Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 3.20: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới doanh số GDPS của các NHTM 99

Bảng 3.21: Danh sách các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu 102

Bảng 3.22: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập 104

Bảng 3.23: Bảng hệ số phóng đại phương sai 105

Bảng 3.24: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy tuyết tính bội 105

Bảng 4.1.Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển GDPS tại các NHTM 114

Bảng 4.2: Thống kê bảng câu hỏi khảo sát 127

Bảng 4.3: Thống kê mẫu về đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát 128

Bảng 4.4: Phân tích dữ liệu thống kê tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM hiện nay 129

Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của thang đo 129

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập) 130

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc) 131

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Bảng 4.8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Biến phụ thuộc 132

Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 132

Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan 133

Bảng 4.11: Kết quả thủ tục lựa chọn biến theo phương pháp chọn từng biến 134

Bảng 4.12: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình 135

Bảng 4.13: Bảng ANOVA-Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAa136

Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 137

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới 56

Biểu đồ 2.2: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới 59

Biểu đồ 2.3: Doanh số GDPS của các NHTM và thị trường phái sinh thế giới 60

Biểu đồ 3.1: Giá trị hợp đồng các GDKH của các NHTM 84

Biểu đồ 3.2: Giá trị hợp đồng GDHĐ của các NHTM 90

Biểu đồ 3.3: Thu nhập các GDPS tại các NHTM Việt Nam 96

Biểu đồ 3.4: Chi phí các GDPS tại các NHTM Việt Nam 96

Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận các GDPS tại các NHTM Việt Nam 97


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Chủ thể tham gia và mục đích tham gia GDPS 33

Sơ đồ 2.2: Lợi nhuận trên mỗi đơn vị tiền tệ giao dịch trong GDKH 35

Sơ đồ 2.3: Đồ thị thu nhập, chi phí trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu, phải trả 38

Sơ đồ 2.4: Đồ thị biểu diễn gốc và lãi của nhà đầu tư trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá 38

Sơ đồ 2.5: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận khi mua quyền chọn mua và khi bán quyền chọn mua 46

Sơ đồ 2.6: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận khi mua quyền chọn bán và khi bán quyền chọn bán 46

Sơ đồ 3.1: Mô hình các nhân tố tác động đến doanh số GDPS tại các NHTM Việt Nam .100

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ lục 1: Giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ GDPS của các NHTM Việt Nam Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát

Phụ lục 3: Kết quả mô hình FE, RE

Phụ lục 4: Kết quả Kiểm định Breusch-Pagan Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Hausman

Phụ lục 6: Kết quả kiểm định mô hình RE

Phụ lục 7: Phân tích dữ liệu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM VN

Phụ lục 8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Phụ lục 9: Bảng ma trận xoay nhân tố

Phụ lục 10: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Phụ lục 11: Top 25 NHTM Mỹ trên thị trường phái sinh


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do chọn đề tài

1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Trong những năm gần đây, TTTC thế giới với rất nhiều biến động các GDPS trở nên ngày càng cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư. Thế kỷ 21, với sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thị trường GDPS đã phát triển không ngừng với sự tăng trưởng ngoạn mục về quy mô và sự đa dạng khi ra đời các SPPS mới. Đây là những cải tiến vượt bậc của TTTC thế giới, thành công trong việc cung cấp cho các nhà đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu đồng thời là các công cụ tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Các số liệu thống kê cho thấy có sự tăng trưởng khổng lồ thấy các hoạt động phái sinh trên cả thị trường tập trung và phi tập trung. Trong đó sự tham gia của các NHTM với việc sử dụng các GDPS là rất phổ biến đem lại những hiệu quả nhất định trong tìm kiếm lợi nhuận và quản trị rủi ro.

