Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Các Gdps.



phần chính (Principal Components) cùng với phép quay (Rotation Method) Varimax để phân tích nhân tố khám phá. Sau đó sử dụng kiểm định Bartlett để kiểm định sự phù hợp của dữ liệu với phương pháp phân tích nhân tố áp dụng. Sau bước này chúng ta sẽ có được các nhân tố chính tác động lên sự phát triển GDPS của các NHTM.

+ Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính. Các nhân tố thu được từ Bước 2 sẽ được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính để đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố này lên sự phát triển GDPS của các NHTM.

Từ nghiên cứu định lượng ở trên chúng ta sẽ có được mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp nhất thể hiện được các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của NHTM và mức độ tác động của từng nhân tố.

1.6. Đóng góp của đề tài

Luận án tiếp cận việc phát triển GDPS từ phía các NHTM. Qua phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (Quy mô NH, Thanh khoản NH, Biến động tỷ giá, Biến động lãi suất) đến doanh số GDPS, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của GDPS tại các NHTM Việt Nam (môi trường kinh tế, hệ thống luật pháp, chính sách, đối thủ cạnh tranh, KH, nguồn lực tài chính; nguồn nhân lực; chiến lược kinh doanh; uy tín thương hiệu của NH ...).

Đề tài nghiên cứu dựa vào kết quả ước lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu ước lượng mức độ tác động của các nhân tố như tỷ giá, lãi suất, quy mô NH…đến việc phát triển của các GDPS. Thông qua kết quả, có thể lý giải các ảnh hưởng của các nhân tố với doanh số phái sinh trong giai đoạn 2006- 2015, khả năng dự báo cho các giai đoạn 2016- 2025, lý giải các nhân tố tác động tới việc phát triển các giao dịch này từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.

1.7. Bố cục của luận án

Luận án được bố cục 5 chương gồm các nội dung: Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Chương 2: Cơ sở lý luận về GDPS và phát triển GDPS tại NHTM. Chương 3: Thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

Chương 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM VN Chương 5: Một số giải pháp nhằm phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

hiện nay.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH PHÁI SINH VÀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI NH THƯƠNG MẠI


2.1. Cơ sở lý luận về GDPS

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển các GDPS.

Khoảng 40 năm trở lại đây, CCPS đã trở thành một loại hàng hóa quan trọng trên TTTC. Thị trường các giao dịch tài chính phái sinh đã đạt được doanh số giao dịch cũng như tốc độ tăng trưởng thần kỳ trong hơn ba thập kỷ qua, vượt xa thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Sự ra đời của các công cụ tài chính phái sinh là một tất yếu để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh khi TTTC ngày nay phát triển ngày càng rộng và sâu. Nhân tố lớn nhất thúc đẩy sự ra đời của các CCPS và các GDPS chính là sự biến động khó lường của giá cả: giá hàng hóa, tỷ giá, lãi suất… gây ra rủi ro cho các chủ thể trong nền kinh tế.

Các giao dịch phái sinh lần đầu tiên được ghi nhận là sự vận dụng bởi Thales – nhà triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, đồng thời là nhà toán học nổi tiếng với định lý Thales trong tam giác. Ông đã dựa vào kinh nghiệm thời tiết và dự đoán rằng sẽ được mùa trong mùa thu hoạch oliu tới, sản lượng oliu thu hoạch lớn và như vậy nhu cầu thuê máy ép dầu sẽ cao, chắc chắn giá thuê máy ép dầu oliu sẽ bị đẩy lên, vì vậy ông tiến hành đàm phán với chủ máy ép dầu, thỏa thuận thuê máy ép với việc trả trước 1 khoản tiền cho chủ máy để đến mùa thu hoạch sẽ được thuê với giá cố định, đến khi thu hoạch Oliu, ông mang máy đó cho người có nhu cầu ép dầu thuê lại với giá cao hơn và hưởng phần chênh lệch. Đây được ghi nhận là giao dịch phái sinh khi hợp đồng được ký trước và giao dịch diễn ra sau 1 khoảng thời gian.

Theo Chorafas (2008) vào giữa thế kỷ 17, một sự kiện nổi tiếng về hoa Tulip đã xảy ra liên quan đến giao dịch phái sinh. Đó là sự ra đời của giao dịch GDQC (Option) với mặt hàng củ giống hoa Tulip. Tuy nhiên, giao dịch này bùng nổ với lượng giao dịch lớn và quá nóng đã tạo ra cơn sốt Hoa Tulip, hay còn gọi là “Bong bóng đầu cơ Tulip (Tulip Mania) - khi đó giá thỏa thuận của củ Tulip tăng tới mức bất thường (gấp 10 lần thu nhập hàng năm của một thợ thủ công) rồi đột ngột sụp đổ. Các công ty bán quyền mất khả năng thanh toán khi giá lên quá cao, kéo theo khủng hoảng kinh tế Hà Lan năm 1637”. Đây được xem là bong bóng kinh tế đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử kinh tế thế giới, khi mà giá trị giao dịch trên thị trường của một tài sản chênh lệch quá lớn so với giá trị nội tại, giá trị thực của tài sản đó.



Vào thế kỷ 18, Trung tâm Giao dịch Lúa gạo Dojima ở Nhật Bản với các giao dịch đấu giá gạo diễn ra vô cùng sôi động, tại đây lần đầu tiên các GDTL được thực hiện thông qua việc giao dịch gạo “trên sổ sách” có sự tham gia của trung tâm thanh toán. Cuối thế kỷ 17, GDQC đối với chứng khoán và hàng hóa được triển khai lần đầu ở London. Tuy nhiên, GDQC các loại hàng hóa đã bị phản đối kịch liệt sau sự kiện bong bóng Tulip ở Hà Lan, và cuối cùng đã bị cấm vào năm 1733. Khoảng 100 năm sau, GDQC chính thức quay trở lại, lần này xuất hiện trên đất Mỹ và tồn tại đến ngày nay.

Với sự ra đời của Chicago Board of Trade năm 1848 tại Mỹ, là nơi thực hiện các GDTL hàng hóa đầu tiên có tổ chức của thế giới, chủ yếu là các GDTL ngũ cốc với mục đích bảo hiểm rủi ro về giá ngũ cốc cho người nông dân và thương nhân. Các hợp đồng này được chuẩn hóa hơn vào năm 1865 và năm 1925, trung tâm thanh toán bù trừ sàn GDTL chính thức đi vào hoạt động. Tại sàn giao dịch này, lần đầu tiên diễn ra các giao dịch ký quỹ được thực hiện. Nếu các CCPS hàng hóa độc chiếm thị trường phái sinh trong khoảng 100 năm đầu tiên khi thị trường GDPS chính thức được thành lập thì từ giữa thế kỷ 19, cùng với sự ra đời của quyền chọn cùng với sự nới lỏng và dỡ bỏ các quy định trong những năm 1970-1980, kỷ nguyên mới của các CCPS mở ra và đến nay, khối lượng giao dịch các CCPS tài chính đã chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường. Năm 1970, với chế độ tỷ giá thả nổi, thị trường các GDKH phát triển mạnh mẽ, năm 1972, SGD Chicago Mercantile Exchange được thành lập tạo nên thị trường tiền tệ quốc tế, nơi giao dịch các HĐTL tiền tệ.

Năm 1975, SGD Chicago Board of Trade tạo ra HĐTL lãi suất đầu tiên, dựa trên các khoản vay có đảm bảo của Ginnie Mae (GNMA). Năm 1977, CBOT (Chicago Board of Trade) bắt đầu giao dịch HĐTL trái phiếu kho bạc và loại hợp đồng này nhanh chóng trở thành công cụ có doanh số lớn nhất. Năm 1982, SGD CME tạo ra hợp đồng Eurodollar, sau đó đã vượt cả HĐTL về trái phiếu trở thành loại HĐTL được giao dịch nhiều nhất.

Năm 1982, SGD thành phố Kansas đưa ra loại HĐTL chỉ số giá cổ phiếu đầu tiên, loại hợp đồng dựa trên chỉ số Value Line, SGD CME nhanh chóng theo sau và thành công vang dội với HĐTL chỉ số S&P 500. Năm 1983, SGD HĐQC Chicago (Chicago Board Options Exchange) tạo ra HĐQC về chỉ số giá cổ phiếu CBOE 100 index, ngày nay là chỉ số S&P 100 và là loại HĐQC được giao dịch nhiều nhất cho đến ngày nay.

Những năm 1980 đánh dấu thời kỳ bắt đầu của GDHĐ và các GDPS không tập trung (Over the counter). Tháng 12/2007 NH Thanh toán Quốc tế báo cáo rằng "các hợp đồng phái sinh được trao đổi trên các sàn giao dịch đã tăng 27% đạt kỷ lục 681



nghìn tỷ USD." Và cho đến hết quý 4 /2013, khối lượng các GDPS toàn thế giới đã đạt 1200 nghìn tỷ USD, gần gấp đôi sau 6 năm. Một số dữ liệu từ báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS so sánh để thấy doanh số giao dịch khổng lồ của các GDPS: “ngân sách chi tiêu của Chính phủ Mỹ trong năm 2015 là 3,9 nghìn tỷ USD, và tổng giá trị hiện tại của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ước khoảng 25 nghìn tỷ USD. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới hàng năm là khoảng 70 nghìn tỷ USD”. Từ đó có thể thấy khối lượng giao dịch các SPPS trên thế giới là rất lớn.

2.1.2. Khái niệm GDPS

2.1.2.1. Khái niệm CCPS và công cụ tài chính phái sinh.

Trong sách trắng báo cáo về thị trường phái sinh toàn cầu của một trong những tổ chức điều hành sàn chứng khoán lớn nhất thế giới Deutsche Boerse AG cho rằng: “CCPS là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt nguồn) từ giá trị của những biến số cơ sở. “Biến số cơ sở là những yếu tố (như giá trị, mức độ biến động giá,...) của một tài sản cơ sở (underlying asset) được giao dịch trong hợp đồng phái sinh

Thống nhất với quan điểm đó, hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) định nghĩa “những công cụ tài chính này là công cụ phái sinh vì chúng được bắt nguồn (sinh ra) từ giá trị các tài sản cơ sở. Việc đầu tư vào các CCPS thường không yêu cầu một một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu nhỏ hơn nhiều so với giá trị tài sản cơ sở”.

Giá trị của tài sản cơ sở là giá trị của tài sản được giao dịch trong hợp đồng và giá trị này biến động không ngừng. Tài sản cơ sở có thể là bất cứ thứ gì được 2 bên chấp thuận giao dịch (hàng hóa, chứng khoán, ngoại tệ…) và được chia thành 2 nhóm:

- Tài sản hàng hóa:

+ Nông sản: ngũ cốc (ngô, lúa mỳ, đậu), các loại thịt, các sản phẩm bơ sữa, lâm sản, coca, café, đường…

+ Nhiên liệu: dầu thô, dầu sưởi, dầu diesel, dầu ethanol, xăng, khí ga, than.

+ Kim loại: vàng, bạc, bạch kim, paladin, đồng, thép, uranium.

+ Thời tiết: Nhiệt độ các nước Mỹ, Canada, Australia, Châu Âu, Châu Á TBD, bão hurricane, sương mù, lượng tuyết, lượng mưa.

- Tài sản tài chính:

+ Chỉ số cổ phiếu: S&P 500, S&P midcap 400, S&P smallcap 600, chỉ số DownJohn, S&P CNX, Nikkei 225…



+ Các loại tiền tệ

+ Lãi suất: Lãi suất Eurodollar, Euribor, Tibor, Sibor, Libor, các chỉ số lãi suất… Theo (Hunt & Kennedy, 2004). “CCTCPS - thường được gọi là các công cụ tài

chính mới - là công cụ tài chính có giá trị được xác định dựa trên cơ sở giá trị của các công cụ tài chính cơ sở như chứng khoán, hối đoái, lãi suất”.

Như vậy, dựa trên sự phân loại về tài sản cơ sở, ta có thể chia CCPS thành phái sinh hàng hóa và phái sinh tài chính trong đó phái sinh hàng hóa là các GDPS mà tài sản cơ sở là hàng hóa (nông sản, nhiên liệu, kim loại…) và phái sinh tài chính là các GDPS có tài sản cơ sở là tài sản tài chính (lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng khoán…)

2.1.2.2. Khái niệm giao dịch tài chính phái sinh

Trong sách trắng báo cáo về thị trường phái sinh toàn cầu của (Deutsche Boerse AG, 2010) cho rằng: “GDPS là một khái niệm rộng được thể hiện dưới dạng hợp đồng giữa hai bên mua và bán, có giá trị được xác định dựa trên giá trị của tài sản cơ sở và được thanh toán vào một thời điểm trong tương lai.”

Những khái niệm mang tính nghiên cứu đầu tiên về giao dịch tài chính phái sinh phải kể đến quan điểm của (Hunt & Kennedy, 2004) trong “Financial Derivatives in Theory and Practice”. Theo đó “các phái sinh tài chính là một thuật ngữ rất rộng, có nghĩa là bất kỳ giao dịch tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của các tài sản có liên quan”.

(Redhead, 2010) nói rằng “GDPS chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đương nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng được chia sẻ cho các bên. GDPS gồm các GDKH (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures)”.

