Hướng Thứ Hai - Ảnh Hưởng Của Các Gdps Tới Rủi Ro Và Giá Trị Của Dn, Nh.



(Georgette & Taylor, 1994), (Gunther và Siems, 1995) thấy rằng các NH sử dụng các GDPS để tự bảo hiểm chứ không phải đầu cơ.

Bên cạnh vai trò quan trọng trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, với khối lượng giao dịch khổng lồ, các SPPS cũng đóng góp lớn cho sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế.

b. Vai trò của các CCPS đối với sự phát triển hệ thống tài chính toàn cầu

Theo (Oldani, 2008) trong tác phẩm viết về vai trò của các GDPS trong quản trị tài chính toàn cầu cho rằng “GDPS là yếu tố tiên phong của quá trình toàn cầu hóa hệ thống tài chính thế giới”, “chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, chúng ảnh hưởng đến các khối tiền trong nền kinh tế mặc dù chúng không phải là công cụ của chính sách tiền tệ”.

Theo (Deutsche Boerse AG, 2009) trong sách trắng về thị trường phái sinh toàn cầu cũng đánh giá rất cao vai trò của các GDPS: “Thị trường phái sinh toàn cầu là một trụ cột chính của hệ thống tài chính quốc tế và nền kinh tế nói chung. Ngày nay, trên thế giới, các DN sử dụng các GDPS để phòng hiệu quả ngừa rủi ro và giảm ảnh hưởng về sự biến động giá cả trong tương lai. Các GDPS góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng hiệu quả của thị trường bằng cách cải thiện ảnh hưởng của biến động giá đối với tài sản. Điều quan trọng cần lưu ý là các CCPS không gây ra cuộc khủng hoảng tài chính như với chứng khoán và các tài sản thông thường”. Keating & Marshall (2010) cho rằng, lợi ích quan trọng nhất của các CCPS là khả năng quản lý rủi ro thị trường, tức là giảm độ rủi ro thị trường đến một mức nhất định, “Các GDPS được sử dụng bởi hơn 94% các công ty lớn nhất thế giới, chúng góp phần nâng cao hoạt động, thông tin, giá cả, định giá và phân bổ hiệu quả, do đó đáng kể tăng hiệu quả của TTTC và hàng hóa. Phái sinh giúp hạ thấp chi phí vốn và cho phép các công ty đầu tư và chuyển nguồn lực một cách hiệu quả. Những yếu tố này là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.”

Bên cạnh đó thị trường phái sinh góp phần cung cấp thông tin hiệu quả hình thành giá. Ngoài ra thị trường phái sinh mang lại lợi thế về hoạt động và thị trường hiệu quả:

- Chi phí giao dịch thấp hơn.

- Tính thanh khoản cao hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn.


Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3


- Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thể tìm kiếm được lợi nhuận đáng kể thông qua các hoạt động kinh doanh dựa vào chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Thị trường là vô cùng rộng lớn với giá cả không đồng nhất tạo cơ hội cho các chủ thể tham gia thị trường đều có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.

Các nghiên cứu trên đều cho thấy vai trò quan trọng của thị trường phái sinh, khẳng định rất rõ sức mạnh của CCPS trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận cũng như trong việc xây dựng và phát triển một TTTC hiệu quả. Đồng thời cũng cho thấy thị trường phái sinh không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xong cũng không loại trừ ảnh hưởng của thị trường phái sinh tới sự bất ổn của TTTC vì doanh số khổng lồ của nó – hơn 10 lần GDP toàn cầu.

1.2.1.2. Hướng thứ hai - Ảnh hưởng của các GDPS tới rủi ro và giá trị của DN, NH.

Việc hoàn thiện các GDPS và phát triển thị trường GDPS hiệu quả thể hiện cho sự phát triển kinh tế ở tầng cao. Các SPPS giúp chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận rủi ro hay có khẩu vị rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi phải có những nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn mình phải gánh chịu.

Theo (Chang & Ho, 2012) trong bài nghiên cứu về tác động của GDPS với rủi ro và giá trị của NHTM phân tích dựa trên dữ liệu tại 355 NH tại 25 quốc gia ở Châu Âu và đưa ra phát hiện dường như việc sử dụng các GDPS có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro của các NH nếu họ sử dụng các công cụ này với mục đích kinh doanh hay bảo hiểm rủi ro. (Chang & Ho, 2012) cũng tìm thấy bằng chứng quan trọng rằng việc sử dụng GDPS là tích cực đối với các NH. Đặc biệt, họ phát hiện rằng sử dụng các CCPS với mục đích kinh doanh đầu cơ làm tăng giá trị NH, điều này khác với lý thuyết đó cho thấy quyết định tự bảo hiểm mới làm gia tăng giá trị của các công ty phi tài chính. Bài nghiên cứu kiểm tra mức độ mà các NH, thông qua việc sử dụng các CCPS vào mục đích kinh doanh đầu cơ hoặc mục đích bảo hiểm rủi ro tác động đến rủi ro và giá trị NH.

Theo Alan Greenspan - giám đốc cục dự trữ liên bang Mỹ FED (từ năm 1987- 2006) cho rằng các GDPS góp phần vào sự phát triển của một "hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn trước ", trong khi ngược lại, nhà đầu tư Mỹ Warren Buffet, lại có quan điểm các CCPS như "quả bom thời gian và cả hệ thống kinh tế."

(Peek và Rosengren, 1997) cung cấp bằng chứng cho thấy nhóm các NH lớn tham gia thị trường phái sinh có tỷ lệ của các tổ chức này gặp khó khăn trong khủng hoảng là tương đối cao. (Mohan, 1996) cho thấy số lượng danh nghĩa của các GDPS có



liên quan tiêu cực đến giá trị cổ phiếu NH. Tuy nhiên, nghiên cứu tìm thấy doanh số của các GDPS có ảnh hưởng tích cực đến nguồn vốn kinh doanh của NHTM.

Tuy nhiên, (Chernenko và Faulkender, 2011) trong một nghiên cứu của mình đã chứng minh các công ty phi tài chính cũng sử dụng các GDPS không chỉ để phòng chống rủi ro mà còn để đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận.

Theo (Vivas & Pasiouras, 2007) trong nghiên cứu về tác động của các sản phẩm phi truyền thống tới hiệu quả kinh doanh của NHTM đưa ra bằng chứng quốc tế về sự liên quan của các hoạt động phi truyền thống trong việc ước lượng điểm số hiệu quả NH trong đó có các SPPS. Hai nhà nghiên cứu so sánh tác động của các hoạt động phi truyền thống trên cấp độ khác nhau của sự phát triển kinh tế (ví dụ như nâng cao, quá trình chuyển đổi và phát triển) và giữa các khu vực địa lý khác nhau. Hơn nữa, nghiên cứu kết hợp các đặc điểm khác dựa vào quốc gia chẳng hạn như sự hiện diện của các NH nước ngoài và sự tham gia của chính phủ vào thị trường, mức độ phát triển của chứng khoán và thị trường phái sinh. Với một mẫu của 4960 quan sát từ 752 NHTM trong thời gian 1999-2006, và tìm thấy bằng chứng phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy sự gia tăng các sản phẩm phi truyền thống trong đó có các SPPS làm gia tăng hiệu quả kinh doanh NH. Tuy nhiên trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các NH hoạt động ở các quốc gia có thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh phát triển thường sẽ có hiệu quả về chi phí cao hơn nhưng chưa chắc đã có hiệu quả về mặt lợi nhuận, còn các NH hoạt động tại các quốc gia có thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh phát triển chưa cao lại có hiệu quả cả về chi phí và lợi nhuận.

Các nhà kinh tế tài chính đã từ lâu bị hấp dẫn bởi những lý do vì sao các doanh nghiệp lại gắn bó với quản trị rủi ro. Khi lý do cho việc sử dụng phái sinh đã là chủ đề cho nhiều nghiên cứu, có một nghiên cứu tương đối nhỏ về những động cơ cho ngân hàng và những tổ chức tài chính khác sử dụng phái sinh. Như những người trung gian với những bảng cân đối ở đẳng cấp cao, những ngân hàng có rủi ro lớn với lãi suất, hàng hóa và rủi ro tiền tệ và cần những phương pháp hiệu quả để quản lý những rủi ro này. Phái sinh cung cấp một công cụ hiệu quả cho quản lý rủi ro ngoài bảng cân đối từ khi nó cung cấp những cách thức đơn giản để phòng ngừa (quản lý) rủi ro còn lại từ những hoạt động thương mại.

