Giá Trị Các Giao Dịch Phái Sinh Tiền Tệ Tại Eximbank

hàng sẽ được cố định tỷ giá hoán đổi từ VND sang USD, tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả cho BIDV lãi suất VND cao hơn lãi suất USD khi vay USD trực tiếp. Đối với trường hợp khách hàng xuất khẩu có nguồn thu USD về trong tương lai thì khi thực hiện CCS với BIDV, khách hàng sẽ được chuyển từ việc phải trả lãi suất VND cao ngang lãi suất USD thấp, đổi lại cuối kỳ khi USD của khách hàng về sẽ phải hoán đổi lấy VND theo tỷ giá ban đầu. Việc áp dụng linh hoạt các lợi ích khác nhau của sản phẩm tài chính phái sinh CCS đã giúp BIDV đáp ứng được mọi yêu cầu bảo hiểm của khách hàng. Điều này góp phần làm cho kết quả thu được từ mảng phái sinh tiền tệ của BIDV trong năm 2008 tăng trưởng rất cao so với năm 2007. Danh sách khách hàng giao dịch sản phẩm phái sinh hoán đổi tại BIDV tại Phụ lục 01 và số liệu chi tiết từng giao dịch được cung cấp tại Phụ lục số 02 cho thấy các doanh nghiệp XNK đã ngày càng ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Năm 2009, các sản phẩm hoán đổi vẫn được triển khai mạnh ở BIDV. Tuy nhiên, do vừa mới thoát khỏi đáy khủng hoảng, nền kinh tế còn nhiều khó khăn nên doanh số từ hoạt động bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh giảm mạnh so với năm 2008.

Tại HSBC

HSBC Việt Nam là ngân hàng có phòng kinh doanh ngoại hối lớn mạnh nhất Việt Nam trong các NHTM nước ngoài với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro và kinh doanh ngoại hối. HSBC luôn là ngân hàng đi tiên phong trong cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, doanh số công cụ phái sinh tiền tệ của HSBC tại thị trường Việt Nam khá ít ỏi khi so sánh với doanh số của HSBC tại các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan… HSBC có mặt tại thị trường Việt Nam 8 năm, có hơn

1000 khách hàng; nhưng sau 3 – 4 năm triển khai, số khách hàng của dịch vụ này mới chỉ là một vài24.

Tại Eximbank

Doanh số cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của Eximbank cũng tăng đột biến vào năm 2008.

(Đơn vị: triệu VND)


Năm

HĐ kỳ hạn

HĐ hoán đổi

HĐ quyền chọn

Tổng

2007

240.234

632.881

-

864.115

2008

2.344.288

1.243.002

11.709

3.598.999

2009

353.767

710.232

2.312

1005.340

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nghiên cứu vấn đề sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đối với bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 9

Bảng 7: Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại Eximbank


(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của Eximbank các năm 2007, 2008, 2009)

Eximbank là ngân hàng đầu tiên thí điểm nghiệp vụ quyền chọn (từ 12/2/2003). Sau 6 tháng thí điểm, có 10 doanh nghiệp tham gia ký được 50 hợp đồng quyền chọn, tổng trị giá lên tới 5 triệu USD25. Nhưng trong giai đoạn sau đó, sản phẩm này bị lắng xuống khi mà tỷ giá USD/VND trong 4 năm liên tiếp 2004-2007 đều biến động không quá 1%.

Cũng phải nói thêm rằng, đến tháng 3 năm 2009, NHNN đã cho dừng việc thí điểm quyền chọn tiền đồng tại các NHTM. Nguyên nhân chính là do, các sản



24 GS.PTS Nguyễn Thị Ngọc Trang , 2007, Doanh nghiệp Việt Nam quản trị rủi ro tài chính như thế nào?

25 Website Diễn đàn doanh nghiệp, 2003, Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp.

phẩm quyền chọn với mức phí quá cao, tồn tại rất nhiều hợp đồng lách luật, hầu như chỉ phục vụ cho việc mua bán USD vượt trần tỷ giá.

Tại ACB


(Đơn vị: triệu VND; theo tỷ giá ngày hiệu lực hợp đồng)


Tổng giá trị hợp đồng

2007

2008

2009

Hợp đồng kỳ hạn

1.251.896

7.421.107

3.256.243

Hợp đồng hoán đổi

2.961.753

1.740.102

3.000.764

Mua quyền chọn mua

-

85.229

23.865

Mua quyền chọn bán

-

4.902

1.537

Bán quyền chọn mua

-

34.438

17.934

Bán quyền chọn bán

-

7.771

3.879

Tổng

4.213.649

9.293.549

6.304.222

Bảng 8: Giá trị các giao dịch phái sinh tiền tệ tại ACB


(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của ACB các năm 2007, 2008, 2009)


Giao dịch kỳ hạn là giao dịch quen thuộc nhất với các doanh nghiệp XNK vì được triển khai sớm hơn các công cụ khác. Năm 2008, với hai đợt biến động tỷ giá lớn vào quý II và quý IV, tổng giá trị hợp đồng kỳ hạn đã tăng đột biến từ 1,25 tỷ VND lên đến 7,42 tỷ VND, tăng gấp 6 lần. Đồng thời cũng trong năm này, ACB bắt đầu bán được một số hợp đồng quyền chọn tiền tệ. Thực sự, hợp đồng quyền chọn là một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá rất hữu hiệu, có thể loại bỏ gần như hoàn toàn rủi ro tỷ giá . Tuy nhiên, do ra đời muộn hơn và tồn tại một số hạn chế nên các doanh nghiệp XNK Việt Nam sử dụng rất ít.

Cũng như BIDV và Eximbank, năm 2009 là năm không mấy thành công của ACB ở mảng dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá.‌

IV. Đánh giá thực trạng sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh trong bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam

1. Thành tựu


Các hợp đồng ngoại hối phái sinh đang ngày một phổ biến và được áp dụng nhiều hơn trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp XNK Việt Nam, nhất là sau những biến động tỷ giá bất lợi và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008. Các hợp đồng được triển khai với hầu hết các ngoại tệ trong nhóm tự do chuyển đổi và ngày càng mở rộng ra nhiều ngoại tệ khác nhau do nhu cầu phong phú, đa dạng của các doanh nghiệp XNK.

Ví dụ:


Eximbank trước năm 2008 cung cấp các hợp đồng ngoại hối phái sinh giữa VND và USD, EUR, JPY; năm 2008 đã bắt đầu triển khai dịch cung cấp bảo hiểm rủi ro tỷ giá đồng CHF, AUD, CAD…

Dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng ngoại hối phái sinh tuy mới ra đời nhưng cũng đã có những kết quả nhất định đối với các doanh nghiệp sử dụng. Cụ thể, thông qua các hợp đồng, doanh nghiệp XNK có thể chủ động ấn định trước giá trị các khoản tiền thanh toán, hạn chế những biến động của tỷ giá bằng mức phí hợp lý; qua đó chủ động được trước các đơn hàng và hoạt động kinh doanh.

Các NHTM bước đầu thành công trong việc rút ngắn khoảng cách, đưa bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đến gần doanh nghiệp XNK hơn. Khối doanh nghiệp XNK được lấy làm trọng tâm cho chiến

lược phát triển dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá của các NHTM. Điều này là hoàn toàn đúng đắn vì khối doanh nghiệp XNK chính là bộ phận có nhu cầu nhiều nhất do hoạt động của họ luôn liên quan đến giao dịch tiền tệ.

2. Hạn chế


Mặc dù đã ra đời cách đây hơn 10 năm nhưng các hợp đồng ngoại hối phái sinh vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến. Thị trường dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh ở Việt Nam vẫn trong thời kỳ sơ khai, còn rất nhỏ bé. Tại các NHTM, doanh số giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi tiền tệ nếu cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay.

Chất lượng các giao dịch ngoại hối phái sinh kém với cơ cấu không cân đối và tồn tại nhiều giao dịch lách luật. Các giao dịch bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam chủ yếu tập trung vào các kỳ hạn ngắn (7 đến 60 ngày). Trong khi đó, cơ cấu giao dịch bất hợp lý, bán ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3 – 6 lần doanh số mua26; đối tượng giao dịch tập trung nhiều vào khối các ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, nhiều hợp đồng giao dịch được ký kết dưới vỏ bọc nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro tỷ giá nhưng thực chất lại là giao dịch lách luật để thực hiện mua bán USD theo tỷ giá vượt trần quy định, thực chất chưa phải là giao dịch phái sinh.

Hiện tại, các hợp đồng ngoại hối phái sinh còn rất mờ nhạt, số lượng nghèo nàn và chưa gây được niềm tin cho doanh nghiệp. Bản thân các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá còn nhiều hạn chế. Đơn cử như hợp đồng quyền chọn:



26 Tạp chí kế toán , 2007, Ngân hàng thương mại: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

Về giá cả: Giao dịch kỳ hạn, hoán đổi không phải trả phí nhưng quyền chọn lại có phí; và theo như nhận xét của các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ này thì mức phí là khá cao. Nguyên nhân là do: hiện nay, trong nghiệp vụ quyền chọn, các NHTM Việt Nam chỉ đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp trong nước và ngân hàng nước ngoài nên phí quyền chọn do NHTM Việt Nam đưa ra gồm ba bộ phận cấu thành: (1) Phí quyền chọn của ngân hàng nước ngoài; (2) Lợi nhuận mong muốn của NHTM trong nước; (3) Khoản thuế giá trị gia tăng cho lợi nhuận mong muốn của NHTM đó.

Về thời hạn giao dịch: Các NHTM Việt Nam hiện nay cung cấp sản phẩm quyền chọn với thời hạn từ 3 ngày đến 365 ngày. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, thời hạn tối thiểu của giao dịch quyền chọn là qua đêm, khác với thời hạn tối thiểu của giao dịch kỳ hạn là 3 ngày. Có thể thấy, các sản phẩm quyền chọn của NHTM Việt Nam chưa hợp lý về mặt thời hạn; bởi trong thực tế có nhiều khách hàng có nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá trong vòng 1 ngày, chẳng hạn như để đề phòng biến cố có thể xảy ra trước một sự kiện hoặc trước khi một số liệu quan trọng được công bố. Thời hạn qua đêm sẽ giúp khách hàng tiết kiệm phí quyền chọn.

3. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế


3.1 Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp XNK Việt Nam


Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về việc sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Theo các chuyên gia, bản chất của dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng ngoại hối phái sinh là doanh nghiệp trích cho ngân hàng một khoản phí thì toàn bộ rủi ro về tỷ giá của doanh nghiệp ngân hàng sẽ chịu. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp nhận thức được vai trò, ý nghĩa thực sự của sản phẩm.

Doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua sự an tâm về rủi ro tỷ giá, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ cho rằng việc sử dụng các hợp đồng ngoại hối phái sinh đơn giản là việc kinh doanh tiền tệ. Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này không đúng như kỳ vọng, các doanh nghiệp lập tức không sử dụng tiếp các sản phẩm phái sinh nữa. Có trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng mua kỳ hạn xong, thấy biến động bất lợi thì đòi hủy hợp đồng. Như vậy doanh nghiệp hiện mới chỉ nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm phái sinh, chứ không thấy được lợi ích phòng ngừa rủi ro mang lại.

Doanh nghiệp chưa am hiểu về hợp đồng ngoại hối phái sinh cũng như dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

Doanh nghiệp XNK Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ kinh doanh quốc tế và quản trị tài chính còn rất hạn chế. Thiếu nhân sự có năng lực trong lĩnh vực này là một trở ngại khá lớn cho các doanh nghiệp. Tuy thấy rủi ro tỷ giá sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ rằng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng, nhưng họ không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình có khả năng thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản.

Tâm lý ngại trách nhiệm.


Trên thị trường Việt Nam, bảo hiểm rủi ro tỷ giá là một loại dịch vụ khá mới, với tâm lý ngại chịu trách nhiệm, lãnh đạo doanh nghiệp không muốn ra quyết định trong việc tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho mỗi hợp đồng XNK. Khi quyết định tham gia một hợp đồng ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, nếu tỷ giá biến động bất lợi theo như dự đoán, tức là hợp đồng ngoại hối

phái sinh đã cứu nguy cho doanh nghiệp thì lãnh đạo cũng không được ban thưởng gì; nhưng nếu tỷ giá theo chiều thuận lợi tức là doanh nghiệp mất không một khoản chi phí bảo hiểm thì uy tín của lãnh đạo sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá chưa trở thành nhu cầu bức xúc đối với các doanh nghiệp XNK cũng do các doanh nghiệp còn phải đối mặt với rất nhiều sức ép khác trong kinh doanh mà tạm thời bỏ qua tác động của tỷ giá.

3.2 Nguyên nhân từ phía các NHTM


Hiện nay, trong dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá, các NHTM đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường.

Về kỹ thuật


Việc phân tích tốt cũng như dự báo được sự biến động tỷ giá là rất quan trọng; tuy nhiên, trên thực tế, không phải ngân hàng nào cũng làm tốt. Nhiều ngân hàng chỉ sử dụng phân tích cơ bản trong phân tích tỷ giá, rất ít sử dụng phân tích kỹ thuật.

Về quảng cáo


Khâu quảng cáo và tư vấn về sản phẩm của phần lớn các ngân hàng hiện nay đều kém, chưa đủ sức thuyết phục, chưa làm cho doanh nghiệp thật sự yên tâm, tin tưởng vào hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà ngân hàng mang lại.

Về nhân lực


Nguồn nhân lực thiếu đào tạo thực tế về sản phẩm phái sinh là thực trạng đang tồn tại ở các NHTM Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện nay còn quá ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 30/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí