Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 9

khẩn trương tự hoàn thiện mình bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối và tiến hành kinh doanh theo chuỗi. Đồng thời, các nhà bán lẻ nội địa đã ý thức được là phải liên kết để tạo nên sức mạnh tổng thể chuẩn bị cho cạnh tranh.

Mở rộng mạng lưới phân phối và kinh doanh theo chuỗi.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc mở rộng hệ thống bán lẻ. Việc sở hữu kênh bán lẻ đã trở thành lợi thế đặc biệt của các doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi đối đầu với hàng nhập khẩu.

Theo các doanh nghiệp, thời gian không còn nhiều để họ có thể thong thả vì đây là năm nước rút trước khi chính thức bước vào cuộc chiến khốc liệt với nhà đầu tư nước ngoài: giành giật người tiêu dùng về "phần sân" của mình. Với chiến lược không ngừng mở rộng mạng lưới, một số doanh nghiệp đã và đang hình thành loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại của riêng mình để từng bước vận hành theo mô hình chuỗi và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Trong thời gian qua, hàng loạt các siêu thị, cửa hàng tiện ích đã được xây dựng và đi vào hoạt động khá rầm rộ.

Tháng 1/2008, Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã đưa vào hoạt động mới 2 siêu thị tại Bình Tân và Vũng Tàu. Nếu tính cả năm 2007, Saigon Co.op đã đưa vào hoạt động 9 siêu thị mới với tổng vốn đầu tư lên đến 500 tỷ đồng.

Chuỗi hệ thống siêu thị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là Vinatexmart cũng không kém cạnh khi chỉ trong tháng 12-2007 và tháng 1- 2008 đã đưa vào hoạt động 4 siêu thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kontum.

Tại thị trường phía Bắc, các siêu thị như Intimex, Fivimart đều tăng cung, mở rộng các hệ thống phân phối của mình. Nhưng "làm mưa làm gió" nhất trong năm 2007 phải kể đến chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Hapro của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Trong năm 2007,

doanh nghiệp này đã mở thêm gần 20 siêu thị và cửa hàng tiện ích. Không chỉ chú trọng thị trường Hà Nội, Hapro đang xuất hiện và mở rộng mạng lưới ở các tỉnh Thái Bình, Hà Tây, Hưng Yên, thậm chí cả các tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Cạn.

Danh sách siêu thị tiếp tục chờ mở cửa trong năm 2008 còn khá dài. Saigon Co.op sẽ khai trương thêm 10 siêu thị mới. Vinatexmart, sau khi đã mở 50 siêu thị, hiện đang có đến 25 siêu thị chờ triển khai ở khắp 17 tỉnh thành. Hapro còn chuẩn bị đầu tư mạnh hơn nữa với 5 trung tâm thương mại và hơn 200 cửa hàng tiện ích tại hơn 10 tỉnh thành phía Bắc. Công ty cổ phần An Phong, chủ đầu tư chuỗi hệ thống siêu thị Maximark, cũng tung ra đến gần 300 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư mới 3 siêu thị đến cuối năm 2008 vì theo các doanh nghiệp thì "đã kinh doanh là phải bắt buộc mở rộng, phát triển", có thế mới mở rộng được thị trường, thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Đây có thể nói là những con số khá ấn tượng và cũng rất đáng mừng cho thị trường bán lẻ Việt Nam, thể hiện nỗ lực của các doanh nghiệp "nội" quyết giữ thị trường "nhà", khách hàng "nhà".

Mở rộng hệ thống cũng như địa bàn hoạt động là hướng đi đúng đắn và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Tai các thành phố lớn, các siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài khang trang, hiện đại mọc lên "như nấm sau mưa" và đang dần tỏ ra lấn át các siêu thị trong nước. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa thực sự phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế thì tốt hơn cả là tìm cho mình hướng đi riêng. Doanh nghiệp nên quan tâm khai thác triệt để thị trường các tỉnh ngoại thành-thị trường đầy tiềm năng nhưng vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Liên kết nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ngoài chiến lược mở rộng chuỗi kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu thực hiện liên kết. Trong tình hình thực tế hiện nay, liên kết là biện pháp hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp trong nước có thể làm để nâng sức mạnh của mình lên. Liên kết để làm đối trọng lại những tập đoàn đa quốc gia. Liên kết không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển.

