Hai là, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động
Là một trong bảy khu du lịch của Ninh Bình Tam Cốc - Bích Động nằm ở cực Nam của đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Tam Cốc - Bích Động là một quần thể danh lam thắng cảnh rất nổi tiếng, độc đáo và hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế, nơi hội tụ nhiều loại hình du lịch: sinh thái, tâm linh, di tích lịch sử đã được biết đến như “Hạ Long trên cạn” với 2 tuyến tham quan chính: Tam Cốc - Bích Động.
Tam Cốc theo tiếng Hán nghĩa là 3 hang động xuyên qua lòng 3 quả núi gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba hay còn gọi là “Tam thuỷ động” được nối kết bởi dòng sông nhỏ với cái tên rất mộc mạc - sông Ngô Đồng. Kết hợp với quần thể núi non hùng vĩ, trùng ngôi, liền ngọn vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nguyên thuỷ tạo nên sự kỳ thú vô tận đối với du khách.
Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nơi hội tụ giá trị văn hoá và thiên nhiên, thực sự trở thành khu du lịch về nguồn; Trong tương lai không xa khu du lịch Tam Cốc - Bích Động sẽ được mở rộng với nhiều loại hình tham quan: đi bộ, du thuyền, leo núi... Cùng với quần thể hang động Tràng An, Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động là nguồn tài nguyên vô giá của ngành du lịch Ninh Bình.
Ba là, Rừng nguyên sinh Quốc Gia Cúc Phương
Nằm ở huyện Nho Quan, vườn Quốc Gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ thống động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp và tham gia các chương trình du lịch với các loại hình: Du lịch sinh thái, môi trường, nghiên cứu khoa học, khảo cổ học; du lịch thể thao, mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh… Với diện tích 22.200 ha đây là Vườn Quốc gia đầu tiên và cũng là nơi bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Với lợi thế về cảnh quan, sự đa dạng sinh học; các giá trị văn hoá, lịch sử… Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái lớn đầy sức hấp dẫn. Cúc Phương có hệ sinh thái đa dạng phong phú với
nhiều loại động thực vật quý hiếm: Gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật là các loại khỉ Châu Á); 313 loài chim, 110 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 65 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Cúc Phương cùng với các trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng, vườn thực vật, nhà nghỉ, công trình vui chơi, giải trí, công trình nghiên cứu khoa học, đã thu hút một số lượng lớn du khách đến đây.
Bốn là, Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long: Vân Long khu du lịch tuyệt đẹp, đồng thời là một trong những khu đất ngập nước lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ và cũng là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nội địa đầu tiên của Việt Nam. Vân Long trải rộng trên địa bàn của 7 xã thuộc huyện Gia viễn với diện tích khoảng 3.000 ha, đến với Vân Long du khách không chỉ cảm nhận được cảnh quan hùng vĩ tuyệt đẹp của một vùng đất huyền thoại, mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng những quần thể sinh thái động, thực vật còn mang tính hoang sơ.
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Đối Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội
- Kinh Nghiệm Của Thừa Thiên Huế Phát Triển Du Lịch
- Tình Trạng Dân Số Ninh Bình, Giai Đoạn 2000 - 2009
- Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Từ 2000 Đến 2010
- Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình, Giai Đoạn 2000 - 2010
- Đánh Giá Chung Về Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Hệ sinh thái ở Vân Long rất phong phú và đa dạng với 457 loài thực vật, 39 loài động vật, 32 loài bò sát, 62 loài chim... cùng với hệ thống 32 hang động đẹp có chiều dài từ 100 - 250m có giá trị văn hoá du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh... đặc biệt là hang Cá với chiều dài 250m, cao 8m, rộng 10m xuyên qua lòng núi một kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp đầy tiềm năng du lịch.
Vân Long không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước mà còn là khu bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và là điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Với phong cảnh sơn thuỷ tráng lệ, đượm màu huyền thoại, có thể ví Vân Long như một bức tranh thuỷ mặc mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Năm là, Suối nước nóng Kênh Gà
Suối nước nóng kênh gà thuộc thôn Kênh Gà, huyện Gia Viễn. Kênh Gà một làng quê độc đáo của vùng sơn cước, đồng chiêm trũng hoang sơ, dân
dã; là ngã ba của 3 con sông: sông Bôi, sông Lạng, sông Hoàng Long. Vào mùa nước lớn, Kênh Gà nổi lên như một hòn đảo nhỏ xung quanh chân núi Cánh Gà và bên bờ nhánh sông Hoàng Long.
Ở vị trí đẹp của làng nổi Kênh Gà, cách biệt với khu dân cư, Kênh Gà là một điểm lý tưởng để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần. Cảnh quan ở đây còn rất hoang sơ nên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên. Khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà được xây dựng cách đây 3 năm, trên diện tích khoảng 2 ha. Điểm hấp dẫn lớn nhất của khu du lịch này so với các khu du lịch khác của Ninh Bình là nó được thiên nhiên ban tặng dòng nước khoáng nóng tinh khiết chảy ra từ lòng núi với nhiệt độ ổn định từ 45 - 500C. Khu du lịch suối nước
nóng Kênh Gà là địa chỉ du lịch lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.
Sáu là, Cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn.
- Các ngọn núi đẹp
Núi Ngọc Mỹ Nhân còn có tên gọi là núi Cánh Diều có ba đỉnh: Đỉnh giữa cao, hai đỉnh tả hữu chĩa ra như hai cánh chim, trên núi có chùa, xung quanh núi có nhiều hang động u minh.
Núi Non Nước là ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân Sàng với sông Đáy như một khối ngọc nổi lên giữa thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc chia làm năm cấp, đỉnh núi tương đối bằng phẳng thuận tiện cho du khách nghỉ ngơi, giải trí. Núi có chùa Non Nước nên được gọi là núi Non Nước và có đền thờ danh sỹ Trương Hán Siêu. Sông Vân bao bọc ba mặt núi chỉ còn một mặt núi nối với đất liền. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách như: Trương Hán Siêu, Lê Thánh Tông, Phạm Sư Mạnh, Tản Đà...
- Đèo Tam Điệp
Đèo Tam Điệp còn có tên gọi là đèo Ba Dội đã đi vào trong thơ ca của Bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương. Đèo thuộc thị xã Tam Điệp. Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hoà Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam. Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là đèo. Vì có 3 đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp.
Điều độc đáo ở đây là đèo Tam Điệp có đất đỏ. Đèo Tam Điệp không chỉ có cảnh đẹp mà còn là một phòng tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường thiên lý Bắc Nam. Vì vậy, từ xa xưa nơi đây đã được chọn làm cửa ải (quận Cửu Chân - Thanh Hoá và quận Giao Chỉ - Bắc Bộ). Như vậy, đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào lịch sử.
- Các hang động đẹp như: Động Địch Lộng, động Vân Trình, động Mã Tiên, động Bích Động, động Tam Giao, động Thiên Tôn, hang Sinh Dược là những điểm du lịch gắn với thời gian thăm quan ngắn.
. Động Sinh Dược (thuộc thôn Xuân trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn). Đây là một động xuyên thuỷ dài gần 2km. Ngồi thuyền mất hơn một giờ đồng hồ, du khách vào cửa động bên này sẽ ra cửa động bên kia. Những dải nhũ đá thiên nhiên hình vạn trạng quyến rũ sức tưởng tượng của du khách. Chắc chắn du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kỳ thú của động và không thể khám phá hết vẻ đẹp kỳ ảo này của động chỉ qua một chuyến đi.
Động Vân Trình: Là một động lớn có thể được xếp vào loại đẹp nhất Ninh Bình. Động nằm ở xã Thượng Hoà huyện Nho Quan, động đã được ngành du lịch Ninh Bình đưa vào khai thác theo tour du lịch Kênh Gà - Vân Trình. Động nằm trong một quả núi cao hơn 100m, cửa vào động ở lưng chừng núi cao khoảng 40m so với mặt đất. Diện tích động rất lớn khoảng trên 4000m2, vòm động chỗ cao nhất trên 100m, sàn động có nhiều hoa văn độc đáo, sâu vào trong động là Giếng Rồng có nước tuôn từ dưới lên. Trong động
có nhiều nhũ đá lấp lánh với nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau.
. Động Địch Lộng: Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Động Địch Lộng còn có tên gọi khác là
động Nham Sơn. Trong động có một nhũ đá giống Tượng Phật nên nhân dân đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Trong động được thờ nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ Pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt có 2 tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp.
Động gồm có ba hang nối liền với nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Vào động Địch Lộng du khách như đang lạc vào cõi trùng điệp của đá. Nhiều nhũ đá mang hình dáng như voi uống nước, voi chầu, hổ phục, phượng múa, rồng uống nước, khỉ cõng con… Mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, một nét chạm khắc tuyệt vời của thiên nhiên, của thời gian trên đá.
Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ khi đến thăm nơi đây “Nam thiên đệ nhị động” (Động đẹp thứ 3 trời Nam)
Động Hoa Lư: Động Hoa Lư còn có tên gọi là Thung Lau thuộc thôn mai Phương xã Gia Hưng huyện Gia Viễn. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh khi theo mẹ về quê lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thuỷ, Nho Quan gần đó). Đinh Bộ Lĩnh đã cùng lũ trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cờ tập trận cờ lau tại động Hoa Lư.
. Động Tiên: Động Tiên còn có tên gọi khác là động Móc, ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có ba hang lớn, rộng và cao vời vợi. Đường vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều sắc màu. Nhiều nhũ đá được đặt tên như: cây Tiền, cây Thóc, ông Tiên, cô Tiên, con Voi, con hổ, kỳ đà… Những nhũ đá được thiên nhiên trạm trổ vừa phóng khoáng vừa tinh xảo mà sống động. Đứng bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kỳ ảo Động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại. Đến thăm động Tiên du khách sẽ như lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú.
- Các hồ nước tự nhiên.