Nghiên cứu về bằng chứng sử dụng phái sinh của các doanh nghiệp phi tài chính cho thấy chủ yếu sử họ dụng những công cụ này để quản lý những rủi ro tài chính (Brown, 2001); (Geczy, Schrand, 1997); (Ludger & Kothari, 2001); (Mian, 1996); (Neal, 1996) chỉ ra rằng quản trị rủi ro thông qua các GDPS sẽ có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp trong sự hiện diện của những sự không hoàn hảo của thị



trường vốn ví dụ như khủng hoảng tài chính và những tổn thất phá sản, lãi suất thuế lũy tiến, hoặc các vấn đề đầu tư dưới mức.

Phái sinh làm giảm khả năng của khủng hoảng tài chính bằng cách làm giảm sự biến đổi trong giá trị doanh nghiệp, như vậy giảm những tổn thất dự đoán của khủng hoảng tài chính (Stulz, 2005); (Mayers & Smith, 1987), (Sinkey & Carter, 2001) cung cấp chứng cứ tương tự về những đặc tính của ngân hàng, thứ gánh vác quản trị rủi ro bằng phái sinh, điều này cho thấy những ngân hàng nhỏ hơn có nhiều khả năng phòng ngừa hơn. Mặt khác, một vài nghiên cứu phản biện rằng những doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực để thiết lập chương trình bảo hiểm rủi ro hơn và sử dụng nhiều nhân viên thẩm định phái sinh hơn doanh nghiệp nhỏ và do đó có nhiều khả năng sử dụng phái sinh hơn (Colquitt & Hoyt, 1997). Đi đôi với cuộc tranh luận về những nền kinh tế thông tin và quy mô, Carter & cộng sự (2000) tranh luận rằng các ngân hàng liên kết có những nguồn phù hợp để trở thành người dùng phái sinh năng động. Họ tìm ra rằng những ngân hàng liên kết có nhiều khả năng sử dụng phái sinh do sự hiện diện của những rào cản gia nhập những hoạt động phái sinh của ngân hàng. Họ cũng tranh luận rằng những ngân hàng tập trung được nhiều khả năng sinh lời hơn từ khoảng trung gian có nhiều khả năng để gánh vác các chương trình bảo hiểm rủi ro phái sinh nhằm chốt lợi nhuận, khi họ với khả năng sinh lời thấp hơn có nhiều khả năng nhận rủi ro hoặc đầu cơ sử dụng phái sinh.

Điều đó đã được chỉ ra các hoạt động quản trị rủi ro khác và đỡ tốn kém hơn có thể hoạt động như sự thay thế cho việc sử dụng phái sinh. Thứ nhất, duy trì tính thanh khoản cao hơn có thể giảm bớt rủi ro phá sản thông qua lợi tức trả thấp hơn hoặc thông qua tỉ lệ hiện tại cao hơn và giảm một cách hợp lý xu hướng phòng ngừa của các ngân hàng (Amihud & Murgia, 1997). (Nance, 1993) cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tác dụng và những tổn thất dự đoán của khủng hoảng tài chính liên quan đến nợ trực tiếp bởi phát hành cổ phiếu ưu đãi.

Các ngân hàng như những tổ chức trung gian có thể sử dụng phái sinh như một công cụ quản trị rủi ro để bảo hiểm cho những giao dịch được ghi trên bảng cân đối. Họ có thể đầu cơ trên sự dịch chuyển của tỷ suất lợi nhuận, tỷ giá, và giá cả hàng hóa, mặc dù chỉ một ít công khai thừa nhận điều này. Bằng chứng thực tế về sự liên quan giữa phái sinh được sử dụng và rủi ro doanh nghiệp được kết hợp lại (Froot, 1993). (Guay, 1999) chứng minh rằng sử dụng phái sinh làm giảm rủi ro doanh nghiệp. (Choi & Elyasiani, 1997) cho thấy có một mối liên kết giữa độ lớn của tỷ suất lợi nhuận ngân hàng với tỷ giá ngoại tệ trong hợp đồng phái sinh và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng với rủi ro tiền tệ. Quan tâm đến bài nghiên cứu này, họ tìm ra rằng hợp đồng phái sinh tiền tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Báo cáo của (Functional Finances,



2010) Rủi ro có thể được quản lý (giảm) bằng cách mua bán các công cụ tài chính phái sinh khác và bảo hiểm rủi ro bằng GDPS có thể kèm với chi phí - điều này trực tiếp làm giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, khi nhìn vào các quỹ tương hỗ, (Koski và Pontiff, 1999) cho thấy rủi ro và thu nhập không bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng phái sinh. Giống như vậy, (Hentschel & Kothari, 2001) tranh luận rằng sử dụng phái sinh có thể tăng hoặc giảm rủi ro doanh nghiệp, nhưng không tìm ra bằng chứng thích hợp để hỗ trợ cho tranh luận của họ.

