Phương Pháp Phân Tích Tổng Hợp Dữ Liệu Thứ Cấp



cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, và nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường CCPS ở các nền kinh tế mới nổi và đưa ra những định hướng cho thị trường Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Linh, Trịnh Thị Thanh Tâm (2008) “CCPS

- Góc nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu” cho thấy bản chất của các CCPS trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ đó đề xuất các giải pháp cần thiết cho sự phát triển và ứng dụng các CCPS ở Việt Nam.

Nghiên cứu của (Nguyễn Thị Hoài Lê, 2014) từ kinh nghiệm phát triển chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại của Australia và thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm để xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh cho Việt Nam.

Trong bài nghiên cứu của (Nguyễn Thị Mai Chi, 2014) về “Một số giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” thông qua phân tích thực trạng hoạt động phái sinh tại các NHTM Việt Nam (VCB, BIDV, Vietinbank) từ đó nhận thấy các yêu cầu cần đặt ra đối với sự phát triển các CCPS, những bất lợi của NHTM Việt Nam so với các NH nước ngoài và đề xuất các giải pháp phát triển TTTC phái sinh tại Việt Nam.

(Nguyễn Thị Loan, 2013), trên cơ sở thu thập thông tin từ các báo cáo của NH Nhà nước (NHNN), báo cáo thường niên của các NHTM, phỏng vấn NH và các công trình nghiên cứu có liên quan, một phần thực tế về triển khai công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam, từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần nâng cao khả năng phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các NHTM Việt Nam. Các CCPS tiền tệ như các giao dịch, hợp đồng ngoại hối kì hạn, hợp đồng ngoại hối hoán đổi, hợp đồng ngoại hối quyền chọn và hợp đồng ngoại hối tương lai là những công cụ tài chính có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM (NHTM), nhưng nó cũng chứa đầy những rủi ro, vì khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ này, NH sẽ tạo ra trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng. Tuy nhiên, “trong khi trên các thị trường ngoại hối quốc tế, các công cụ này đã được triển khai từ rất lâu và rất phát triển, nhưng tại Việt Nam, số lượng NHTM thực hiện CCPS tiền tệ còn rất khiêm tốn và với tỷ trọng còn rất thấp.”

Báo cáo của (Viện chính sách tiền tệ - NHNN Việt Nam, 2006) về “Nghiệp vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam” đã khẳng định các nghiệp vụ tài chính phái sinh là sản phẩm tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của TTTC. Tại Việt Nam, đầu những năm 2000 các giao dịch này bắt đầu xuất hiện và ngày càng phát triển với doanh số giao dịch không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy cơ sở pháp lý các các NVPS còn mang tính thí điểm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


và đơn lẻ, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi cón quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa TTTCở Việt Nam.

Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Đồng tình với báo cáo của Vụ chính sách tiền tệ - NHNN, báo cáo của (Phòng kinh doanh ngoại tệ Viettinbank, 2010) cũng khẳng định “lợi ích nổi bật của các CCPS là phòng ngừa hiệu quả các rủi ro về tỷ giá cũng như lãi suất, ngoài ra những công cụ tài chính hiện đại này còn giúp doanh nghiệp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ (sử dụng công cụ hoán đổi) và giảm bớt các chi phí trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường. Bên cạnh đó, với tính đa dạng vốn có, chúng cũng có thể được thiết kế phù hợp với nhu cầu và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi khách hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng và phát triển các sản phẩm mới này trên thị trường vẫn còn nhiều hạn chế cả về phía các doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại (NHTM), thể hiện ở doanh số giao dịch rất thấp”. Vì vậy, việc tìm hiểu điều kiện áp dụng và phương hướng phát triển các CCPS ngoại hối ở Việt Nam là rất cần thiết.

Một nghiên cứu khác của (Nguyễn Thị Nhung & Trần Thị Minh Tuyền, 2014), về ứng dụng các CCPS trong quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM cho thấy tác động của rủi ro lãi suất đến hoạt động kinh doanh của NHTM và gợi ý việc sử dụng các GDPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất đồng thời đề xuất một số các giải pháp nhằm mở rộng việc ứng dụng các CCPS vào quản lý rủi ro lãi suất.

Hầu hết các nghiên cứu kể trên chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể về một loại GDPS hoặc là các nghiên cứu về thị trường GDPS chung tại Việt Nam, các giải pháp chỉ mang tính chất gợi ý trong việc phát triển thị trường GDPS tại Việt Nam, mà chưa phân tích sâu và toàn diện về thực trạng phát triển thị trường GDPS tại các NHTM Việt Nam cũng như phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các giao dịch này.

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Một số các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc phân tích một GDPS cụ thể của một hàng hóa cơ sơ cụ thể như: Giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch hoán đổi lãi suất, giao dịch tương lai…mà chưa nghiên cứu tổng thể các GDPS tài chính.



Một số các nghiên cứu khác đi sâu phân tích vai trò của các GDPS đối với thu nhập, rủi ro của NHTM mà chưa xem xét đến việc có nên phát triển các GDPS này không và nếu có thì các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc phát triển các giao dịch này.

Một số các nghiên cứu về phát triển GDPS lại tập trung tại một NHTM cụ thể mà chưa tìm hiểu trên phạm vi rộng là hệ thống các NHTM của 1 quốc gia.

Các khoảng trống trên sẽ là hướng nghiên cứu của luận án, qua đó luận án sẽ xây dựng hai mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. Thông qua đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển các giao dịch này tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu

Cụ thể nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:

Câu hỏi quản lý:

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS tại các NHTM?

Câu hỏi nghiên cứu:

- Phát triển GDPS tại NHTM là gì? Chỉ tiêu nào đo lường mức độ phát triển?

- Các nhân tố Quy mô ngân hàng, thanh khoản của ngân hàng, Biến động tỷ giá, lãi suất có ảnh hưởng như thế nào đến doanh số GDPS của các NHTM Việt Nam? Mức độ ảnh hưởng ra sao?

- Các yếu tố khách quan (Chính sách pháp lý, Môi trường kinh tế, KH, Đối thủ cạnh tranh) và các yếu tố chủ quan (Nguồn lực tài chính; Nguồn nhân lực; Công nghệ; Uy tín, thương hiệu ngân hàng, Chiến lược kinh doanh;..) có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam.

1.5. Phương pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Tổng quan các nghiên cứu về GDPS tại các NHTM Việt Nam đã được trình bày ở phần trên. Phần này tác giả sẽ trình bày chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để khám phá các nhân tố chính nào có ảnh hưởng đến GDPS và đánh giá tác động của các nhân tố này đến GDPS tại các NHTM. Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu khác nhau để thực hiện phân tích thống kê mô tả và xây dựng nên hai mô hình đánh giá các nhân tố tác động lên GDPS nhằm có được cái nhìn tổng quan và đa chiều về sự phát triển thị trường các sản phẩm GDPS của các NHTM. Để thu thập thông tin phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả sử dụng cả 2 loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.


1.5.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp được tác giả tổng hợp và xử lý từ báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của 08 NHTM hàng đầu Việt nam (Vietinbank, BIDV, VCB, ACB, Techcombank, Eximbank, Sacombank và SCB) trong giai đoạn 10 năm từ năm 2006 đến 2015 và dữ liệu về biến động tỷ giá USD/VND, lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố trong giai đoạn 2006-2015. Việc lựa chọn mẫu 08 NHTM để sử dụng tổng hợp và xử lý số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu là theo phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, 08 NHTM này được xem là 08 NHTM hàng đầu Việt Nam và có hoạt động GDPS phát triển.

1.5.1.2. Dữ liệu sơ cấp

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, tác giả tiến hành khảo sát thu thập ý kiến đánh giá của 350 cán bộ nhân viên tại các NHTM Việt Nam, NHNN Việt Nam, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng, các giảng viên giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, các nhân viên tại DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung khảo sát nhằm biết được điểm đánh giá của từng yếu tố tới sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam bao gồm: Các yếu tố khách quan (Chính sách, hành lang pháp lý; môi trường kinh tế, KH, đối thủ cạnh tranh) và các yếu tố chủ quan (nguồn lực tài chính; nguồn nhân lực; chiến lược kinh doanh; uy tín thương hiệu của NH, trình độ công nghệ...)

Kết quả khảo sát sẽ được tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS để đưa ra kết quả về mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng yếu tố tới sự phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tác động cụ thể vào từng yếu tố với các mức độ khác nhau nhằm phát triển các GD này.

Để tiến hành khảo sát ý kiến, tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sử dụng thang đo Linkert, là một dạng thang đo thứ bậc có dạng là 1 dãy số liên tục từ 1 đến 5 với mức độ đồng tình tăng dần trong đó 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 5: Hoàn toàn đồng ý. Thông qua đó sẽ đánh giá được mức độ đồng tình của người trả lời về các câu hỏi mà tác giả đưa ra trong phiếu khảo sát.

1.5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu

1.5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu thứ cấp

Các dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập, tổng hợp được từ các nguồn báo cáo tài chính của NHTM, Báo cáo NHNN, bao gồm số liệu về quy mô NHTM (tổng tài sản, dư nợ...) doanh số GDPS (GDKH, GDTL, GDHĐ, GDQC), thu nhập, chi phí của NHTM và thu nhập, chi phí đối với các GDPS. Các số liệu trên được tác giả chọn lọc,



xử lý, tổng hợp đưa vào nội dung luận án dưới dạng các bảng biểu, biểu đồ. Nội dung phân tích bao gồm phân tích so sánh giữa các năm, giữa các NHTM.

1.5.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu sơ cấp

a. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS để thực hiện phân tích dữ liệu. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để mô tả, phân tích dữ liệu bao gồm tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê suy luận để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

b. Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy là mức độ mà thang đo được xem xét là nhất quán và ổn định (Parasuraman, 1991). Độ tin cậy của phép đo là mức độ mà phép đo tránh được sai số ngẫu nhiên. Trong nghiên cứu này, để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo (reliability), đánh giá mức độ phù hợp của từng mục hỏi (items) hệ số tương quan alpha của Cronbach được sử dụng. Hệ số này đánh giá mức độ tin cậy của phép đo dựa trên sự tính toán phương sai từng item và tính tương quan của từng item với điểm tổng của các items còn lại của phép đo.

Chúng ta có thể chấp nhận với hệ số Alpha của từng thang đo từ 0.8 trở lên đến 1 thì thang lường đó là tốt. Cũng có ý kiến cho rằng hệ số Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Slater, 1995). Do đó trong nghiên cứu này, hệ số Alpha từ 0.6 trở lên được chấp nhận.

Khi đánh giá độ phù hợp của từng item, những item nào có hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 được coi là những item có độ tin cậy đảm bảo, các item có hệ số tương quan nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại bỏ ra khỏi thang đo.

c. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Được sử dụng để kiểm tra tính đơn hướng của thang đo và độ giá trị cấu trúc của phép đo. Tính đơn hướng của thang đo được định nghĩa là sự tồn tại của chỉ một khái niệm (construct) trong một tập biến quan sát, đó là mức độ mà một tập biến quan sát biểu thị cho một và chỉ một khái niệm tiềm ẩn duy nhất (Garver & Mentzer, 1999).

Độ giá trị cấu trúc (construct validity) gồm hai thành phần là độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Độ giá trị hội tụ liên quan đến câu hỏi: “Các biến đo lường dùng để đo một khái niệm tiềm ẩn có hội tụ về mặt thống kê hay không?” (Garver & Mentzer, 1999). Độ giá trị phân biệt biểu thị phạm vi đo lường những khái niệm khác nhau thì khác nhau.



Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp “principal component” với phép varimax và điểm dừng khi rút trích các nhân tố có eigenvalue >= 1 được sử dụng. Trong quá trình phân tích EFA các item, thang đo không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn là các item có hệ số tải nhân tố ( factor loading) >0.4, tổng phương sai trích >= 50% (Gerbing & Anderson, 1998). Hệ số của phép thử KMO (Kaiser Meyer Olkin of Sampling Adeqacy) có giá trị từ 0.5 trở lên (Othman & Owen, 2000) và phép thử Bartlett Test phải ở mức có ý nghĩa.

e. Phương pháp phân tích hồi quy

phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường. Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán) khác. Phân tích hồi quy không chỉ là trùng khớp đường cong (lựa chọn một đường cong mà vừa khớp nhất với một tập điểm dữ liệu); nó còn phải trùng khớp với một mô hình với các thành phần ngẫu nhiên và xác định. Yêu cầu của phương pháp này là phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng.

Cách chọn hàm: Căn cứ vào quan sát trên đồ thị cộng với phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng; có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối); dựa vào phương pháp bình quân nhỏ nhất.

Dạng hàm dùng trong nghiên cứu là Hàm số xu hướng dạng bậc 1 (dạng đồ thị của hàm là đường thẳng.

Tiếp theo, tác giả trình bày cụ thể về các phương pháp nghiên cứu và mô hình

được sử dụng trong luận án:

Phần 1: Phương pháp phân tích thống kê mô tả:

Phương pháp này được sử dụng để phân tích chung về tình hình hoạt động của các NHTM và thực trạng phát triển hoạt động giao dịch phái sinh của các NHTM Việt Nam hiện nay. Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích là nguồn dữ liệu thứ cấp đã trình bày ở trên.

Phần 2: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS tại các NHTM.

Dựa trên cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước đó đã được đăng trên các tạp chí, tài liệu quốc tế và Việt Nam, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu để đánh giá được tác động của các nhân tố lên doanh số GDPS của các NHTM. Mô hình nghiên cứu



được tác giả đưa ra sau cùng để phục vụ cho việc nghiên cứu được thể hiện dưới dạng phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

TRD = β0 + β1LIQ + β2SIZE + β3EXR + β4IRT

Trong đó:

TRD: Doanh số GDPS tại các NHTM Việt Nam LIQ: Thanh khoản của các NHTM Việt Nam SIZE: Quy mô của các NHTM Việt Nam

EXR: Mức độ biến động tỷ giá IRT: Mức độ biến động lãi suất

Nguồn dữ liệu được sử dụng để phân tích mô hình hồi quy đa biến trên chính là nguồn dữ liệu thứ cấp được trình bày ở trên: tác giả thu thập, xử lý từ báo cáo tài chính của 8 NHTM Việt Nam trong 10 năm giai đoạn từ 2006 đến 2015 và dữ liệu về biến động tỷ giá USD/VND, lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố trong 10 năm giai đoạn 2006 đến 2015. Tiếp theo tác giả sử dụng các công cụ của phần mềm STATA14 để chạy các mô hình hồi quy đa biến thường được sử dụng để phân tích đối với dữ liệu bảng (Panel data): mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS model), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects model- RE) và mô hình tác động cố định (Fixed Efeccts model

– FE). Sau đó sử dụng các kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định Hausman để lựa chọn xem mô hình phân tích phù hợp nhất để phân tích hồi quy.

Phần 3: Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM:

Bảng KS và thang đo sơ bộ

Cơ sở lý thuyết

Thảo luận

Quy trình nghiên cứu được trình bày như hình dưới đây


Bảng KS và thang

đo chính thức

Nghiên cứu định lượng

Cronbach’s Alpha và EFA


Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính bội

- Nghiên cứu sơ bộ: bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thang đo sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM được xây dựng dựa



trên các lý thuyết của các nghiên cứu về hoạt động GDPS của các NHTM đã được công bố. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 02 bước chính:

+ Bước 1: tác giả thu thập các bài báo, nghiên cứu về phát triển GDPS của các NHTM và từ các cơ sở lý thuyết đó tổng hợp nên các nhân tố có ảnh hưởng đến phát triển GDPS của các NHTM bao gồm 05 nhóm nhân tố chính: chính sách và hành lang pháp lý; Môi trường kinh tế; Khách hàng; Đối thủ cạnh tranh; Chủ quan của NHTM. Trong mỗi nhóm, tác giả liệt kê tất cả các biến quan sát cụ thể tác động đến sự phát triển GDPS của NHTM. Từ cơ sở các biến được liệt kê, tác giả tập hợp các nhóm nhân tố này thành bảng câu hỏi khảo sát và các thang đo tương ứng.

+ Bước 2: thảo luận và đưa ra Bảng câu hỏi khảo sát và thang đo chính thức. Bảng câu hỏi khảo sát và thang đo sơ bộ được tác giả mang đi thảo luận và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực giao dịch phái sinh và đã từng tham gia nghiên cứu định tính để xác định, điểu chỉnh biến và thang đo. Kết quả đã thống nhất được 05 nhóm nhấn tố chính (bao gồm tổng cộng 33 biến quan sát) có tác động đến sự phát triển GDPS của các NHTM và thang đo được sử dụng là thanh đo Linkert 5 mức độ từ 1 đến 5 tương ứng với mức độ “Không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý”.

- Nghiên cứu định lượng:

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định lại mô hình nghiên cứu được đề xuất và đo lường tác động của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sử dụng kỹ thuật phỏng vấn khảo sát qua Google forms và một số ít phiếu khảo sát thực tế.

Mẫu quan sát trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện (một phương pháp thuộc phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên: đối tượng khảo sát được NCS hướng đến là các đối tượng am hiểu về GDPS của các NHTM bao gồm giảng viên, nghiên cứu đang công tác tại các trường đại học chuyên ngành kinh tế, CBCNV đang thực hiện nghiệp vụ GDPS tại các NHTM, các nhân viên của các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, cán bộ am hiểu về GDPS tại NHNN.

Từ nguồn cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua phỏng vấn khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm ứng dụng SPSS để định lượng các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM. Quy trình này gồm 03 bước như sau:

+ Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phân tích Cronbach’s Alpha

+ Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA để tìm ra các thành phần có giá trị ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS của các NHTM và đồng thời loại bỏ các biến không phù hợp. Tác giả sử dụng phương pháp rút trích (Extraction Method) thành

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 28/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí