Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Nhằm Tạo Môi Trường Thuận Lợi Để Phát Triển Hệ Thống Bán Lẻ Hiện Đại


tích tụ, tập trung để liên kết các cửa hàng độc lập thành 1 hệ thống bằng các hình thức đại lý, nhượng quyền kinh doanh.

Khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh, liên kết xây dựng đại siêu thị và các loại hình tương đương ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung để tranh thủ lợi thế về vốn, về khoa học kinh doanh siêu thị của họ để phát triển hệ thống bán lẻ văn minh hiện đại tại Việt Nam. Đặc biệt khuyến khích các hoạt động mua lại, sáp nhập các siêu thị nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ để hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn vận hành theo mô hình “chuỗi”, nhờ đó tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Tăng cường năng lực chuyên môn cho các nhà phân phối Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010, Việt Nam có thể có được 10-15 nhà phân phối bán lẻ tầm cỡ quốc gia và quốc tế, đảm bảo cạnh trạnh được với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài trên thị trường nội địa.

3. Các giải pháp và kiến nghị

3.1 Đối với Chính phủ

3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại

Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành nhiều đạo luật về kinh tế-xã hội, đồng thời cũng thường xuyên tiến hành rà soát, sửa đổi để từng bước hoàn chỉnh các chính sách và cơ chế quản lý. Tuy nhiên, điểm hạn chế là tính ổn định của các đạo luật là rất thấp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO nên môi trường kinh doanh càng cần phải thông thoáng và bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong cũng như ngoài nước, phù hợp với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT).


Có ý kiến cho rằng hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ là một một bộ phận nằm trong mạng lưới thương nghiệp của nước ta và luật thương mại, luật dân sự và các luật khác đủ để điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, do đặc thù trong hoạt động kinh doanh, rất cần có sự hướng dẫn và điều hành cụ thể của nhà nước cho lĩnh vực hoạt động này. Đó là một quy chế hoạt động siêu thị. Tuy nhiên, hiện nay Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại đã bộc lộ nhiều điểm bất cập như đã phân tích trong chương 2. Trong thời gian tới, nhà nước cần có thêm những văn bản pháp luật quy định chi tiết và có tính ràng buộc pháp lý cao hơn đối với hoạt động kinh doanh bán lẻ hiện đại. Trước hết, quy chế cần được hoàn thiện để khắc phục các bất cập về tên gọi, qua đó xác định rõ hơn các loại hình chịu sự điều tiết, quản lý của Quy chế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Chính phủ cần hoàn thiện, điều chỉnh tiêu chuẩn phân hạng siêu thị cho phù hợp với thực tế và tạo điều kiện cho công tác quản lý. Đồng thời, Quy chế cần được nghiên cứu để nâng cấp thành Dự án Luật kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam (trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm từ Thái Lan và Trung Quốc). Dự án luật này nên được xây dựng càng sớm càng tốt để kịp thời trở thành khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bán lẻ sẽ phát triển bùng nổ trong tương lai gần.

Về Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng:

Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Việt Nam - 10

Một trong những khuôn khổ pháp lý có ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động bán lẻ là Luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam đã có những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Pháp lệnh số 12/2003/PL- UBTCQH ngày 26/07/2003 về Vệ sinh an toàn thực phẩm, song công tác giám sát và thực hiện luật này tại các siêu thị, cửa hàng trong thời gian qua còn lỏng lẻo dẫn tới hàng loạt siêu thị bán hàng “không sạch” cho người tiêu dùng.

Chúng ta cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hàng hoá trên thị trường với một chuẩn mực thống nhất trong cả nước. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho lưu


thông. Đồng thời, Nhà nước nên có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm...

Nhà nước cần xác định hệ thống bán lẻ hiện đại là các đơn vị tiên phong trong việc chấp hành các tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ, nhà nước cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn của hàng hóa bày bán trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên với các đơn vị này. Điều này sẽ giúp các cơ quan chức năng từng bước áp dụng các biện pháp quản lý vệ sinh thực phẩm cho các hình thức bán lẻ khác, chấm dứt tình trạng lộn xộn không quản lý được như đối với các chợ, cửa hàng truyền thống.

3.1.2 Giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại

Chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, chúng ta cần tiếp tục tạo môi trường pháp lý thông thoáng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô để tạo niềm tin đầu tư cho các tập đoàn bán lẻ. Bên cạnh đó cần quy định rõ quyền sử dụng đất, quyền thuê đất để cho các nhà đầu tư yên tâm; đơn giản hoá thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép hoạt động và tiến hành có hiệu quả việc cấp, điều chỉnh giấy phép. Nhà nước cần khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và hệ thống bán lẻ hiện đại bằng cách hạ bớt các rào cản gia nhập ngành.

Tiến hành thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này để xây dựng một số siêu thị, trung tâm thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, nhờ đó các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ nước ngoài về kinh doanh loại hình dịch vụ này. Nhà nước cần khuyến khích việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích đầu tư nhưng không được tràn lan


mà phải thực hiện mục tiêu tạo điều kiện chuyển giao về công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, nhà nước cần thận trọng khi quyết định cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài để tránh dẫn đến hậu quả phá sản hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Các dự án đầu tư phải căn cứ trên nhu cầu của nền kinh tế.

Chính sách tài chính tín dụng

Do đặc thù của kinh doanh bán lẻ theo hướng hiện đại cần vốn đầu tư ban đầu khá lớn, nhưng lợi nhuận ban đầu thấp, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi tín dụng và những ưu đãi khác đối với các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị. Cho đến nay nước ta chưa có chính sách tài chính tín dụng ưu tiên phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Các doanh nghiệp muốn kinh doanh phải tự chuẩn bị về vốn mà không nhận được bất cứ ưu đãi nào. Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp trong nước tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn; sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, bao gồm vốn ngân sách Trung ương, địa phương…để ưu đãi tín dụng cho các chủ thể kinh doanh bán lẻ hiện đại.

Để tăng khả năng cạnh tranh của siêu thị đối với những loại hình bán lẻ truyền thống như chợ và các cửa hàng bách hóa thì chính sách thuế cho việc kinh doanh siêu thị cũng cần được điều chỉnh lại cho hợp lý.

Chính sách về đất đai và quy hoạch

Do chưa có quy hoạch thống nhất trên cả nước nên các điểm bán lẻ hiện đại thường được xây dựng tự phát. Thời gian tới chính phủ nên có quy hoạch cụ thể về mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại…Hiện nay để tìm được địa điểm hội đủ các yếu tố cho kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại là rất khó khăn, nhất là ở các thành phố lớn.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mặt bằng kinh doanh siêu thị cho các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần dành một quỹ đất nhất định cho phát triển hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi… và chính sách đối với quỹ đất này


cũng cần được ứng xử như chính sách đối với quỹ đất dành để phát triển chợ đầu mối; đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nội địa. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện tiếp cận mặt bằng kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.

Sử dụng biện pháp quy hoạch siêu thị là một trong những biện pháp quản lý phát triển siêu thị hiệu quả. Nhà nước cần tính đến số lượng, khoảng cách của các siêu thị, đại siêu thị sao cho thích hợp để tránh tình trạng tập trung quá nhiều siêu thị ở một địa bàn có thể dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh.

Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thương mại

Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ có vai trò quan trọng trong việc quyết định quy mô và tính hiệu quả trong kinh doanh của hệ thống bán lẻ hiện đại. Cơ sở hạ tầng đồng bộ của hệ thống phân phối gồm: việc quy hoạch mạng lưới, đầu tư xây dựng mới các siêu thị, đại siêu thị, các chợ đầu mối, trung tâm bán buôn, toàn bộ hoạt động logistic từ khâu thu mua, chế biến, bảo quản, dự trữ, hệ thống kho tàng, vận chuyển, điều phối, hệ thống trang thiế bị và các công cụ bán hàng…Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hệ thống phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ hiện đại nói riêng.

Chính sách tăng cường công tác dự báo thông tin thị trường

Trong thời gian tới, nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Nhà nước cần hỗ trợ và phối hợp với các doanh nghiệp để dự báo nhu cầu hàng hóa trên thị trường, xu hướng biến động của giá cả, đặc biệt trong việc dự báo dài hạn và định kỳ để các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh. Khi có được thông tin chính xác, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại sẽ lập kế hoạch nhập khẩu, thu mua, dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu thị trường, tránh tình trạng khan hiếm hoặc dư thừa hàng hóa trong những hoàn cảnh bất lợi.


Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh doanh siêu thị và có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà nước cần quan tâm đúng mức tới việc thúc đẩy trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong và ngoài nước trong hình thức bán lẻ hiện đại, thông qua đầu tư kinh phí cử cán bộ đi khảo sát học tập kinh nghiệm của nước ngoài hoặc tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề cho các nhà quản lý siêu thị, trung tâm thương mại…

Nhà nước có thể đứng ra mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các nhà quản lý. Các lớp này nên mời các chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm giảng dạy, hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn bán lẻ thành công trên thế giới. Bên cạnh đó, nhà nước thường xuyên tổ chức các cuộc họp, hội thảo trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để trao đổi nguyện vọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc nảy sinh.

3.1.3 Phối hợp trong công tác quản lý hệ thống bán lẻ hiện đại

Hiện nay, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, nhưng việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối bán lẻ lại thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có thể Bộ Công Thương nhận thấy những bất hợp lý trong quy hoạch phát triển, nhưng lại không có thẩm quyền điều phối. Chưa kể vai trò của UBND các tỉnh thành cũng là rất lớn. Vì vậy, cần có chính sách phối hợp để có thể quản lý và định hướng tốt nhất cho phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại.

Các loại hình bán lẻ hiện đại đang phát triển rất nhanh (đặc biệt là sự bùng nổ các siêu thị), trong khi đó năng lực quản lý của nhà nước vẫn chưa thay đổi đáp ứng với đòi hỏi mới. Các biện pháp quản lý cũ của loại hình truyền thống không thể áp dụng cho hệ thống hiện đại, mà cần có các tiêu chuẩn quản


lý chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, công tác thanh tra giám sát cần được đổi mới và đặc biệt tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:

- Xây dựng quy chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với từng loại hình bán lẻ phù hợp với mục tiêu quản lý của nhà nước và đặc thù kinh doanh của mỗi loại hình.

- Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa, thời gian sử dụng…Đồng thời, cần có một hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa thống nhất trên toàn quốc để thuận lợi trong quản lý.

- Kiểm tra tính minh bạch rõ ràng trong việc niêm yết giá. Đây là biện pháp đặc biệt quan trọng để tránh tình trạng các doanh nghiệp sử dụng công cụ giá cả để cạnh tranh không lành mạnh, nhất là nguy cơ các tập đoàn nước ngoài nhờ tiềm lực lớn về tài chính chấp chịu lỗ để thu hút khách hàng, từ đó thâu tóm thị trường.

- Giám sát chất lượng các chương trình hoạt động khuyến mại, hạ giá của các siêu thị, trung tâm thương mại. Hiện nay các siêu thị thường áp dụng thời gian khuyến mại để thu hút khách hàng, nhưng có một số cơ sở biến đây trở thành biện pháp để tiêu thụ hàng tồn, hàng kém chất lượng…Qua khảo sát cho thấy nhiều chương trình khuyến mại chỉ cung cấp thông tin mập mờ, gây nhầm lẫn cho khách hàng.

3.1.4 Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ thực hiện liên kết

Các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam hiện nay vẫn đang hoạt động riêng lẻ, thiếu sự gắn kết để chia sẻ lợi ích và kinh nghiệm kinh doanh. Mới đây, dưới sự chủ động của các doanh nghiệp bán lẻ lớn, sự hỗ trợ của Bộ Công thương, Hiệp Hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã được thành lập với 100 thành viên là các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Trong thời gian tới, nhà nước nên hỗ trợ để hiệp hội phát huy tốt vai trò của mình, tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các thành viên. Đồng thời, hiệp hội bán


lẻ cũng giúp tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trước các tập đoàn nước ngoài.

Các bộ ngành và địa phương liên quan cần đứng ra vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đoàn phân phối bán lẻ lớn, xây dựng những thương hiệu mạnh, phát triển thành các chuỗi siêu thị, cửa hàng với nhiều quy mô khác nhau ở thành phố, thị xã, thị trấn... để tập hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần. Với tiềm lực vốn lớn hơn, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, các doanh nghiệp trong nước sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp để tăng hiệu quả kinh doanh.

3.1.5 Phát triển hài hòa hệ thống bán lẻ hiện đại và truyền thống

Các nghiên cứu cho thấy trong vòng 5 năm tới, hệ thống bán lẻ Việt Nam sẽ có nhiều biến đổi lớn theo hướng hiện đại hóa. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi phát triển rộng khắp và thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

Kênh phân phối truyền thống như chợ, các tiệm tạp hóa, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ... hiện chiếm tới 90% mạng lưới phân phối tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn lớn khi tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập thị trường bán lẻ. Mạng lưới phân phối "khổng lồ" về số lượng với gần 350.000 cửa tiệm tạp hóa và hơn 9.000 chợ phân bố trên cả nước nhưng lại rất lạc hậu này đang mất dần ưu thế trước hệ thống phân phối hiện đại và không loại trừ phải đứng trước khả năng phá sản, nhất là tại các đô thị, khi áp lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ sắp tới sẽ tăng rất mạnh.

Giải pháp đặt ra là nhà nước nên khuyến khích phát triển nhanh hệ thống bán lẻ hiện đại tại các khu vực thành thị, khuyến khích các doanh nghiệp phân phối phát triển hệ thống và liên kết theo chuỗi (chuỗi siêu thị, chuỗi trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi…). Từng bước vận động các tiệm, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng bán lẻ độc lập và truyền thống, các hộ kinh doanh các thể gia nhập vào hệ thống chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh. Đây là biện pháp hiện đại hóa hệ thống bán lẻ truyền thống để đáp ứng nhu cầu ngày

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 02/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí