Mục Tiêu Nghiên Cứu Của Luận Án Là Nhằm Tìm Giải Pháp Phát Triển Giao Dịch Phái Sinh Hàng Hóa Phi Tài Chính Tại Việt Nam.


viết đi sâu vào nghiên cứu quá trình hình thành cũng như phát triển của thị trường phái sinh hàng hóa tại Ấn Độ, từ đó đưa ra các bài học cho quá trình quản lý và phát triển thị trường này tại Việt Nam. Tuy nhiên, các hàng hóa cơ sở giao dịch tại Ấn Độ chưa có sự phù hợp cao với Việt Nam như bông, hạt có dầu, sợi đay thô, sợi đay thành phẩm, lúa mì và vàng khối. Trong nghiên cứu này, tác giả học hỏi bài học từ thị trường phái sinh hàng hóa của Brazil, cũng là một trong những thị trường hoạt động sôi nổi nhất trên thế giới với mặt hàng nổi bậc là cà phê. Với hàng hóa tương đồng hơn, kinh nghiệm học tập từ Brazil sẽ là một hướng tiếp cận khác, mới mẻ và phù hợp với thị trường Việt Nam.

Báo cáo nghiên cứu thực tiễn hoạt động giao dịch hàng hóa tương lai tại Việt Nam của Hồ Thúy Ngọc và Võ Sĩ Mạnh (2013). Bài viết đã trình bày tổng quan về thị trường giao dịch hàng hóa tương lai tại Việt Nam với dữ liệu khá cập nhật (quý IV, 2012). Ngoài ra, bài viết còn phân tích thực trạng của thị trường và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tương lai tại Việt Nam. Mặc dù có cấu trúc khá khoa học, đặc thù một báo cáo khiến những phân tích của bài viết còn chưa sâu sát, chủ yếu trình bày theo hướng giới thiệu và liệt kê. Hơn nữa, phạm vi bài viết cũng chỉ tập trung vào giao dịch hàng hóa tương lai.

Nghiên cứu của Nghiên cứu sinh (2014) về giao dịch phái sinh hàng hóa tại BM&F, Brazil và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Với đặc điểm nền nông nghiệp khá tương đồng với Việt Nam, Brazil đã phát triển thị trường phái sinh hàng hóa trong nước thành một trong những thị trường hoạt động hết sức sôi nổi. Bài viết đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của thị trường, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho cơ quan quản lý và các thành viên tham gia thị trường phái sinh tại Việt Nam. Bài viết là một phần của luận án tiến sĩ của tác giả, dù phương pháp không mới, nhưng Brazil được xem là một sự lựa chọn phù hợp để học hỏi kinh nghiệm.

Ngoài ra, có rất nhiều luận văn thạc sĩ cũng như luận án tiến sĩ chọn đề tài phái sinh hàng hóa để nghiên cứu, tuy nhiên, các nghiên cứu này không được phát triển sau khi đã được hội đồng thông qua để được đăng tải trên các tạp chí khoa học nên giá trị


tham khảo không cao và cũng không đến được tay các nhà điều hành chính sách cũng như công đồng khoa học trong nước. Với lợi thế là giảng viên Trường Đại học uy tín, kết quả nghiên cứu cũng như những kiến nghị được thể hiện trong luận án tiến sĩ của tác giả hy vọng sẽ góp phần tạo nên một cơ sở tham khảo tin cậy cho nhà điều hành chính sách trong việc xây dựng và phát triển thị trường phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

Đề tài "Phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam" tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính, làm nổi bật đặc điểm riêng biệt của thị trường này. Ngoài ra, thực trạng của giao dịch này sẽ được phân tích cụ thể đối với từng giao dịch khác nhau, từng sàn giao dịch thông qua các bảng khảo sát từ phía bên cung cấp sản phẩm, bên mua sản phẩm và phỏng vấn chuyên gia. Các tồn tại của thị trường sẽ được phân tích một cách khách quan, từ gốc nhìn của các chủ thể tham gia thị trường. Ngoài ra, mô hình SWOT sẽ được vận dụng để đánh giá vị trí hiện tại của giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam, cơ hội và thách thức. Từ đó, một số giải pháp sẽ được tác giả đề xuất làm điều kiện để phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

4. Mục tiêu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

4.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm tìm giải pháp phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam.

4.2 Mục đích nghiên cứu của luận án là thông qua sự phát triển của giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam sẽ tạo những công cụ tốt bảo hiểm biến động giá hàng hóa, tạo một kênh xác định thông tin giá mới, nâng cao chất lượng hàng hóa theo chuẩn quốc tế và tạo nên một kênh đầu tư mới hiện đại.