Adkins, và cộng sự (2007) điều tra mối quan hệ giữa sử dụng phái sinh và động cơ cấp quản trị, họ thấy những nhà quản lý, người sở hữu phần nhiều phúc lợi từ đầu tư vào công ty có động cơ để phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp. Thêm vào đó, họ chỉ ra rằng thị trường lao động cấp quản lý có thể hình thành sự nhận thức của nó về khả năng quản lý dựa trên sự thể hiện của doanh nghiệp, nhân tố cũng có thể khiến các nhà quản lý gánh vác bảo hiểm rủi ro Cannella và cộng sự (1995). (Hefferman, 2005) thì cho rằng sự thay đổi thu nhập giảm khi những nhà quản lý có sự tập trung phúc lợi lớn hơn trong NH của họ và khi động cơ quản trị tăng, họ cũng tìm ra rằng sự sở hữu cổ phiếu bởi những nhà quản lý được thuê có thể làm tăng tổng rủi ro. Tuy nhiên, tài liệu sớm hơn của Saunders và cộng sự (1990) và (Whidbee & Wohar, 1999) tranh luận rằng khi các nhà quản lý có nhiều tài sản sở hữu trong ngân hàng hơn, ngân hàng phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn và sử dụng ít bảo hiểm rủi ro hơn. Do đó có ít tranh luận về động lực của cấp quản lý và việc sử dụng phái sinh của ngân hàng.

Bendob & cộng sự (2015) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của các công cụ phái sinh tới hiệu quả ngân hàng, nghiên cứu thực nghiệm tại các NHTM tại GCC từ năm 2000-2013, 19 ngân hàng, trong 14 năm tìm ra mối liên hệ giữa sử dụng phái sinh và hiệu quả hoạt động ngân hàng qua mô hình PER = α + βDIRit + µi + γt + εit. Trong đó PER: là hiệu suất của ngân hàng i tại thời điểm t, hiệu suất của ngân hàng đại diện theo cách tiếp cận CAMELtrong đó (C): là Adequacy vốn, (A): là Chất lượng tài sản, (M) : là Hiệu quả quản lý, (E): là thu nhập hoặc lợi nhuận và (L): là tính thanh khoản. Nhóm tác giả chọn bốn yếu tố và mỗi yếu tố được thể hiện bằng ba tỷ số tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các giao dịch phái sinh có vẻ như làm giảm rủi ro cho các ngân hàng GCC nhưng không hiệu quả để đầu cơ.

1.2.1.3. Hướng thứ ba - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS.

Trong bài nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng GDPS và ảnh hưởng của nó tới rủi ro NH của Yung và cộng sự (2005), nghiên cứu tại các NHTM Đài Loan từ năm 1998 đến 2005 đã chỉ ra rằng, có mối liên hệ tích cực giữa mức độ sử



dụng các GDPS với các đặc điểm riêng của từng NH, quy mô NH, khả năng phát hành cổ phiếu ưu đãi, rủi ro tiền tệ… tuy nhiên lại có mối liên hệ tiêu cực giữa mức độ sử dụng các công cụ này với sự đa dạng doanh thu của NH, đồng thời nhóm nghiên cứu cũng tìm ra được hiệu ứng thay thế cho biến đa dạng hóa doanh thu, tuy nhiên hiệu ứng thay thế này lại làm giảm ảnh hưởng tích cực của biến phát hành cổ phiếu ưu đãi, đồng thời kết quả nghiên cứu cho thấy các món cho vay giữa các NH trực thuộc sử dụng hợp đồng phái sinh lãi suất ít hơn đối với các khoản cho vay với các NH khác mà không có sự liên kết. Tuy nhiên nghiên cứu cũng cho thấy, ít có mối liên hệ giữa việc sử dụng các SPPS với rủi ro của NH và điều này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Ludger & Kothari, 2001).

