thể tìm kiếm lợi nhuận khổng lồ từ mức vốn đầu tư rất thấp ban đầu. Tuy nhiên các nhà đầu tư cũng phải đối mặt với rủi ro cao khi tham gia đầu cơ trên thị trường. Các công cụ tài chính phái sinh cho phép tự do buôn bán các thành phần rủi ro và dẫn đến việc nâng cao hiệu quả thị trường. Nhà đầu tư có thể sử dụng một vị trí trong một hoặc nhiều GDPS tài chính thay thế cho một vị trí trong các công cụ cơ bản. Trong nhiều trường hợp, các nhà đầu tư tìm thấy các GDPS hấp dẫn hơn so với các giao dịch cơ bản. Điều này chủ yếu là do khả năng thanh khoản của các GDPS lớn hơn cũng như chi phí giao dịch thấp hơn so với chi phí giao dịch tài sản cơ sở.
- Dự đoán mức giá của tài sản cơ sở trong tương lai: các mức giá trên các hợp đồng phái sinh không chỉ phản ánh phán đoán của chủ thể tham gia thị trường mà còn dẫn dắt và dự báo mức giá của tài sản cơ sở trong tương lai. Trên các giao dịch thị trường tập trung, vào ngày đáo hạn, giá giao nhận của hợp đồng có xu hướng hội tụ với giá giao ngay do vậy các CCPS có chức năng dự báo giá. Đây là ứng dụng quan trọng của các GDPS là việc dự báo giá có nghĩa là tiết lộ thông tin về cả giá thị trường thông qua thị trường kỳ hạn. Các thị trường phái sinh cung cấp một cơ chế theo đó các ý kiến đa dạng và rải rác được thu thập thành một chuỗi dữ kiện qua đó có khả năng dự báo giá của tài sản cơ sở và định giá các GDPS.
- Chức năng ổn định giá: Thị trường phái sinh giúp duy trì ảnh hưởng ổn định giá giao ngay bằng cách giảm các biến động ngắn hạn. Nói cách khác, GDPS giảm cả biến động đỉnh và đáy của giá, dẫn đến có khả năng ổn định giá trên thị trường giao ngay của tài sản cơ bản.
- Phân bổ lại rủi ro giữa những người ngại rủi ro và những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro: những người phòng ngừa rủi ro tham gia thị trường với mong muốn chuyển những rủi ro mà mình có thể gặp sang phía đối tác. Với các nhà đầu cơ khi tham gia thị trường họ đánh cược với biến động giá trên thị trường và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để kiếm lời. Nhờ thị trường phái sinh mà các bên tham gia sẽ đạt được mục đích của mình và rủi ro sẽ được phân bổ lại giữa các chủ thể tham gia thị trường theo mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của họ.
- Thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hóa giao ngay: do các hợp đồng phái sinh luôn gắn liền với tài sản gốc do vậy sự phát triển thị trường phái sinh sẽ góp phần phát triển thị trường hàng hóa giao ngay và ngược lại, các chủ thể tham gia có thêm kênh để chuyển giao rủi ro có thể gặp phải sau khi họ mua hoặc bán tài sản gốc hoặc kiếm lời từ hoạt động đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá.
b. Vai trò
Việc hoàn thiện các TTTC phái sinh và phát triển thị trường này hiệu quả thể hiện mức độ phát triển của TTTC và nền kinh tế vì TTTC phái sinh là một bộ phận của TTTC, là 1 khâu trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn, có thể thấy lợi ích của phát triển các GDPS trên các góc độ:
Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: “Thị trường GDPS đóng góp cho sự phát triển kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát DN, các tổ chức kinh tế; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính”.
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của DN:
- Phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa: Trong kinh doanh, các DN luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro về giá, phòng ngừa rủi ro tài chính về giá bao gồm lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa. Các biến động trên thị trường “có thể làm cho một khoản lỗ dự tính trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Tuy nhiên mọi người tất nhiên e sợ nguy cơ thứ hai hơn. Do vậy, “phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập. Với một chi phí chấp nhận được, các GDPS (Forward, Swap, Future, Option) giúp các DN có hoạt động cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận”, tránh ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất…”
- Chủ động nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu: “Đối với hoạt động nhập khẩu, các DN cần ngoại tệ để thanh toán tiền hàng. Nếu không chuẩn bị trước nguồn ngoại tệ thì DN có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt ngoại tệ hoặc không có ngoại tệ để thanh toán, kết quả là không nhận được hàng nhập khẩu hoặc phải chịu một khoản chi phí tăng thêm do chậm thanh toán, hoặc phải mua ngoại tệ với tỷ giá cao hơn nhiều. Những nguy cơ đó DN đều có thể tránh được bằng cách sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để chủ động nguồn ngoại tệ, đảm bảo có ngoại tệ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
- Kinh doanh trên cơ sở chênh lệch tỷ giá: DN có thể khai thác chiều hướng biến động có lợi của tỷ giá để thu lợi nhuận. Một quyền chọn mua hay bán (kiểu Mỹ) có thể được thực hiện trước ngày đáo hạn nếu tỷ giá giao ngay trên thị trường cao hơn hay thấp hơn tỷ giá quyền chọn với dự báo rằng tỷ giá có xu hướng biến động ngược chiều trong tương lai.
- Tạo công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối cho các hoạt động kinh doanh đặc thù: Các DN cung cấp sản phẩm cho thị trường thế giới thông qua hoạt động đấu thầu sẽ có
nguồn thu ngoại tệ nhưng không chắc chắn vì còn phụ thuộc vào kết quả đấu thầu. Trong trường hợp này, một GDQC bán ngoại tệ sẽ rất thích hợp để bảo toàn khoản lợi nhuận nếu DN trúng thầu cung cấp sản phẩm”. Bên cạnh đó liên quan đến rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối, để giải quyết vấn đề này, các công ty có thể sử dụng giao dịch hoán đổi lãi suất, hoặc hợp đồng kỳ hạn (FRA) và lãi suất kỳ hạn. Và bằng chứng rõ rang là, hầu hết các công ty tại HongKong đã sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất và sử dụng các hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa tỷ giá hối đoái để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2007.
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
- Kiểm soát nguồn vốn khả dụng: Các NHTM có thể thực hiện các GDPS ngoại tệ với NHTW “để điều tiết lượng ngoại tệ khả dụng tại NH phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các NHTM còn có thể ký kết các HĐPS ngoại tệ với nhau nhằm sử dụng nguồn ngoại tệ hiện có một cách hiệu quả.
- Tạo liên kết với KH: Nhờ đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của KH nên các GDPS trở thành một cầu nối quan trọng giữa NH và KH. Cầu nối đó lại càng chắc chắn hơn khi thông qua các giao dịch này NH thực hiện việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ của mình cho KH. KH sẽ rất hài lòng khi được phục vụ với một gói các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.
- Tăng thu nhập cho NH: Các GDPS mang lại cho các NHTM nguồn thu thông qua phí và chênh lệch tỷ giá, chênh lệch lãi suất.... Ngoài ra, việc bán chéo sản phẩm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho các NH nếu khai thác một cách triệt để”.
- Nâng cao năng lực kinh doanh: Sử dụng tốt các GDPS giúp NH kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, CCPS là một trong những biện pháp chính được các NHTM hiện đại sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro, bằng cách này, NHTM có thể chuyển rủi ro hoặc chốt mức lỗ tối đa cho mỗi giao dịch ngân hàng được bảo hiểm bằng GDPS. Có thể nói với các vai trò, tất cả tạo thành một chuỗi liên kết nhân quả giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho NH.
2.1.3.4. Chủ thể tham gia và mục đích tham gia giao dịch tài chính phái sinh
Ưu tiên phòng ngừa rủi ro
Hedger (Người phòng hộ)
Có 3 chủ thể tham gia vào thị trường phái sinh: Đó là Hedger, Speculator, Arbitrage.
Arbitrageur
(Nhà đầu cơ hưởng chênh lệch)
THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH
(Derivative Market)
Mua rẻ ở thị trường A
Speculator (Nhà đầu cơ)
Bán đắt ở thị trường B
Lợi nhuận cao
Rủi ro cao
Hạn chế tối đa rủi ro
Sơ đồ 2.1: Chủ thể tham gia và mục đích tham gia GDPS
- Nhà phòng hộ (Hedger): Là chủ thể thực hiện các GDPS để phòng ngừa rủi ro do sự biến động giá trong tương lai gây bất lợi cho họ (bao gồm rủi ro biến động tỷ giá, lãi suất, giá hàng hóa), theo nguyên tắc hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.
- Nhà đầu cơ (Speculator): Là những chủ thể ưa thích rủi ro, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro cao với kỳ vọng đạt được lợi nhuận cao từ sự biến động giá. Họ có thể nắm giữ thế trường (thế mua – long position) với mong chờ trong tương lai giá sẽ tăng hay thế đoản (thế bán – short position) với dự đoán trong tương lai giá sẽ giảm hay cả hai vị thế cho cùng một hàng hóa (spread position) khi muốn chốt lãi hoặc cắt lỗ.
- Nhà đầu cơ hưởng chênh lệch (Arbitrageur): Là nhà đầu cơ tiến hành việc mua bán để hưởng chênh lệch về giá - thông qua việc đồng thời tiến hành mua và bán cùng 1 loại hàng hóa dựa trên sự chênh lệch giá hoặc lãi suất, với giao dịch này “lợi nhuận thu về có độ rủi ro thấp bằng cách mua ở nơi rẻ và bán ở nơi khác với giá cao hơn”.
2.1.4. Phân loại các giao dịch tài chính phái sinh
2.1.4.1. Giao dịch kỳ hạn (Forward).
a. Khái niệm
GDKH là một “thỏa thuận mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.” (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Thời điểm xác định trong tương lai gọi là “ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn.
Tại thời điểm ký kết GDKH, không hề có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hoạt động thanh toán xảy ra trong tương lai tại thời điểm xác định trong hợp đồng. Vào lúc đó, hai bên thoả thuận hợp đồng buộc phải thực hiện nghĩa vụ mua bán theo mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa”.”
b. Kết quả của GDKH (payoffs)
T: thời hạn của HĐKH (đơn vị: năm)
So: giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm ký hợp đồng (t=0) ST: giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm ký hợp đồng (t=T) Fo: giá kỳ hạn của tài sản cơ sở tại thời điểm ký hợp đồng (t=0)
LN
ST – Fo
0
K
ST
LN
0
K
ST
Fo – ST
r: Lãi suất kép liên tục phi rủi ro của tài sản tài chính có thời hạn T (%/năm) Sơ đồ lợi nhuận từ GDKH được mô tả như hình dưới:
(a) Vị thế mua (b) Vị thế bán
LN
Vị thế mua
Lãi
0
K
Lỗ
ST
Vị thế bán
Sơ đồ 2.2: Lợi nhuận trên mỗi đơn vị tiền tệ giao dịch trong GDKH
c. Định giá kỳ hạn
+ Khái niệm
Định giá kỳ hạn làm việc xem xét mối quan hệ giữa giá giao ngay và giá kỳ hạn của tài sản cơ sở bằng việc sử dụng logic kinh doanh chênh lệch giá với các biến số có thể quan sát được trên thị trường.
+ Công thức xác định giá kỳ hạn của GDKH
Bảng 2.1: Công thức định giá GDKH
Loại tài sản | Giá kỳ hạn | |
1 | Tài sản không trả cổ tức và lãi suất | Fo = So erT |
2 | Tài sản có trả cổ tức và lãi suất (cố định) | Fo = (So – I)erT I: giá trị hiện tại các khoản thu nhập cố định |
3 | Tài sản có trả lãi suất (theo tỷ lệ ) | Fo = So e(r-q)T q: Tỷ lệ trả lãi cố định theo giá của tài sản gốc tại thời điểm nhận thu nhập |
Có thể bạn quan tâm!
- Hướng Thứ Hai - Ảnh Hưởng Của Các Gdps Tới Rủi Ro Và Giá Trị Của Dn, Nh.
- Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp Dữ Liệu Thứ Cấp
- Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Các Gdps.
- Đồ Thị Thu Nhập, Chi Phí Trong Trường Hợp Không Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá Và Có Bảo Hiểm Rủi Ro Tỷ Giá Đối Với Khoản Phải Thu, Phải Trả
- Đồ Thị Biểu Diễn Lợi Nhuận Khi Mua Quyền Chọn Mua Và Khi Bán Quyền Chọn Mua
- Khối Lượng Gdps Trên Thị Trường Tương Lai Thế Giới
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
d. Đặc điểm của GDKH
Ưu điểm nổi bật của các GDKH là chúng được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu của cả bên mua và bên bán về kỳ hạn giao dịch và qui mô giao dịch.
HĐKH có các đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, GDKH được giao dịch trên thi trường phi tập trung (OTC): do GDKH là sự thỏa thuận riêng giữa hai bên đối tác nên mức độ chuẩn hóa không như GDTL. Các GDKH có thể được các bên thỏa thuận với bất kỳ hàng hóa nào, tính mềm dẻo cao và có thể thay đổi điều khoản hợp đồng khi có sự đồng ý của các bên tham gia.
