Triển Khai Quy Hoạch Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi

dịch vụ, người hưởng lợi, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền cấp cơ sở và sự tham gia của người hưởng lợi trong công tác quản lý, khai thác, đảm bảo công trình có chủ quản lý thực sự, qua đó nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi. Nội dung về phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi đã được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật ngành thủy lợi như Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL (2001), Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ và Thông tư số 65/2009/TT-NNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ NN-PTNT và mới nhất là Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018.

Việc phân cấp cần giữ sự ổn định trong quá trình quản lý, khai thác và bảo vệ nhằm đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi thực hiện đồng thời với việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức thủy lợi cơ sở. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nhằm phát huy hiệu quả công trình thủy lợi. Việc quản lý công trình thủy lợi bao gồm cả các luồng tiêu phải đảm bảo tính hệ thống, lưu vực, không phụ thuộc địa giới hành chính; phù hợp với hiện trạng năng lực quản lý, khai thác của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Cùng với các cơ quan quản lý nhà nước, quá trình phát triển thuỷ lợi trong những năm qua đã hình thành 2 khu vực quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi: Khu vực các doanh nghiệp nhà nước quản lý các hệ thống lớn bao gồm các công trình đầu mối, trục dẫn chính và các kênh đến xã. Khu vực nông dân tự quản lý các công trình nhỏ và hệ thống kênh mương trong nội bộ xã. Các cơ quan quản lý hệ thống thủy lợi ở địa phương sẽ quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi cống, đập điều tiết, xi phông, kênh mương từ cấp II trở lên và toàn bộ các trạm bơm điện cố định. Các HTX nông nghiệp, tổ chức hợp tác dùng nước trên địa bàn các xã sẽ đảm nhận quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi gồm cống, đập điều tiết, kênh mương từ cấp III trở xuống và toàn bộ các trạm bơm dã chiến di động. Nghiên cứu vấn đề phân cấp quản lý hệ thống thủy lợi sẽ giúp xác định những khó khăn, bất cập trong quá trình quản lý công trình thủy lợi; qua đó giải quyết các tồn tại và nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống thủy lợi.

2.1.3.3. Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi là việc phát triển quy mô số lượng công trình theo quy hoạch đã được duyệt, đồng thời thực hiện các hoạt

động nâng cao chất lượng dịch vụ tưới tiêu đpá ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người sử dụng nước.

Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi được thực hiện dựa trên các căn cứ là (i) chính sách của Nhà nước, ngành NN&PTNT, (ii) quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi được duyệt tại địa phương, (iii) tình hình phát triển kinh tế

- xã hội tại địa phương.

Nội dung cần thực hiện của việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi đó là (i) Phát triển về quy mô, số lượng công trình thủy lợi, (ii) Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.

a. Phát triển về quy mô, số lượng công trình thủy lợi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cần phải bắt đầu từ việc hoàn thiện cơ chế chính sách, hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi (Salman, 2020). Nhiều quốc gia đã cam kết tăng cường an ninh lương thực và phát triển ngành nông nghiệp của đất nước thông qua việc quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên và cải thiện tích cực năng lực thể chế. Thông qua áp dụng quản lý liên lĩnh vực từ giống, nước, phân bón, cơ chế hỗ trợ, tập huấn, xây dựng,... trong đó nguồn lực dành cho nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi chiếm 70% nguồn kinh phí. Cụ thể nghiên cứu đã cho rằng để cải thiện sản lượng nông nghiệp cần bắt đầu từ việc phân tích quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi dựa trên đặc điểm tự nhiên, sau đó triển khai xây dựng, nâng cấp các công trình trạm bơm, kênh dẫn nước. Việc đánh giá sự phát triển về quy mô, số lượng công trình trong những năm gần đây là điều vô cùng cần thiết. Thông qua việc xem xét mức độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân để có căn cứ xác định có cần tập trung các nguồn lực vào việc xây dựng mới, nâng cấp các hạng mục công trình hay không. Để phát triển về quy mô, số lượng công trình thủy lợi cần căn cứ vào Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam tầm nhìn 2050, Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để điều chỉnh việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Công tác rà soát, lên kế hoạch, thực hiện đầu tư xây dựng phải tuân theo các quy định của Nhà nước.

b. Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 5

- Nâng cao công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

Hiện nay hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu nhưng đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp vẫn là ưu tiên hàng đầu bên cạnh mục tiêu phòng lũ. Các công

trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Để có cơ sở giám sát, hỗ trợ việc quản lý, điều hành công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi, từng bước nâng cao hiệu quả công trình, các cơ quan quản lý cần xây dựng quy trình quản lý rò ràng, có bộ công cụ để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý vận hành khai thác nhằm kiểm soát, giám sát và hoàn thiện công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL ngày 30/9/2013 về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Hiện đại hóa trong vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý, vận hành, khai thác hệ thống công trình thủy lợi là điều tất yếu trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học kỹ thuật và hiệu quả công tác vận hành khai thác hệ thống là mối quan hệ tương hỗ nhau. Nếu khoa học kỹ thuật áp dụng ở mức thấp sẽ làm cho hiệu quả quản lý khai thác công trình yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp đa dạng, hiện đại, gây lãng phí các nguồn lực sử dụng. Việc xem xét áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận hành khai thác hệ thống thủy lợi sẽ giúp nhận biết những điểm đã thực hiện, những điểm cần khắc phục trong việc vận hành khai thác hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định.

- Cơ chế hỗ trợ kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí

Những năm qua, các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi đã cố gắng trên cả 3 nội dung của công tác quản lý là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế. Các đơn vị quản lý thủy lợi đều rơi vào tình trạng tài chính khó khăn, công trình xuống cấp, đời sống của người lao động thấp dẫn đến hiệu quả khai thác chưa cao. Các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đều rơi vào tình trạng thu không đủ chi, nhưng việc cấp bù thực hiện không đầy đủ. Ở những địa phương quan tâm và khả năng ngân sách khá việc cấp bù chỉ được một phần. Ở những địa phương khó khăn việc cấp bù không được thường xuyên. Cơ chế hỗ trợ kinh phí hiện nay đang căn cứ theo Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; Quyết định số 1050a/2018/QĐ-BTC ngày 30/6/2018 của Bộ Tài chính về giá tối đa sản phẩm

dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018-2020; hàng năm căn cứ vào diện tích hợp đồng, thanh lý hợp đồng tưới tiêu giữa các hộ dùng nước với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính trình UBND tỉnh báo cáo Trung ương hỗ trợ nguồn kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí cho tỉnh và phân bổ nguồn kinh phí cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi. Việc xem xét vấn đề kính phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí là vô cùng cần thiết để đánh giá nguồn lực tài chính mà các công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh được cấp nhằm phục vụ công tác vận hành quản lý hệ thống thủy lợi.


Quy hoạch phát triển hệ thống

thủy lợi

Phân cấp quản lý phát triển hệ thống thủy lợi

Triển khai quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi

Nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước

Phát triển quy mô, số lượng công trình thủy lợi

Nâng cao công tác quản lý vận hành khai thác

Hiện đại hóa trong vận hành khai thác

Cơ chế hỗ trợ kinh phí

Đánh giá chất lượng dịch vụ cấp nước của hộ gia đình

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Hình 2.1. Nội dung phát triển hệ thống thủy lợi

Nguồn: Tổng hợp và suy luận của tác giả

- Đánh giá chất lượng dịch vụ cấp nước của hộ gia đình

Việc cung cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch từ cung cấp tài nguyên nước sang dạng “dịch vụ”, ở đó có sự thỏa thuận giữa người mua và người bán mà hàng hóa trao đổi chính là tài nguyên nước.

Xem xét sự trao đổi sản phẩm này dưới góc nhìn “hàng hóa” nhấn mạnh đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Một dịch vụ được đánh giá tốt khi người sử dụng nhận đúng số lượng sản phẩm mong muốn với chất lượng sản phẩm đúng như thỏa thuận ban đầu.

Chất lượng của hệ thống được thể hiện thông qua mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ gồm các yếu tố như kết cấu hạ tầng của hệ thống thủy lợi nội đồng, năng lực phục vụ dịch vụ tưới tiêu của hệ thống và nhân viên quản lý hệ thống, mức độ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Việc xem xét chất lượng hệ thống thủy lợi thông qua sự đánh giá mức độ hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước là vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước tưới, tiêu.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Hệ thống thủy lợi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện tự nhiên và sự quản lý của nhiều ngành khác nhau trong xã hội (Karina, 2004). Trong khi đó, ý thức và sự tham gia của những người trực tiếp sử dụng dịch vụ sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống thủy lợi (Hasan, 2020). Quan điểm này cũng khá tương đồng với việc xem xét tác động của khoa học công nghệ, ý thức người dân trong vùng hưởng lợi dự án tới dự án xây dựng công trình thủy lợi (Shirke, 1998). Do vậy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển, hoàn thiện hệ thống thủy lợi được đề tài luận án tổng hợp như sau:



Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Điều kiện tự nhiên

Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi

Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi

Ý thức của người dân


Yếu tố khách quan

Yếu tố chủ quan


Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống thủy lợi

Nguồn: Tổng hợp và suy luận của tác giả

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Phần lớn các công trình thủy lợi được xây dựng và hoạt động ở ngoài trời, vì thế điều kiện tự nhiên vùng đầu tư sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng công trình, tuổi thọ công trình và khả năng hoạt động của công trình (Jean-Marc, 2007). Các yếu tố của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến công trình thuỷ lợi gồm:

(i) khí hậu thời tiết, (ii) địa hình, (iii) yếu tố thổ nhưỡng, (iv) điều kiện đất đai. Khí hậu thời tiết ít gặp thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán sẽ giúp công tác xây dựng và vận hành hệ thống thủy lợi gặp nhiều thuận lợi. Ví dụ như bão nhiều sẽ làm tăng mực nước trong hồ chứa, sông gây ảnh hưởng đến an toàn công trình và đe dọa sản lượng nông nghiệp. Ngoài ra, mưa bão nhiều cũng tạo áp lực lên hệ thống tiêu thoát nước. Yếu tố địa hình sẽ ảnh hưởng đến việc quy hoạch, bố trí công trình thủy lợi phù hợp với địa hình tại địa phương. Ví dụ với vùng đất trũng cần bố trí nhiều trạm bơm tiêu thoát úng, với địa hình nhô cao quy hoạch nhiều trạm bơm tưới cung cấp nước. Yếu tố thổ nhưỡng ảnh hưởng đến khả năng thấm và bay hơi của nước, cũng ảnh hưởng đến cơ cấu loại cây trồng, qua đó tác động đến việc quy hoạch và phân bố hệ thống thủy lợi.

Yếu tố điều kiện tự nhiên tác động vào cả hệ thống thủy lợi và công tác sản xuất nông nghiệp, khi mà cả 2 chủ thể này đều phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.

2.1.4.2. Chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống thủy lợi

Chính sách phát triển hệ thống thủy lợi phụ thuộc vào chiến lược phát triển nông nghiệp và chiến lược phát triển thủy lợi. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011- 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã định hướng phát triển thủy lợi trọng tâm là nâng cao hiệu quả sử dụng nước, nâng hiệu suất sử dụng công suất thiết kế lên trên 90%, thích ứng với sự thay đổi cơ cấu cây trồng. Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nhấn mạnh việc quản lý vận hành hiệu quả hệ thống thuỷ lợi và tiết kiệm nguồn nước, đảm bảo tưới 85% diện tích sản xuất nông nghiệp. Như vậy các chính sách liên quan đến vấn đề tài chính, nông nghiệp, đất đai sẽ tác động đến sự phát triển của hệ thống thủy lợi.

a. Chính sách hỗ trợ về tài chính

Sự phát triển theo chiều sâu của hệ thống thủy lợi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nguồn kinh phí, không chỉ có vậy, việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành công trình cũng yêu cầu lượng kinh phí rất nhiều (Guangzhi, 1999). Mọi hoạt

động của hệ thống thủy lợi từ việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, áp dụng khoa học kỹ thuật đều cần đến kinh phí. Tuy nhiên trong lĩnh vực thủy lợi, các cơ quan quản lý hệ thống thủy lợi ở địa phương được cấp bù miễn thu thủy lợi phí dựa trên diện tích phục vụ thực tế và đơn giá giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi do UBND tỉnh đề xuất. Đơn giá này đã lấy theo mức trần do Nhà nước quy định nhưng thực tế vẫn không đủ kinh phí để các cơ quan quản lý hệ thống thủy lợi ở địa phương duy trì tất cả hoạt động của hệ thống thủy lợi ở mức bình thường. Việc thiếu hụt nguồn kinh phí sẽ dẫn đến giảm số lượng lao động, hạn chế mở rộng quy mô, hạn chế sửa chữa công trình. Điều này sẽ dẫn đến sự xuống cấp của hệ thống và giảm năng suất nông nghiệp.