(Moh và Lin, 2005) với nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa sử dụng các sản phẩm phái sinh và các đặc điểm tài chính của các NH trong nước ở Đài Loan cũng cho thấy ảnh hưởng của quản lý quyền sở hữu và quyết định nhà quản trị không có ý nghĩa nhiều trong việc sử dụng các GDPS, điều này có thể được giải thích là do sự khác biệt về quy định, pháp lý, xã hội, thể chế,… và điều này là đi ngược với các lý thuyết hiện đại về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các GDPS. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các NH có chất lượng tài sản yếu sẽ bị hạn chế về mặt pháp lý khi họ cố gắng sử dụng các CCPS. Các NH sử dụng các CCPS thường có vốn cổ phần ít hơn, kết quả này mâu thuẫn với giả thuyết về quy định và kỷ luật thị trường, trong đó các NH phải có vị thế vốn mạnh hơn để tham gia vào các hoạt động phái sinh. Thay vào đó, kết quả cho thấy việc sử dụng các CCPS cho phép các NH thay thế việc quản lý rủi ro không tốn kém cho yêu cầu về vốn đắt đỏ. Tuy kết quả nghiên cứu còn nhiều tranh cãi nhưng nghiên cứu cho thấy việc sử dụng và phát triển các GDPS là cần thiết để gia tăng các nguồn thu, tuy tác động đến rủi ro là ít nhưng góp phần thiết lập mức rủi ro có thể chấp nhận được cho các NHTM.

Theo nghiên cứu của (Hundman, 1998) về “Yếu tố quyết định tới việc sử dụng các GDPS của các NHTM” với mô hình nghiên cứu “Derivative Volume = C+α Exposure to Interest Rate Risk+α Non-Current Loans + α Loan-Loss Allowance + α Profit + α Bank Size + α Capital to Assets + α GDP + ε” cho thấy doanh số phái sinh phụ thuộc vào rủi ro lãi suất, tỷ lệ vốn chuyển thành tài sản, dư nợ tín dụng - dự phòng rủi ro, quy mô NH, GDP… Cụ thể là các CCPS thực sự có ý nghĩa, điều này cho thấy trong mối quan hệ giữa doanh số phái sinh với thu lãi biên ròng, quy mô của NH cũng có tác động cùng chiều với doanh số phái sinh, các NH lớn có xu hướng sử dụng các CCPS nhiều hơn các NH nhỏ, đồng thời các NH có mức rủi ro tín dụng cao cũng sử dụng nhiều CCPS hơn, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy không có mối liên hệ giữa việc sử dụng các CCPS có ảnh hưởng tới



lợi nhuận của NH. Hạn chế của nghiên cứu là không tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từng CCPS khác nhau (Future, swap, option…)

(Alnassar, W.I. & Chin, O.B. 2015) trong một nghiên cứu đã tìm ra lý do các NHTM sử dụng GDPS và việc sử dụng GDPS phụ thuộc chủ yếu vào quy mô ngân hàng, mức độ tiếp xúc rủi ro, chi phí tài chính, đòn bẩy, thanh khoản, quy mô tín dụng...

Một nghiên cứu khác về rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất và các GDPS của (Choi & Elyasiani, 1997) nghiên cứu tại 59 NHTM lớn của Mỹ từ năm 1975 đến 1992 cho thấy tác động của rủi ro tỷ giá lên giá trị phái sinh lớn hơn tác động của rủi ro lãi suất, tuy nhiên có sự tác động chéo giữa lãi suất với hợp đồng phái sinh tiền tệ.

Theo (Fofana, 2001) trong bài viết về phát triển các GDPS tại các quốc gia đang phát triển cho thấy việc phát triển các GDPS ở các quốc gia đang phát triển có các biến động về sản lượng, giá cả, tỷ giá, lãi suất là rất cần thiết đồng thời cũng gợi ý một số các giải pháp để phát triển thị trường phái sinh như tăng cường mối liên kết giữa các NH, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật và hệ thống kế toán hoàn chỉnh, cần thiết có một trung tâm quản lý các GDPS.

Bên cạnh các nghiên cứu về việc sử dụng các GDPS ở các NH cũng có các nghiên cứu ở các DN. Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các CCPS do (Afza & Alam, 2011) ở các DN ở Pakistan cho thấy có mối liên hệ giữa việc sử dụng các CCPS với tổng tài sản, doanh số xuất nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, lãi suất, quản lý quyền sở hữu, rủi ro ngoại hối.

Bên cạnh đó các yếu tố như tính minh bạch, môi trường pháp lý, vai trò quản lý của NH trung ương cũng là các yếu tố quan trọng tác động đến thị trường phái sinh của các quốc gia được phát hiện và công bố trên bài nghiên cứu về “Phái sinh - Sự đổi mới tài chính cơ bản” của (Viral và cộng sự, 2009).

(Gunther & Siems, (1996), dựa trên dữ liệu NH hàng năm của Hoa Kỳ trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994, sử dụng mô hình của Cragg để khảo sát thực nghiệm quyết định có tham gia hoạt động phái sinh hay không của các NHTM, và đối với các NH tham gia vào các GDPS, mức độ tham gia của họ. Kết quả cho thấy sự khác biệt lớn giữa các yếu tố quyết định sự tham gia của các NH trong hoạt động phái sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của họ. Đặc biệt, trong khi không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định sử dụng các GDPS, việc vốn hóa được tìm thấy để tăng cường sự tham gia của các GD này. Phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng quy chế vốn có hiệu quả gắn kết mức độ tham gia của các CCPS vào việc đảm bảo vốn.



Trong mô hình nghiên cứu của (Rivas và cộng sự, (2009) hệ số ước tính Tổng tài sản (TOTAL ASSETS) là tích cực và có ý nghĩa đối với mô hình tổng hợp. Điều này ngụ ý rằng khi các NH Mỹ Latinh có quy mô tổng tài sản lớn có xu hướng sử dụng phái sinh nhiều hơn. Kết quả này hỗ trợ cho lý thuyết “Các NH lớn có danh mục đầu tư tài sản đa dạng hơn và nền kinh tế của quy mô trở nên hiệu quả hơn” có doanh số phái sinh lớn hơn của (Reichert & Shyu, 2002). Bên cạnh đó cho thấy có mối liên hệ giữa thanh khoản (LIQUIDITY) của NHTM với việc sử dụng phái sinh. Thanh khoản là một trong những nguyên nhân của GDPS và khi sử dụng GDPS có thể mang tới kết quả tăng thanh khoản cho NHTM.

(Gunther & Siems, 1996) và (Sinkey & Carter, 2000) nhận thấy rằng việc tăng tỷ lệ sử dụng các CCPS lãi suất của NH tương ứng với rủi ro lãi suất cao hơn. Còn (Reichert & Shyu, 2002) với kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các NH lớn đa dạng danh mục tài sản sẽ ít bị thất bại hơn các NH nhỏ. Quy mô NH đóng vai trò là một sự uỷ nhiệm cho khả năng đa dạng của NH vì các NH lớn có danh mục đầu tư tài sản đa dạng hơn. Do đó, một mối quan hệ tích cực giữa doanh số phái sinh của các NH Mỹ Latinh và kích cỡ NH được đo bằng Tổng tài sản là phù hợp.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu về GDPS cụ thể là GDPS ngoại hối với nghiên cứu của (Hồ Thúy Ái, 2007) phân tích các ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá, bàn về việc phát triển các CCPS trên thị trường ngoại hối Việt Nam, hay nghiên cứu của (Nguyễn Minh Kiều, 2006) đã tập trung khảo sát và hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối. Phân tích nguồn gốc phát sinh và tác động của rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và trình bày các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá được sử dụng ở các nước trên thế giới và khu vực. Trình bày kết quả điều tra nhận thức về rủi ro tỷ giá và thực trạng sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động của doanh nghiệp và của ngân hàng thương mại từ năm 1998 đến nay. Dựa trên cơ sở kết quả điều tra và đánh giá thực trạng được trình bày tác giả đã hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và hướng dẫn cách thức sử dụng các công cụ này nhằm hạn chế và tránh rủi ro tỷ giá trong quá trình tự do hoá và hội nhập kinh tế. (Đinh Thị Thanh Long, 2014) đề cập đến thực trạng GDPS ngoại hối tại Việt Nam. Bên cạnh đó có các nghiên cứu về các GDPS tài chính tại Việt Nam như:

(Việt Bảo, 2007) phân tích về tình hình phát triển NVPS ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) đề cập đến giải pháp kế toán nhằm phát triển thị trường công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/11/2022