Phát triển hoạt động bán lẻ hiện đại - triển vọng cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài và giải pháp cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 9

Gần đây, 4 doanh nghiệp lớn trong ngành phân phối bán lẻ Việt Nam là Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Cop.op) và Công ty TNHH Phú Thái (Phú Thái Group) đã ký bản hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA).

Việc ra đời của VDA được kỳ vọng là có thể cạnh tranh được với các tập đoàn phân phối nước ngoài đồng thời tạo cầu nối thúc đẩy thương mại nội địa phát triển, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và xây dựng VDA trở thành Wal-Mart của Việt Nam. 4 đơn vị thành viên VDA tiền thân đã có 10-20 năm kinh nghiệm hoạt động, có khách hàng, có thị trường... Trong năm 2006, tổng doanh số của 4 đơn vị thành viên VDA đã lên tới trên

20.000 tỷ đồng. VDA có thể coi là mô hình 4+1, trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối Việt Nam trong tương lai gần, bởi đã hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, chiếm 50% thị phần tại thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 3 nhà bán lẻ Việt Nam nằm trong top 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2004 19; Hapro và Satra có hàng chục năm kinh nghiệm, đã thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tầng và thị phần ở cả miền Bắc và miền Nam; Phú Thái Group cũng có thế mạnh của nhà phân phối bán lẻ hàng



19 Nguồn: http:// tintuconline.vietnamnet.vn/kinhte/167129/, "Top 500 công ty bán lẻ Châu Á có mặt 3 công ty Việt Nam"

đầu Việt Nam với trên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Giai đoạn 1, VDA sẽ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Trước mắt VDA sẽ sử dụng vốn góp của 4 thành viên sáng lập và tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở 3 trung tâm thành phố lớn của cả nước là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Dự kiến trong năm 2008 sẽ có trung tâm kho vận và hệ thống logistic đầu tiên đi vào hoạt động. Đến giai đoạn 2, khi Việt Nam mở cửa thị trường này hoàn toàn, VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng các đại siêu thị, các trung tâm phân phối bán sỉ, nhượng quyền kinh doanh, mua bán sáp nhập các doanh nghiệp và tiến tới đầu tư ra nước ngoài. VDA sẽ xây dựng các tổng kho hàng hóa tại các tỉnh thành trong cả nước là nơi tiếp nhận hàng hóa cho mạng lưới phân phối, trở thành cầu nối cho các nhà sản xuất. Mục đích của các nhà sáng lập VDA không chỉ mong muốn lập nên một bộ xương vững chắc cho 4 công ty thành viên mà còn tạo nền tảng cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa.

Chiến lược liên kết còn được thể hiện qua sự ra đời của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (VAR). Mối liên kết này dự kiến sẽ tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nước khi phải đối đầu với các đối thủ quá mạnh.

Theo quyết định 1159 QĐ/BNV về việc thành lập hiệp hội các nhà bán lẻ, ngày 5/10/2007, tại Hà Nội, Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã chính thức ra mắt với sự tham gia của 130 doanh nghiệp lớn nhỏ trong cả nước.

AVR sẽ hoạt động trên cơ sở tự nguyện, phi lợi nhuận với mục đích chính là tập hợp, đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên để xây dựng và phát triển lĩnh vực dịch vụ bán lẻ thành một hệ

thống bán lẻ có quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao và có uy tín trên toàn quốc và trên trường quốc tế.

Hoạt động của AVR cũng sẽ tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, đồng thời sẽ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định cơ chế, chính sách có liên quan đến loại hình kinh doanh bán lẻ nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong thị trường bán lẻ.