b. Chính sách hỗ trợ khác

Nông nghiệp là một trụ cột của nền kinh tế và hoàn thiện thủy lợi là điều kiện tiên quyết hàng đầu của phát triển nông nghiệp (Jean-Marc, 2007). Các cơ chế, chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thủy lợi đó là chính sách về quy hoạch, chính sách về đầu tư xây dựng, chính sách về tài chính, chính sách về tuyên truyền cho người sử dụng, chính sách về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và quản lý công trình thủy lợi. Trong đó chính sách cơ sở, nền tảng cho sự phát triển hệ thống thủy lợi hoạt động lâu dài và ổn định là chính sách về đầu tư xây dựng và quy hoạch.

Quy hoạch hệ thống thủy lợi là một chính sách dài hạn, thể hiện tầm nhìn của chính phủ. Một chính sách thủy lợi đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả và tác động tích cực đến vùng được đầu tư, một chính sách không phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến vùng được đầu tư, gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn của chính phủ. Công trình thủy lợi thường có chi phí cao, cần một lượng vốn lớn, phần lớn được đầu tư bởi nhà nước và nguồn vốn được lấy từ ngân sách nhà nước (Marin, 2015). Thêm vào đó, Nhà nước đang thực hiện hỗ trợ cấp bù thủy lợi phí bằng ngân sách nhà nước. Chính vì thế nguồn ngân sách ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. Cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện phát triển, tăng cường đầu tư công cho phát triển hệ thống thủy lợi (đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa) sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sản xuất nông nghiệp.

Các chính sách về nông nghiệp, đất đai như dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ảnh hưởng rất lớn đến tập quán canh tác, phương thức sản xuất của hộ nông dân, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước tưới, thói quen sử dụng nước tưới của hộ nông dân.

Ngoài ra, dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp là dịch vụ công ích. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi dựa theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí, do vậy sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn được Nhà nước trợ giá và các công trình thủy lợi phục vụ công ích đều được cấp vốn theo hình thức đầu tư công, nguồn kinh phí lấy từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, chính sách về cơ chế, về quản lý nguồn vốn, về đầu tư công sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về quy mô, số lượng công trình thủy lợi và cả chất lượng dịch vụ tưới tiêu.

2.1.4.3. Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi muốn hoạt động tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tưới tiêu của sản xuất nông nghiệp thì cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trình độ chuyên môn để vận hành, quản lý (Salman, 2020). Trong đó, nguồn nhân lực tác động đến phát triển hệ thống thủy lợi thông qua hai tiêu thức là (i) số lượng nhân lực, (ii) chất lượng nhân lực. Số lượng nhân lực ảnh hưởng đến việc quản lý công trình, quản lý diện tích được phục vụ. Trong trường hợp hệ thống công trình bị hỏng hóc mà số lượng nhân viên lại ít thì sẽ gặp khó khăn trong việc rà soát, kiểm tra, khắc phục và ảnh hưởng đến cung cấp dịch vụ tưới tiêu. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn của người lao động, ảnh hưởng đến việc vận hành, quản lý, ra quyết định, vạch chính sách phát triển hệ thống thủy lợi.

2.1.4.4. Ý thức của người dân

Dự án thủy lợi hiệu quả là dự án đáp ứng được nhu cầu của người dân, giải quyết bài toán tưới tiêu cho người dân (Jerry, 2019). Muốn đáp ứng được nhu cầu của người dân – là những người trực tiếp sử dụng và hưởng lợi thì cần thông qua việc khảo sát, phân tích tìm hiểu về mong muốn của người dân. Trong quá trình xây dựng công trình và vận hành khai thác, ý thức và sự tham gia của người sử dụng, hưởng lợi dịch vụ là rất cần thiết (Marin, 2015). Sự tham gia tích cực, giám sát sát sao của người dân sẽ giúp nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi, tăng năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Ý thức trong sử dụng, bảo quản và sửa chữa của người hưởng lợi rất quan trọng để một hệ thống thủy lợi hoạt đông được lâu dài, ổn định. Giả sử người sử dụng, hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi vứt rác thải, lấn chiếm dòng chảy gây tắc nghẽn, ô nhiễm dòng chày thì thiệt hại về môi trường, giảm năng suất tưới, gây hại cây trồng, ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước và sức khỏe con người. Các cơ quan quản lý sẽ mất công đi khơi thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022