Các NHTM luôn mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường quốc tế, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra,. Với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay các NHTM Việt Nam có thể hưởng nhiều lợi thế của hội nhập nhưng đồng thời rủi ro phải đối mặt cũng không ít. Phát triển các GDPS - một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề mang tính cấp bách luôn được sự quan tâm của NHNN và các NHTM. Ngoài ra, với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay của các NHTM Việt Nam, việc phát triển nghiệp vụ hiện đại này là điều tất yếu vì các công cụ này ngày càng phổ biến và có tốc độ phát triển mạnh, doanh số không ngừng tăng qua các năm. Tuy vẫn còn có những tồn tại và bất cập xuất hiện từ môi trường pháp lý, nhận thức về rủi ro và tâm lý e ngại trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại nhưng bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc từ việc Thủ tướng ký quyết định thành lập thị trường chứng khoán phái sinh, tạo một môi trường giao dịch chuyên nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển TTTC, hệ thống tài chính Việt Nam. Vì vậy, việc khắc phục những khó khăn, tìm ra những giải pháp cho việc phát triển các SPPS là yêu cầu cấp thiết hiện nay, ngoài những nỗ lực của bản thân các NH, Chính phủ, NHNN phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn loại bỏ những công cụ quản lý hành chính, hướng tới sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế như tỷ giá, lãi suất, dữ trữ theo hướng hiệu quả, tích cực và phù hợp với quy định quốc tế, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây



dựng môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính NH nói chung và các SPPS nói riêng ngày càng phát triển.Việc hoàn thiện và phát triển các GDPS và phát triển thị trường GDPS hiệu quả là thể hiện mức độ phát triển kinh tế ở tốc độ cao. Việc định lượng tác động của tỷ giá, lãi suất và các nhân tố khác đến sự phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam còn có ý nghĩa rất lớn trong việc “xây dựng một hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, theo cơ chế thị trường có đầy đủ các công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống NHTM nói riêng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung.”

Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết mang tính thời sự hiện nay, đề tài “Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam.” được tác giả lựa chọn. Nghiên cứu này một mặt sẽ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam, góp phần giúp các NHTM hội nhập sâu hơn với thị trường phái sinh, TTTC thế giới, đa dạng hóa dịch vụ NH, giảm rủi ro, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.

1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, cụ thể như sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPS và các khía cạnh cơ bản của phát triển GDPS tại các NHTM.

Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015.

Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển GDPS tại các NHTM của 1 số quốc gia trên thế giới để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Nghiên cứu, tổng kết, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS tại các NHTM.

Phân tích định tính và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS và sự phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp và điều kiện nhằm phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.


1.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu về GDPS, GDPS tại các NHTM Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS tại các NHTM hiện nay.

1.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Các nghiên cứu về SPPS rất rộng và nhiều hướng tiếp cận, trong luận án này, NCS nghiên cứu về các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam hiện nay và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số phái sinh, phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam.

Phạm vi không gian: Hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có nghiên cứu điển hình một số NH có doanh số phái sinh lớn, doanh số của các NH này chiếm > 90% tổng doanh số phái sinh tại Việt Nam bao gồm các NHTM:

- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

- Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)

Phạm vi thời gian: NCS tiến hành thu thập dự liệu, số liệu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006-2015. Trong đó mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC của các NHTM trong giai đoạn 2006-2010, phân tích thực trạng GDPS của các NHTM sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC trong giai đoạn 2011-2015.

1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu cũng như bài viết và tài liệu, sách báo về CCPS. Có 3 hướng nghiên cứu chính: (1) Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu, (2) Ảnh hưởng của GDPS tới rủi ro và giá trị của DN, NH, và (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS.


1.2.1.1. Hướng thứ nhất - Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu.

a. Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế trong rào chắn, phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận.

“GDPS cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho TTTC, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và giảm chi phí vốn bình quân trong nền kinh tế.”

Ngoài ra, các GDPS cũng là một hoạt động đầu cơ đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Các GDPS này được thực hiện bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.

Giáo sư Pliska trường đại học Illinois, Chicago Mỹ cho biết bên cạnh việc giúp các nhà đầu tư quản trị rủi ro, “thị trường chứng khoán phái sinh cũng được dùng để đầu cơ khi nhà đầu cơ hướng về sự biến động giá trong tương lai”. Theo báo cáo của ISDA (Hiệp hội GDPS và Hoán đổi quốc tế) qua điều tra đối với 500 công ty lớn nhất trên thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới “94% các công ty trả lời rằng họ sử dụng thường xuyên CCPS để phòng ngừa và quản lý rủi ro và còn lại là sử dụng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời trong đó CCPS (tỷ giá và lãi suất) được sử dụng rộng rãi nhất”.

Phó tổng giám đốc trung tâm quản lý thông tin NH Trung Quốc (Yan, 2010) trong bài nghiên cứu về phát triển và sử dụng các GDPS ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh khá cao, khoảng 18,3% hàng năm, việc phát triển các GDPS là cần thiết đối với cả DN và NH, là công cụ quan trọng trong rào chắn rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận của DN và NHTM.

(Kolb & Overdahl, 2009) cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng lớn về các CCPS: tương lai, quyền chọn, hoán đổi. Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của các GDPS trong quản lý và phòng ngừa rủi ro, đồng thời cũng có những hướng dẫn cụ thể kỹ thuật bảo hiểm toàn diện của các GDPS.

Kiểm soát rủi ro và định giá phái sinh là mối quan tâm lớn cho các tổ chức tài chính, (Bouchaud & Potters, 2003) dựa trên dữ liệu thống kê trên thị trường, đã giải



thích làm thế nào để dự đoán tốt hơn các hành vi thực tế của TTTC liên quan đến phân bổ tài sản, định giá phái sinh và bảo hiểm rủi ro, kiểm soát rủi ro. Nhóm thứ hai của nghiên cứu điều tra hiệu quả của việc sử dụng các GDPS khác nhau đối với rủi ro của NH (ví dụ, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,…). Fok và cộng sự (1997) và (Smith & Stulz, 1985), (Nance, 1993) lập luận rằng có ba lợi ích lớn từ việc sử dụng các hợp đồng phái sinh: giảm thuế theo một biểu thuế lũy tiến, giảm chi phí dự kiến của các khó khăn tài chính, và giảm các vấn đề chi phí đại lý. Bên cạnh đó (Smith & Stulz, 1985) lập luận rằng nếu các loại thuế là một hàm lồi của thu nhập, nó sẽ được tối ưu cho các DN sử dụng phái sinh cho mục đích bảo hiểm rủi ro. Việc sử dụng thích hợp các GDPS có thể giảm chi phí tài chính, và do đó nâng cao hiệu quả của họ.

Vào giữa những năm 1980, một số hiệp hội tiết kiệm ở Mỹ đã bị phá sản do sự biến động của lãi suất. Kể từ đó, các NH đã sử dụng các CCPS để giúp quản trị rủi ro lãi suất như trong 1 nghiên cứu của (Morris và Merfeld, 1988).

Hoạt động NH luôn phải đối mặt với một số rủi ro, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, NH có thể sử dụng các GDPS như phái sinh tín dụng, phái sinh lãi suất, và các phái sinh ngoại hối để tự bảo hiểm rủi ro của họ.

Nhắc lại các nghiên cứu của Deshmukh và cộng sự (1983), các NH có thể quản lý rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các GDPS sẽ giảm được rủi ro trong hoạt động cho vay của họ và do đó sẽ có thể đầu tư vào rủi ro cao hơn (tỷ suất sinh lời tài sản lớn hơn). Vì vậy, sử dụng phái sinh được dự kiến sẽ có một mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời của NH theo (Hundman, 1998).

Brewer và cộng sự (2001) lập luận rằng các NH có thể sử dụng các GDPS để thay thế hoạt động cho vay truyền thống. Để nâng cao hiệu quả tài chính, NH có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản của mình và di chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thu nhập của NH khi tham gia vào thị trường phái sinh có hai nguồn: 1) Sử dụng các GDPS giúp tăng tăng khả năng dự báo về thay đổi lãi suất, nâng cao thu nhập từ giao dịch NH liên quan đến lãi suất; 2) Làm đại lý OTC và thu phí cho các tổ chức tham gia GDPS với NH. Thu nhập từ phí là một động lực lớn cho các NH để cung cấp các dịch vụ như là một trung gian cho các KH, động lực này hết sức cần thiết trong bối cảnh tầm quan trọng của kinh doanh truyền thống của NH có dấu hiệu suy giảm.

Tuy nhiên, bên cạnh các nghiên cứu chỉ rõ lợi ích trong tìm kiếm lợi nhuận và phòng tránh rủi ro của các GDPS, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. (Georgette & Taylor, 1994) và (Stern & Lipin, 1994) thấy rằng các GDPS kinh doanh vì lợi nhuận là nguy hiểm và có thể khiến các DN thua lỗ lớn. (Brewer, 2001) và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022