Như vậy, GDPS là nghiệp vụ sử dụng các CCPS “nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán, phòng ngừa rủi ro về giá hàng hóa, lãi suất, chứng khoán, tỷ giá…; kinh doanh, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận; lợi dụng chênh lệch giá và đầu cơ”. GDPS là một hợp đồng giữa người bán và người mua tại thời điểm hiện tại cam kết rằng sẽ thực hiện giao dịch một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai, loại tài sản cam kết trong hợp đồng (underlying asset) được gọi là tài sản gốc (tài sản cơ sở).

Thời điểm giao hàng có thể sau thời điểm ký hợp đồng vài tuần đến vài năm thậm chí hơn 10 năm. Trong suốt khoảng thời gian kể từ khi ký hợp đồng đến thời điểm giao dịch, giá trị hợp đồng sẽ thay đổi tùy thuộc vào biến động giá của tài sản



cơ sở. Có thể thấy bản thân CCPS không có giá trị, giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở.

GDPS đem lại cho người thực hiện nó những rủi ro và cả lợi nhuận của một tài sản cơ sở nào đó mà họ không cần phải sở hữu tài sản cơ sở đó và GDPS là một hợp đồng phái sinh mà ở đó tài sản cơ sở là các tài sản tài chính. GDPS là sự giao kết dưới dạng hợp đồng của các chủ thể kinh tế với mục đích bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận thông qua 4 loại hợp đồng: GDKH (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tương lai (Futures) với tài sản cơ sở là các tài sản tài chính.

2.1.3. TTTC phái sinh

2.1.3.1. Phân loại TTTC phái sinh

a. Thị trường giao dịch tập trung (Exchange)

Thị trường giao dịch tập trung (Exchange) là thị trường mà việc giao dịch, mua bán các CCPS được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. Ví dụ như các SGD... Hoạt động mua bán tại các SGD bắt buộc phải thông qua các trung gian môi giới gọi là các nhà môi giới với các hợp đồng được chuẩn hóa (standardized contracts) với các điều khoản hợp đồng do SGD quy định.

SGD đóng vai trò trung gian đối với tất cả các chủ thể tham gia và yêu cầu các bên tham gia phải tuân thủ các điều khoản hợp đồng về loại hợp đồng, chủng loại, chất lượng, số lượng tài sản gốc, ngày đến hạn, các điều khoản giao nhận, thanh toán, ký quỹ…

Một số các SGD lâu đời trên thế giới: Chicago Board of Trade (CBOT) sát nhập với Chicago Mercantile Exchange thành CME Group, Chicago Board Option Exchange (CBOE), Korean Exchange, Eurex (Frankfurk Đức)…

Đặc điểm của các giao dịch tập trung:

- Giao dịch tập trung có địa điểm cụ thể, những người muốn tham gia phải đến sàn giao dịch.

- Có thanh toán bù trừ: Trung tâm thanh toán bù trừ là một bộ phận của SGD và đóng vai trò là người trung gian trong các giao dịch. Các thành viên tham gia ký quỹ tại SGD, người đặt lệnh không phải thành viên thì phải thực hiện thông qua tài khoản thành viên. Nhiệm vụ chính của trung tâm thanh toán là theo dõi các giao dịch thực hiện trong ngày và trạng thái lãi/ lỗ của mỗi thành viên.

- Được đảm bảo thanh toán và có ký quỹ: Việc đảm bảo thanh toán là nhiệm vụ của trung tâm thanh toán bù trừ, mức lãi lỗ của mỗi thành viên sẽ được thực hiện cuối mỗi ngày hoặc cuối kỳ thông qua tài khoản ký quỹ.



- Các hợp đồng được chuẩn hóa về hàng hóa, khối lượng giao dịch giá cả được niêm yết rõ ràng, minh bạch.

Với các đặc điểm này có thể thấy hoạt động của SGD giúp hạn chế các rủi ro cho thành viên tham gia xong cũng làm hạn chế các giao dịch của nhà đầu tư khi các hợp đồng có mức độ chuẩn hóa cao (bị giới hạn hàng hóa, số lượng, chất lượng…)

b. Thị trường giao dịch phi tập trung (Over the counter)

Thị trường phi tập trung là thị trường không có địa điểm cụ thể, không tập trung. Thị trường phi tập trung thường được tổ chức dưới hình thức một thị trường giao dịch qua quầy (OTC - Over the Counter), trong đó các nhà đầu tư tại các địa điểm khác nhau công bố một danh mục các CCPS với giá mua và bán được niêm yết sẵn và họ sẽ sẵn sàng mua hoặc bán các hợp đồng phái sinh cho bất kỳ ai chấp nhận giá của họ. Do hoạt động tại thị trường OTC ngày nay đều được thực hiện qua máy tính nên các nhà đầu tư cũng như KH biết rõ về mức giá vậy tính cạnh tranh trên thị trường này rất cao, không khác nhiều so với các SGD. Các loại HĐHĐ (exchanges), HĐKH (forwards) và các HĐQC mới (exotic option) thường được giao dịch trên thị trường này. Thị trường OTC không phải tuân thủ các quy định khắt khe như với thị trường giao dịch tập trung, các bên tham gia được phép đàm phán, thương lượng các điều khoản trên hợp đồng sao cho phù hợp nhất với mình.

Tuy nhiên các giao dịch trên thị trường này có nguy cơ đối mặt với rủi ro cao hơn khi đối tác không thực hiện các cam kết trong hợp đồng. Chủ thể tham gia thị trường OTC thường là các tổ chức tài chính, các công ty lớn, các quỹ đầu tư trong đó các trung gian tài chính (các NHTM) đóng vai trò là người tạo lập thị trường, họ niêm yết các mức giá mua hoặc bán mà họ sẵn sàng giao dịch, mức giá này được quyết định bởi cung cầu trên thị trường.

Đặc điểm của các giao dịch phi tập trung:

- Các chủ thể có thể giao dịch với nhau bất cứ nơi nào để thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng, các giao dịch thường được thực hiện qua điện thoại (có ghi âm) và thường giữa 2 tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính với KH.

- Hai bên giao dịch phải chịu hoàn toàn về rủi ro có thể xảy ra do không có bên thứ ba làm trung gian. Rủi ro xảy ra khi bên đối tác không thực hiện hợp đồng.

- Khối lượng giao dịch và giá cả không bị giới hạn, hai bên có thể giao dịch bất kể hàng hóa gì, khối lượng, chất lượng, giá cả là theo sự thỏa thuận.



Có thể thấy với sự linh hoạt đã mang lại mức lợi nhuận cao cho các hợp đồng xong cũng khiến rủi ro của các giao dịch này tăng cao. Khối lượng giao dịch trên thị trường OTC lớn hơn nhiều so với thị trường tập trung.

2.1.3.2. Đặc điểm của TTTC phái sinh

TTTC phái sinh cho dù là thị trường tập trung hay phi tập trung đều có những

đặc điểm cơ bản sau:

- Thị trường có khối lượng giao dịch rất lớn.

- Là thị trường có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn các loại thị trường khác.

- Các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường rất đa dạng.

- Là thị trường chịu ảnh hưởng lớn từ biến động giá cả của hàng hóa.

- Là thị trường đa dạng các chủ thể tham gia.

- Là thị trường có rủi ro tiềm ẩn lớn

2.1.3.3. Chức năng và vai trò của TTTC phái sinh

a. Chức năng

Chức năng lớn của thị trường các GDPS đã được thể hiện mạnh mẽ qua lịch sử tồn tại lâu đời của mình:

- Phòng ngừa rủi ro biến động giá của tài sản cơ sở: Đây là chức năng quan trọng nhất của các GDPS. Quản lý rủi ro không phải là loại bỏ rủi ro mà là quản lý các rủi ro. Các GDPS cung cấp một công cụ mạnh mẽ để hạn chế rủi ro mà các cá nhân và tổ chức phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh của mình.

Để thực hiện tốt chức năng này đòi hỏi một sự hiểu biết thấu đáo về các nguyên tắc cơ bản về định giá các GDPS. Sử dụng hiệu quả các GDPS có thể tiết kiệm chi phí, và nó có thể làm tăng lợi nhuận cho các tổ chức. Do GDPS là một thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá thỏa thuận trước do đó cả bên mua và bán đều có thể cố định mức giá của tài sản cơ sở. Ngay cả trong trường hợp các loại tài sản cơ sở không được giao dịch trên thị trường tập trung thì các nhà phòng ngừa rủi ro vẫn có thể phòng ngừa tổn thất của mình có thể gặp phải bằng cách mua hoặc bán những CCPS về tài sản cơ sở khác nhưng có cùng xu hướng biến động giá với tài sản cơ sở mình đang nắm giữ hoặc tham gia vào thị trường phái sinh phi tập trung.

- Tìm kiếm lợi nhuận thông qua kinh doanh chênh lệch giá hoặc đầu cơ: Việc tham gia thị trường phái sinh có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, các nhà đầu tư có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022