Thứ hai, GDKH được ký kết giữa hai“tổ chức tài chính hoặc giữa tổ chức tài chính với KH: HĐKH được giao dịch trên thị trường phi tập trung với khối lượng giao dịch vô cùng lớn, việc công bố thông tin giữa các đối tác không được kiểm soát vì thế tham gia thị trường đòi hỏi các thành viên có khả năng phân tích thị trường tốt và chấp nhận rủi ro, chủ yếu tham gia vào thị trường này là các tổ chức tài chính như NHTM, quỹ đầu tư và các đối tác của các TCTD này.
Thứ ba, với GDKH, các bên tham gia không phải thực hiện việc thanh toán cũng như giao hàng tại thời điểm ký kết hoặc trong thời hạn hợp đồng, việc thanh toán, giao dịch diễn ra vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên vì chỉ có hai bên tham gia nên mỗi bên đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng, xuất hiện rủi ro thanh toán khi có một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Thứ tư, đồ thị kết quả của GDKH có tính tuyến tính và đối xứng: Lỗ và lãi của các bên tham gia GDKH sẽ bằng nhau nhưng ngược nhau về dấu. Mức lợi nhuận của bên này sẽ bằng mức thua lỗ của bên còn lại. Có thể nói, GDKH là một trò chơi có tổng bằng không.
Thứ năm, các GDKH là giao dịch sơ cấp, không có thị trường thứ cấp cho các hợp đồng này.
Thứ sáu, GDKH chú trọng đến quản lý rủi ro nên đánh mất đi cơ hội kinh doanh hay đầu cơ: chủ thể tham gia GDKH chủ yếu vì mục đích bảo hiểm rủi ro tỷ giá, lãi suất trong các giao dịch ngoại tệ, đầu tư, tín dụng. Khi tham gia GDKH hai bên đều sẽ giới hạn được rủi ro tiềm tàng xong cũng hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình.
Thứ bảy, GDKH mới chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch trong tương lai mà chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch thời điểm hiện tại, việc này GDHĐ có thể đáp ứng rất tốt.
e. Phân loại GDKH
Căn cứ vào tài sản gốc, các GDKH có thể phân loại thành:
- GDKH ngoại hối: là GDKH có tài sản cơ sở là các đồng tiền: USD, GBP, EUR, CHF, AUD, JPY…
- GDKH lãi suất là GDKH có tài sản cơ sở là các chứng khoán (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc…), lãi suất liên NH...
- GDKH chỉ số cổ phiếu: S&P midcap 400, S&P smallcap 600, S&P CNX, Nikkei 225…
+ GDKH ngoại hối
- Khái niệm:
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn là một thỏa thuận về việc mua bán một lượng ngoại tệ trong đó việc chuyển giao ngoai tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi ký hợp đồng. Mục đích của HĐKH ngoại hối là để phòng ngừa rủi ro hối đoái, rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra.
Do tỷ giá của GDKH đã chốt cố định, các bên tham gia biết trước và thực hiện giao dịch theo giá này bất chấp biến động tỷ giá trên thị trường GDKH ngoại hối nên sẽ cố định được mức thu nhập hay khoản chi trả theo. Tham gia vào GDKH ngoại hối chủ yếu là các NHTM, các công ty đa quốc gia, các công ty xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư trên TTTC quốc tế - những người thường xuyên chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
- Tỷ giá kỳ hạn:
So: Tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng (t=0) Fo: Tỷ giá kỳ hạn tại thời điểm ký hợp đồng (t=0)
r: Lãi suất kép liên tục phi rủi ro của đồng nội tệ (đồng định giá) có thời hạn T (đơn vị: %/năm)
rf: Lãi suất kép liên tục phi rủi ro của đồng ngoại tệ (đồng yết giá) có thời hạn T (đơn vị: %/năm)
Fo = So e(r-rf)T
- Sử dụng GDKH ngoại hối để phòng ngừa rủi ro
Các thông tin thị trường hiện hành như sau: C: Đồng yết giá
T: Đồng định giá
S: Tỷ giá giao ngay mua và bán đồng C F: Tỷ giá kỳ hạn mua và bán đồng C
RC = RC1 – RC2: Lãi suất huy động và cho vay (%/năm) đồng yết giá C RT = RT1 – RT2: Lãi suất huy động và cho vay (%/năm) đồng định giá T