. Hồ Đồng Chương (HĐC) là một hồ nước ngọt trong xanh, đồi thông thơ mộng… quang cảnh có thể ví như ở thành phố Đà Lạt. Hồ nằm giáp ranh giữa 2 xã Phú Lộc và Phú Long huyện Nho Quan. HĐC nằm uốn lượn quanh các vạt đồi thông và có chu vi dài 8km. Khung cảnh hồ khá hoang sơ và tĩnh lặng, xung quanh hồ là những vạt đồi thông soi bóng tạo nên một không gian thoáng mát và thơ mộng giữa núi rừng đại ngàn. gần HĐC có thác ba tua và dòng suối, ven hồ là đồi thông và ao trời, mặt ao ở trên đồi cao có nước xanh nhưng không bao giờ cạn. Năm 2008 ngành du lịch Ninh Bình đã khai trương khu du lịch HĐC tại đây gồm nhiều công trình: Khu du thuyền, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng nhà sàn, khu thể thao sân golf 9 lỗ, cắm trại, dã ngoại trong rừng thưa…
. Hồ Đồng Thái: Hồ thuộc địa bàn hai xã Đông Sơn (Thị xã Tam Điêp) và Yên Đồng (huyện Yên Mô) có diện tích rộng hơn 380 ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000m3 nước không chỉ phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.
Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có nhiều cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động Karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình đáng chú ý là khu vực huyện Yên Mô và Tam Điệp trong đó động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang Bụt… đều là những tài nguyên du lịch có giá trị; cùng với hệ thống các hồ thuỷ lợi như hồ Yên Thắng… bên cạnh việc cung cấp nước nông nghiệp, sinh hoạt còn là những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách.
- Hệ sinh thái vùng ven biển
Với 18km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra biển với sự hình thành 2 cồn nổi (Cồn Thoi và Hòn Nẹ) với thảm thực vật ngập mặn hình thành tạo
thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật đặc biệt là một số loài chim di cư quý hiếm như cò thìa… Đây cũng là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch của Ninh Bình.
2.1.2.2. Tài nguyên nhân văn
Theo thống kê của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Ninh Bình có hơn 800 di tích các loại đã được kiểm kê, 78 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia, 99 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Con số đó phản ánh sự phong phú của di sản văn hoá, là tiềm năng, là tài nguyên du lịch to lớn của tỉnh nhà. Có thể kể đến một số điểm di tích văn hoá lịch sử như sau:
Thứ nhất, nhóm các di tích lịch sử văn hoá:
+ Khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư.
Kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở Việt Nam, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên diện tích trải rộng khoảng 400ha. Được công nhận là di tích đặc biệt quan trọng quốc gia với 47 di tích trong đó nổi bật là: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, lăng mộ vua Đinh, đền thờ và lăng mộ vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng nịêm vua Lý Thái Tổ, đền thờ Công chúa Phất Kim, miếu thờ Công chúa Phù Dung, đền Trần Quý Minh, động Hoa Sơn, động Hoa Lư, núi Mã Yên, sông Sào Khê, đền Vực Vông, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên… Tất cả hợp lại tạo nên một vẻ đẹp tổng thể có sức hấp dẫn lớn đối với du khách đã và sẽ đến với Ninh Bình.
+ Khu văn hoá tâm linh chùa Bái Đính
Nằm ở xã Gia Sinh huyện Gia Viễn với chùa Bái Đính cổ (có đền thánh Nguyễn Minh Không, các hang động thờ Mẫu, thờ Phật, thờ Thần Núi…) và khu chùa Bái Đính mới với 5 toà lớn dọc theo sườn núi gồm các hạng mục: Tam Quan Nội, Tháp Chuông, điện Quan Thế Âm Bồ Tát, chùa Pháp Chủ, điện Tam Thế, hành lang La Hán, Giếng Ngọc… Chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam với 107ha, điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tích lên tới
1000m2, tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100 tấn, 3 pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn và 2 quả chuông lớn nhất Đông Nam Á 36 và 27 tấn. Chùa có nhiều tượng phật nhất Việt Nam với 500 vị La Hán bằng đá cao khoảng 2m, kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam với 100 cây được triết từ cây bồ đề Ấn Độ và cũng là khu chùa có Giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam.
+ Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền toạ lạc trên khuôn viên với diện tích chừng 5 ha. Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ đá của các nghệ sỹ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền.
+ Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn được gọi là đền Hạ. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền có quy mô nhỏ hơn đền vua Đinh. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với vị vua đã có công lao trong việc xây dựng đất nước ở thế kỷ thứ 10.
+ Chùa Bích Động (thôn Đan Khê trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) chùa Bích Động là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng trên sườn núi Bích Động. Điều độc đáo là chùa được xây cất ở sườn núi cao, dựa vào thế núi. Núi, động và chùa đan quyện vào nhau, hài hoà bổ sung cho nhau, ẩn hiện giữa những cây đại thụ hoà nhập với cảnh trí thiên nhiên. Toàn bộ công trình chùa Bích Động bao gồm 3 ngôi chùa: chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.
+ Đền vua Đinh Tiên Hoàng (thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn) Thôn Văn Bòng là quê hương của Đinh Tiên Hoàng đế, vì vậy người dân nơi đây đã lập đền thờ ông. Đền tọa lạc trên một khu đất rộng