Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Qua


Tràng An - Ninh Bình”, “Non nước Ninh Bình”, “Làng đá Ninh Vân”, “Về thăm Gia Viễn”, xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “Non nước Ninh Bình”; xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng website giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch Ninh Bình. Đầu tư xây dựng những chương trình du lịch đặc sắc mang đậm đặc trưng Ninh Bình như “Hành trình về các di sản”, “Hành trình 1000 năm những Kinh đô Việt Nam”.

Công tác xúc tiến quảng bá của du lịch Ninh Bình thời gian qua đã có nhiều cố gắng, hoạt động xúc tiến đã được triển khai toàn diện hơn, đã giúp cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại Ninh Bình.

Tỉnh đã xác định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Qua 4 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, mục tiêu chiến lược đó luôn được nung nấu, vì thế du lịch Ninh Bình luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBND tỉnh. Các cơ chế, chính sách pháp luật về du lịch luôn được đổi mới và hoàn thiện nhằm tạo môi trường pháp lí cho công tác quản lí hoạt động du lịch, thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch.

- Quản lý Nhà nước về du lịch:

. Hoạt động du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và các tầng lớp dân cư. Phát triển du lịch trở thành mối quan tâm và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội.

Trong những năm qua, quản lý Nhà nước về du lịch ở Ninh Bình đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan.

. Sở Du lịch Ninh Bình đã tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.

. Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình và sự quan tâm, giúp đỡ của Tổng cục du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình (nay là sở Văn hoá, Thể thao và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Du lịch Ninh Bình) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2000-2010 và quy hoạch chi tiết một số khu du lịch; Tham mưu cho tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch đây là sự thể chế hoá mối liên hệ ngành trong phát triển du lịch. Thành lập Hiệp Hội du lịch Ninh Bình. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp và các khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Sở du lịch tỉnh đã phối kết hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội tổ chức nhiều lễ hội và liên hoan văn hoá du lịch trong tỉnh.

. Sở Du lịch (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch của Tỉnh) cũng tích cực cùng với các thành viên Ban chỉ đạo tập trung tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các quy hoạch chi tiết một số khu du lịch nhằm góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới, tăng tính hấp dẫn và sức cạnh tranh của du lịch Ninh Bình với các địa phương khác trong vùng như khu du lịch Tràng An - Cố đô Hoa Lư, khu du lịch hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, khu dịch vụ du lịch Cầu Vòm.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 11

2.2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua

2.2.4.1. Những kết quả đạt được

(1). Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, trong thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng kể. Lượng khách quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên. Năm 2010 toàn ngành đón được 3,375,261 lượt khách, tăng 38,66% so với năm 2009. Trong 3 năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng đột biến, tốc độ tăng trưởng luôn đạt trên 28%.

(2). Doanh thu dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao. Năm 2010, doanh thu du lịch thuần đã đạt 549.908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009, gấp 15,7 lần so với năm 2000. Doanh thu du lịch tăng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Năm 2000 nộp ngân sách chỉ đạt 3,5 tỷ


đồng, đến năm 2010 nộp ngân sách đạt 55 tỷ đồng, tăng 117% so với năm 2009, gấp 15,7 lần so với năm 2000.

(3). Các mặt quản lý Nhà nước có nhiều tiến bộ, công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm trong kinh doanh du lịch được duy trì tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Chất lượng dịch vụ, phục vụ được nâng lên. Các doanh nghịêp kinh doanh lưu trú bước đầu đã quan tâm đầu tư thiết bị mới đồng thời duy trì, bảo dưỡng các trang thiết bị hiện có để phục vụ khách.

Vốn đầu tư cho hạ tầng, kỹ thuật du lịch được nâng lên đáng kể nhờ sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, mở ra một triển vọng mới cho du lịch Ninh Bình. Một số dự án trọng điểm được theo dõi, chỉ đạo kịp thời tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ.

Du lịch đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ… đóng góp tích cực vào công tác xoá đói, giảm nghèo của địa phương. Du lịch đã có tác động tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi đáng kể bộ mặt của các khu đô thị, đặc biệt là các khu du lịch góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung.

(4). Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Ninh Bình cũng được chú trọng. Nhiều ấn phẩm mới (phim, báo, ảnh, pano…) được đưa vào phục vụ khách du lịch. Du lịch Ninh Bình đã góp phần làm cho giao lưu văn hoá của nhân dân địa phương ngày càng mở rộng.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch đã và đang được từng bước hoàn thiện. Ngành du lịch luôn quan tâm chú trọng việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên ngành du lịch. Liên tục mở các lớp giáo dục du lịch cộng đồng.


2.2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng sự phát triển của du lịch Ninh Bình vẫn còn nhiều hạn chế, việc khai thác, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh đó là:

Thứ nhất, Về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất cho du lịch còn thiếu và yếu kém. Phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ ở Ninh Bình có quy mô nhỏ, số khách sạn có quy mô lớn còn rất ít và không đồng bộ thường được phân bố ở đô thị lớn chủ yếu là ở Thành Phố Ninh Bình. Số khách sạn chưa được xếp hạng còn nhiều (163/187 khách sạn chưa được xếp hạng).

Cơ sở vui, chơi giải trí và thể thao còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Hệ thống thu gom, chứa và xử lý rác thải tại các khu, điểm du lịch còn chưa đảm bảo được yêu cầu, nhiều nơi còn chưa có làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái.

Thứ hai, Về chất lượng sản phẩm du lịch: Hoạt động du lịch phần lớn còn dựa vào khai thác tự nhiên, chưa tạo ra được các sản phẩm du lịch mới, độc đáo. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm du lịch tuy đã được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong và ngoài nước.

Tính chuyên nghiệp trong du lịch chưa cao, sự phối hợp liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trong dịch vụ du lịch còn yếu.

Đội ngũ nhân lực làm du lịch, hướng dẫn viên du lịch còn quá nhỏ bé lại chưa có nhiều kiến thức hay hiểu biết về giá trị của các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nên cũng chỉ là người dẫn đường chỉ lối và phiên dịch.

Thứ ba, Về công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch: trong những năm gần đây hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch cũng đã có bước phát triển tuy nhiên hoạt động đó vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp và không đồng


bộ. Các doanh nghiệp vẫn còn trông chờ vào hoạt động quảng bá của ngành là chính, chưa tự tổ chức quảng bá riêng cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Thứ tư, Công tác quy hoạch chưa theo kịp với tốc độ phát triển của du lịch trong thực tiễn. Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là hệ thống thông tin liên lạc, phương tiện vận chuyển khách du lịch, hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt tại các khu, các điểm du lịch. Số dự án đầu tư được triển khai còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số dự án đầu tư của nhà nước và tư nhân trong một năm chiếm tỷ lệ thấp.

Thứ năm, Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa theo kịp với tốc độ phát triển và còn lúng túng ở một số mặt, đặc biệt trong việc xác định vị trí, phạm vi trách nhiệm và quyền hạn giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ trong thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước về du lịch các cấp còn thiếu chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu của ngành. Ngoài ra, sự tách ra và sát nhập ngành liên tục trong những năm qua gây khó khăn cho công tác quản lý.

* Nguyên nhân của hạn chế

Một là, Do bộ máy quản lý nhà nước về du lịch còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành trong điều kiện mới. Hoạt động quản lý nhà nước chưa thực sự thống nhất và đồng bộ, chưa có sự phối hợp kịp thời giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tháo gỡ khó khăn và vướng mắc về đất đai tạo điều kiện cho việc triển khai nhanh các dự án thiếu kịp thời và chưa đồng bộ. Các giải pháp quản lý, quy hoạch và biện pháp khắc phục chưa kịp thời.

Hai là, Các doanh nghiệp du lịch chậm chuyển biến, đổi mới trong việc đưa các sản phẩm du lịch mới vào phục vụ khách du lịch, thiếu sự liên doanh liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ du lịch, hiệu quả kinh doanh thấp.


Ba là, Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ và nhân viên làm công tác kinh doanh du lịch còn bất cập, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa thực sự chuyên nghiệp.

Bốn là, Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cũng như ý thức, trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái du lịch của một số cơ sở kinh doanh và dân cư trên địa bàn các khu, điểm du lịch chưa thường xuyên và đầy đủ.

Tóm lại, trong những năm qua, đặc biệt kể từ năm 2000 đến nay, với tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cùng với sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như: Doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động du lịch không ngừng được tăng lên, đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách tỉnh. Hàng năm giải quyết được hàng nghìn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân địa phương. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy được những giá trị văn hoá...

Tuy nhiên trong những năm qua, việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về du lịch của tỉnh như: Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, tốc độ phát triển của ngành còn chậm... Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp có tính khả thi để phát triển ngành du lịch ở Ninh Bình đã và đang đặt ra một cách bức thiết. Điều này đòi hỏi cần phải có sự quan tâm, cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh.


Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TỚI NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020


3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình

3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam trong đó có tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020

Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội không chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi thế giới. Vì vậy, khi đề cập đến phát triển du lịch Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng phải đặt nó trong mối quan hệ với bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước.

+ Trên thế giới:

Khoa học công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, “nòng cốt” của xã hội, tạo nên động lực chính cho sự phát triển kinh tế thế giới. Những tiến bộ về khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy phát triển nhanh các ngành kinh tế dịch vụ (trong đó có du lịch).

- Toàn cầu hoá, chủ yếu và trước hết là toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo đến năm 2020.

- Nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2008 - 2009 sẽ phục hồi và phát triển. Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, kinh tế thế giới sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới: Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế có sự thay đổi, vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên; Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất.

Có thể nói đây là những nhân tố tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, tình hình chính trị và an ninh quốc tế còn diễn biến phức tạp, khó lường.


Sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới và những biến động của giá cả trên thị trường thế giới, những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, sự biến đổi khí hậu… sẽ là khó khăn cản trở sự phát triển của ngành du lịch.

+ Ở trong nước:

- Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng minh bạch, công khai tạo điều kịên thuận lợi cho sản xuất và tiêu dùng du lịch.

- Tình hình chính trị, xã hội về cơ bản là ổn định, kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng; Vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường được nâng cao… là những điều kiện quyết định cho sự phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.

- Môi trường cho phát triển du lịch dần dần được cải thiện, chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch được triển khai mạnh mẽ, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch được tổ chức lại và đang hoàn thiện, nhận thức về vai trò của du lịch trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành, các địa phương và trong dân cư được nâng lên.

- Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến được yêu thích nhất. Hình ảnh “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn, điểm đến an toàn và thân thiện” đã, sẽ thu hút được đông đảo khách du lịch gần và xa.

Tóm lại, giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng có nhiều cơ hội thuận lợi, có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển.

+ Mục tiêu chung:

Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX (năm 2006); Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí