đều đạt trên 95% và nhu cầu thuê mặt bằng đang tăng mạnh. Có nhiều trung tâm thương mại đến nay vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng các nhà kinh doanh cũng đã đăng ký thuê kín chỗ.
Cũng theo CBRE, nguồn cung diện tích sàn cho thị trường bán lẻ sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Theo ước tính từ nay đến năm 2010, Việt Nam sẽ có hàng chục trung tâm thương mại hiện đại đi vào hoạt động. Dự kiến sẽ có khoảng 350.000m2 mặt bằng sẽ tham gia vào thị trường kinh doanh bán lẻ tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2011 và 380.000m2 đang được đầu tư phát triển tại Hà Nội. Hy vọng những bổ sung đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện nay.
Cũng do nguyên nhân cung không đủ cầu mà giá cho thuê mặt bằng đang ngày càng tăng lên. Nếu thời điểm năm 2005, giá thuê mặt bằng kinh doanh tại các trung tâm thương mại trong các cao ốc trung bình khoảng 60 USD/m2/tháng thì đến năm 2006 con số này là 80 USD/m2/tháng, tăng 33,3%.
Năm 2007 chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn vào Việt Nam, giá thuê mặt bằng lại tiếp tục tăng cao, đặc biệt là tại các khu trung tâm thành phố, các khu cao ốc, khu chung cư cao cấp. Mức giá trung bình khoảng 130-170 USD/m2/tháng.
Tại các vực kém "đắc địa" hơn thì giá thuê cũng "mềm" hơn, trung bình khoảng 80-100 USD/m2/tháng. Đây là điều chưa từng thấy tại Việt Nam