Rõ ràng các doanh nghiệp trong nước đang nỗ lực để đứng vững trên sân nhà. Liên kết, tận dụng lợi thế thị trường hiện có, nâng cấp mạng lưới phân phối bán lẻ truyền thống thành hệ thống bán lẻ hiện đại là bước đi đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

Những thành tựu mà các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đạt được đã góp phần thay đổi diện mạo của hệ thống phân phối trong nước, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ cả mặt lượng và mặt chất của các siêu thị, trung tâm thương mại và của hàng tiện lợi trong thời gian qua cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ Việt Nam theo hướng hiện đại hóa và ngày càng phát triển. Xây dựng hệ thống bán lẻ hiện đại là một xu thế tất yếu khi đời sống của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể trên, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước vẫn bộc lộ những yếu kém cần khắc phục.


2.3.2.2.Những yếu kém tồn tại

Mạng lưới đông nhưng yếu kém, thiếu tính liên kết

"Mạng lưới yếu kém không có nghĩa là ít, mà nó không được tổ chức, thiết kế để trở thành những hệ thống chuyên nghiệp. Thị trường của chúng ta hết sức manh mún, tản mác, rời rạc, chẳng có liên hệ gì với nhau. Cả tổ chức

và hoạt động của nó nằm ngoài sự kiểm soát. Một thị trường mà toàn người dân bán cho nhau, rồi tiểu thương tự mua tự bán thì việc quản lý, điều tiết giá nhanh là điều cực khó. Có hai điểm yếu lớn nhất của hệ thống này. Do không có những rường cột lớn nên hệ thống phân phối trên rất dễ bị tổn thương. Yếu tố tâm lý tác động rất nhiều vì chỉ cần nghe tin giá sẽ lên, ai cũng muốn lãi cao nên tâm lý người bán là dừng lại chờ xem. Yếu tố chờ xem có thể khiến tạo nên cơn sốt giả tạo, từ đó dễ đẩy giá lên. Chính điều này tạo nên điểm yếu thứ hai là dễ nảy sinh đầu cơ".20

Thiếu tính liên kết cuả các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thể hiện trên 2 phương diện: thiếu tính liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau và thiếu tính liên kết giữa nhà sản xuất - nhà phân phối - nhà bán lẻ.

Các doanh nghiệp bán lẻ hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn ít ỏi trong khi phải cạnh tranh với các đại gia bán lẻ đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới. Đây dường như là cuộc chạy đua không cân sức, chẳng mấy chốc mà các doanh nghiệp nội sẽ bị các tập đoàn ngoại thôn tính. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam là phải liên kết, phải liên kết thôi. Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được điều đó, bằng chứng là sự ra đời của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) trong thời gian qua. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia kinh tế, khi các doanh nghiệp biết kết hợp với nhau sẽ phát huy được thế mạnh của từng doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí nhỏ lẻ về cửa hàng, kho vận. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ về lợi ích mà khi mình toàn tâm hợp tác với các doanh nghiệp khác. Hiện nay, tính liên kết giữa các doanh nghiệp vẫn còn rời rạc. Không ít doanh nghiệp tìm đến liên kết với nhau chỉ là hình


20 Nguồn: Ông Hoàng Thọ Xuân, vụ trưởng vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ Online. http://beta.baomoi.com/Home/KinhTe/www.tuoitre.com.vn/Mang_luoi_ban_le_dong_nhung_roi_rac/159016 4.epi

thức, còn thực chất thì luôn tìm cách gây bất lợi cho nhau chứ chưa thực sự cùng nhau chia sẻ thông tin, lợi ích.

Một điểm nữa là các doanh nghiệp dịch vụ phân phối trong nước thiếu sự liên kết chiến lược giữa Nhà sản xuất - Nhà phân phối - Nhà bán lẻ để tạo ra các chuỗi cung ứng. Đặc biệt là tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc, liên kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với kinh doanh chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, chủ yếu mạnh ai nấy làm, còn thiếu các đại siêu thị, các tổng kho tầm cỡ. Nhà bán lẻ chủ trương bán hàng ra phải sòng phẳng, khách quan để lựa chọn nhà sản xuất; nhà cung cấp đưa ra những mặt hàng tốt, có chất lượng và có giá cả phù hợp bán trong hệ thống, nhưng thực tế quá trình thực hiện lại rất nhiêu khê. Thời gian qua, mặc dù cả nhà bán lẻ và nhà sản xuất đã có nhiều nỗ lực để hợp tác với nhau, nhưng họ vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Thường xuyên xảy ra tình trạng các nhà sản xuất hủy bỏ hợp đồng khi thị trường có dấu hiệu biến động, dẫn đến nguồn hàng trong các hệ thống bị bấp bênh, không ổn định. Cũng liên tục xảy ra cảnh nhà bán lẻ chèn ép, ép giá các nhà sản xuất, buộc các nhà sản xuất phải hạ giá thành sản phẩm. Tình trạng này xuất phát từ việc thiếu những định hướng hợp tác lâu dài, thiếu những dự đoán về biến động của thị trường và kết quả là hàng hóa trên thị trường lúc khan hiếm, lúc lại dư thừa, khiến hoạt động của doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Thiếu tính chuyên nghiệp trong kinh doanh

Nhìn vào cơ cấu đầu tư, có đến 72% doanh nghiệp Việt Nam chọn bán lẻ, phân phối, dịch vụ làm "nồi cơm". Tuy nhiên các doanh nghiệp bán lẻ của nước ta hiện nay hoạt động kém hiệu quả, còn mang nặng tính đại lý. Hình thức này tuy có thuận lợi là cần ít vốn, phát huy lợi thế lao động dồi dào về số lượng, còn thấp về trình độ kinh doanh, còn thiếu thốn về địa điểm kinh

doanh, ít bị rủi ro.... nhưng bản chất là "đi làm thuê" nên hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào bên cung cấp, lợi nhuận thu được rất nhỏ bé.

Một yếu kém khác là sau khi chuyển đổi từ hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán mang nặng tính phân phối theo định lượng, tem phiếu của thời bao cấp sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được bung ra, nhưng lại mang nặng tính tự phát, phong cách kinh doanh chưa thoát khỏi tâm lý của người buôn bán nhỏ. Đó là chưa kể tình trạng buôn bán theo kiểu chụp giật, nâng giá theo kiểu "té nước theo mưa" mỗi khi Nhà nước buộc phải nâng giá như mấy đợt nâng giá xăng dầu trong thời gian qua, hoặc găm hàng chờ tăng giá, lạm dụng vị thế độc quyền nhà nước...

Hơn thế, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và theo các chuyên gia kinh tế thì "nhiều nghề sẽ yếu nghề", nghĩa là khâu kinh doanh đầu ra sẽ kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, phần lớn hoạt động thương mại của Việt Nam diễn ra thông qua các loại hình thương mại truyền thống, đại bộ phận hàng hoá đang được phân phối đến người tiêu dùng qua kênh này. Hệ quả là các doanh nghiệp bán lẻ luôn gặp phải những khó khăn về văn minh thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa... Hàng loạt các vụ sai phạm của các siêu thị, các cửa hàng tự chọn gần đây đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng. Trong tháng 6/2007, đội Quản lý thị trường ý số 14 (Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với các ngành chức năng đồng loạt kiểm tra 2 siêu thị là Intimex (đường Lý Thái Tổ) và Fivimax (đường Trần Quang Khải) đã phát hiện toàn bộ số chảo, nồi chống dính của hãng Xunhou (Trung Quốc) lại được dán tem những thương hiệu nổi tiếng như Crown, Daily (Hàn Quốc), Gasibusi (Nhật Bản). Nhiều loại chảo chống dính được bán tại siêu thị Fivimax mang nhãn hiệu Crouwn, Newstar, Sundaynhưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2022