4.3 Luận án nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:


Thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam?

Những tồn tại và nguyên nhân chính của những tồn tại cản trở sự phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam?


Những giải pháp nào giúp phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tạiViệt Nam?

5. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu chính của luận án là phương pháp nghiên cứu định tính, bao gồm tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Tổng hợp các cơ sở lý luận về hàng hóa, phái sinh hàng hóa phi tài chính, hệ thống giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính, đặc trưng giao dịch tại sàn, quy trình giao dịch tập trung qua sàn giao dịch, phát triển phái sinh hàng hóa phi tài chính, lợi ích và rủi ro gia tăng khi ứng dụng phái sinh hàng hóa, các điều kiện phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa từ kết quả các công trình nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành, các công bố và ý kiến chuyên gia. Cơ sở lý luận làm nền tảng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp.

Thống kê, phân tích các số liệu phản ánh thực trạng các điều kiện phát triển phái sinh hàng hóa: điều kiện về hàng hóa, điều kiện pháp lý, điều kiện kinh tế, điều kiện kỹ thuật. Phân tích thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa tại các sàn giao dịch hàng hóa: Sàn giao dịch hạt điều Tp.HCM, Sàn giao dịch thủy sản Cần Giờ, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột, Sàn giao dịch hàng hóa Sacom, Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam, Sở giao dịch hàng hóa Info. Kết quả thống kê, phân tích làm sáng rõ thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

So sánh kết quả hoạt động phái sinh hàng hóa qua các năm của các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; so sánh thực trạng các điều kiện phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa: điều kiện về hàng hóa, điều kiện pháp lý, điều kiện kinh tế, điều kiện kỹ thuật qua các năm nghiên cứu. Kết quả so sánh làm sáng rõ hơn thực trạng phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

Phân tích giao dịch phái sinh hàng hóa tại Brazil và khủng hoảng ngân hàng Barings và rút ra những bài học kinh nghiệm cho giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam. Những bài học kinh nghiệm này là cơ sở rất quan trọng trong


việc đề xuất các giải pháp phù hợp với Việt Nam nhằm phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa.

Khảo sát các đối tượng có liên quan trực tiếp đến giao dịch phái sinh hàng hóa và các chuyên gia tài chính phái sinh. Nghiên cứu sinh thực hiện 3 bảng khảo sát: 1 khảo sát người trồng cà phê tại Bảo Lộc, 1 khảo sát nhân viên ngân hàng và nhân viên các sàn giao dịch hàng hóa tại Việt Nam và 1 bảng khảo sát các chuyên gia tài chính phái sinh. Kết quả khảo sát làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

Phỏng vấn những người quan trọng liên quan trực tiếp đến triển khai, thực hiện, điều hành và quản lý giao dịch phái sinh hàng hóa, làm cơ sở đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa.

Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam. Thông qua phân tích SWOT nhằm thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

Suy luận duy vật biện chứng: từ cơ sở lý luận và những thực trạng về giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam, nghiên cứu sinh sử dụng biện pháp suy luận biện chứng để xác định các tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó làm cơ sở đề xuất những giải pháp và kiến nghị giải quyết các nguyên nhân cản trở nhằm phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam.

Cách tiếp cận của luận án, quá trình thực hiện luận án được phản ánh qua sơ đồ sau:


6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 1 Đối tượng nghiên cứu của luận án 1


6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


6.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án là công cụ phái sinh hàng hóa phi tài chính, giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam, thị trường phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam.

6.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2002 đến năm 2013, tùy thuộc tình hình các chủ thể có liên quan đến đối tượng nghiên cứu mà thời gian được vận dụng phù hợp. Phạm vi nghiên cứu về không gian là Việt Nam và bài học từ một số quốc gia.

7. Thu thập số liệu


Số liệu được thu thập từ các nguồn: Sàn giao dịch thuỷ sản Cần Giờ, Sàn giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột; Sàn giao dịch Sacom, Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam; Sàn giao dịch hàng hóa Info. Số liệu từ các đăng tải của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội cà phê thế giới, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB); Số


liệu từ báo cáo tổng kết của các ngân hàng ngân hàng thương mại, các công ty kiểm toán, các đơn vị nghiên cứu độc lập; Các số liệu từ kết quả khảo sát đối tượng có nhu cầu sử dụng và phía cung cấp các sản phẩm phái sinh hàng hóa phi tài chính; Các số liệu từ kết quả khảo sát và phỏng vấn chuyên gia; Các số liệu từ tạp chí chuyên ngành, báo điện tử của các cơ quan chức năng, báo cáo của các cơ quan chức năng có liên quan: Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, Bộ công thương, Tổng cục hải quan; Các số liệu từ các đề tài, các luận án đã được công bố.

8. Tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu


Luận án sử dụng dữ liệu có tính chính xác và độ tin cậy cao do: Phân tích dựa trên các lý thuyết đã chứng minh thực tế và được công nhận trong các nghiên cứu. Các lý thuyết về phái sinh hàng hóa phi tài chính được sử dụng trong luận án được lấy từ tài liệu nghiên cứu của các tác giả có uy tín; Phương pháp nghiên cứu được xây dựng phù hợp với các câu hỏi nghiên cứu và các mục đích nghiên cứu; Các bảng khảo sát được gửi đi và thu thập một cách khách quan và khoa học, được gởi đúng đối tượng cần khảo sát. Luận án dựa vào hai nguồn dữ liệu chính: dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp là kết quả của các phỏng vấn chuyên gia, bảng khảo sát, công bố kết quả hoạt động của các sàn giao dịch hàng hóa, các cơ quan quản lý và dữ liệu thứ cấp là công bố của các công trình nghiên cứu liên quan trên các tạp chí chuyên ngành, các phương tiện truyền thông khác.

9. Phương pháp luận


Để hoàn thành luận án, phương pháp luận được sử dụng như sau: Tập hợp số liệu được công bố, cơ sở lý luận, các văn bản quy định có liên quan, kết quả từ ba bảng khảo sát: khảo sát phía có nhu cầu sử dụng, phía cung ứng các sản phẩm giao dịch phái sinh hàng hóa và ý kiến chuyên gia để phân tích, so sánh. Từ kết quả phân tích, so sánh sẽ thực hiện tổng hợp, đánh giá thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam. Thực trạng sẽ được diễn dịch qua từng yếu tố ở nhiều khía cạnh khác nhau, sau đó sẽ quy nạp lại để đưa ra nhận định về những mặt đạt được và những tồn tại trong giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính, xác định nguyên nhân chính của


những tồn tại để từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện và các giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam. Các giải pháp đưa ra trên cơ sở khoa học, khả thi và phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế, tài chính, xã hội của Việt Nam.

10. Kết quả cần đạt được


Về khoa học và đào tạo: Sau khi hoàn thành, luận án có thể bổ sung làm tài liệu tham khảo cho các hệ đào tạo chuyên ngành tài chính-ngân hàng, luận án cũng có thể dùng làm điển hình để giảng dạy tình huống, luận án có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam.

Về kinh tế - xã hội: Luận án góp phần phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam. Sự phát triển của giao dịch sẽ đóng góp nhiều cho nền kinh tế như cung cấp công cụ để bảo hiểm rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo thêm kênh đầu tư cho nền kinh tế, gia tăng sự hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thêm một kênh quan trọng nhằm xác định giá hàng hóa, tăng cường thông tin về hàng hóa giao dịch. chuẩn hóa hàng hóa giao dịch và nâng cao chất lượng hàng hóa. Về mặt xã hội, giao dịch này sẽ giúp giải quyết thêm nhiều việc làm, giúp ổn định thu nhập của người nông dân nuôi trồng, người sản xuất hàng hóa, tăng sự hiểu biết nhằm phát triển hàng hóa một cách bền vững.

11. Hạn chế của nghiên cứu


Luận án có những giới hạn sau: Khó khăn trong thu thập số liệu từ các sàn giao dịch hàng hóa như Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột; Các sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam vì hầu hết các sàn giao dịch hàng hóa đã đóng cửa hoặc chưa có cơ chế báo cáo số liệu rõ ràng chi tiết cho các cơ quan chủ quản; Giới hạn về thời gian và chi phí cho việc thu thập số liệu từ mẩu phỏng vấn người trồng cà phê, doanh nghiệp mua bán cà phê, ngân hàng có liên quan, các cơ quan chức năng có liên quan nên số lượng khảo sát chỉ mang tính minh họa cho lý luận, chưa đủ cơ sở để đại diện cho nghiên cứu định lượng. Các công trình nghiên cứu trong nước chưa được thống kê theo hệ thống nên khả năng chưa tiếp cận được hết các nghiên cứu khoa học có liên quan.


12. Kết cấu luận án


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 3 chương:


Chương 1: Lý luận về phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính

Chương 2: Thực trạng giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam

Chương 3:Giải pháp phát triển giao dịch phái sinh hàng hóa phi tài chính tại Việt Nam

Đầu mỗi chương có giới thiệu chương, sau mỗi chương có kết luận chương, hết ba chương có kết luận luận án. Luận án cũng thể hiện các nguồn tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022