Hiện Trạng Cơ Sở Lưu Trú Của Ninh Bình, Giai Đoạn 2000 - 2010


Bảng 2.3: Hiện trạng cơ sở lưu trú của Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2010


Hạng mục

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số CSLT

35

38

40

45

60

76

86

95

104

110

187

Tổng số phòng

500

511

561

616

815

1.051

1.157

1348

1589

1700

2868

Trong đó


Số CS được xếp sao


1

2

4

5

8

9

11

21

25

48

Số lượng phòng


103

133

196

234

283

298

359

709

900

1430

Công suất sử dụng phòng

(%)

32

37

40

23

34

35

38

41

43

48

63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 10

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Ninh Bình

(4). Kết quả sản xuất - kinh doanh du lịch

- Kết quả kinh doanh nộp ngân sách Nhà nước

Tổng doanh thu thuần túy du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Nếu như năm 2000 tổng doanh thu của toàn ngành du lịch mới đạt 28,000 tỷ đồng thì đến năm 2010 đã tăng lên gấp 19,6 lần để đạt mức 549,908 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000

- 2010 là 28,78%.

Doanh thu du lịch tăng, đóp góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Năm 2000 nộp ngân sách chỉ đạt 3,500 tỷ đồng, đến năm 2010 nộp ngân sách đạt 55 tỷ đồng, tăng gần 15,7 lần so với năm 2000. Cụ thể xem bảng 2.4.

Bảng 2.4. Doanh thu ngành du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2000- 2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng




Năm


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007


2008


2009


2010

Tổng doanh thu


28,000


30,560


40,411


41,612


51,000


63,177


87,997


109,012


162,100


250,134


549,908

Tốc độ tăng doanh

thu



9,1%


32%


2,9%


22%


24%


39,3%


23,9%


48,6%


54,3%


117%

Nộp ngân

sách


3,500


3,500


4,637


4,500


6,060


7,463


8,633


10,512


16,150


25,350


55,000

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Ninh Bình

- Kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch


Bảng 2.5: Cơ cấu doanh thu du lịch Ninh Bình, giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Hạng

mục

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng doanh

thu

28,00

30,56

40,41

41,61

51,00

63,18

100,00

109,02

162,00

250,13

549,908

1.Doanh

thu quốc tế

8,12

9,47

15,76

12,48

16,33

29,06

36,39

45,79

31

33


Ăn uống

2,27

2,84

4,89

4,74

5,39

10,29

12,34

14,12

10,4

11,3


Lưu trú

1,87

2,27

3,94

3,24

3,92

7,78

9,11

9.93

8,1

8,5


Vận chuyển

1,54

1,42

1,58

1,37

1,47

2,93

4,23

5,20

3,0

3,3


Mua sắm

1,54

1,70

3,31

1,25

3,27

3,89

5,02

7,51

3,8

3,9


Khác

0,89

1,23

2,05

1,87

2,29

4,17

6,70

10,03

5,7

6,0


2. Doanh

thu nội địa

19,88

21,09

24,65

29,13

34,67

34,12

63,04

63,23

131

217


Ăn uống

4,37

5,91

6,41

10,78

7,97

9,55

19,72

18,80

48,0

71,8


Lưu trú

4,57

6,12

5,18

7,28

8,32

8,87

14,20

14,20

27,5

47,3


Vận

chuyển

3,98

3,80

2,71

3,20

4,51

4,44

9,81

8,82

18,3

35,9


Mua sắm

1,99

2,53

2,71

2,62

3,47

2,73

7,30

7,30

15,2

20,4


Khác

4,97

2,74

7,64

5,24

10,40

8,53

14,01

14,11

23,0

41,6


Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Ninh Bình

Khách du lịch đến Ninh Bình (cả khách quốc tế và khách nội địa) đều chi tiêu nhiều cho dịch vụ ăn uống và lưu trú (chiếm 57%). Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí... chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Đó là một tồn tại cần khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của du lịch Ninh Bình.

2.2.2. Thực trạng về lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch ở Ninh Bình

Một là, các tổ chức kinh doanh du lịch

Hiện nay, ở Ninh Bình trong hoạt động kinh doanh du lịch có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia với nhiều loại hình khác nhau, trong đó vai trò chủ đạo vẫn thuộc về các doanh nghiệp nhà nước.

Những năm gần đây, hoạt động của hệ thống tổ chức kinh doanh du lịch Ninh Bình đã được quan tâm, sắp xếp, tổ chức lại và ngày càng phát triển


hoàn thiện hơn. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 60 đơn vị hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch được phân chia như sau: Doanh nghiệp nhà nước: Công ty du lịch Ninh Bình...; Nhóm công ty cổ phần (Công ty CP du lịch Hoa Lư, Công ty CP Du lịch và Thương mại Thanh Xuân...); Nhóm các công ty TNHH (Công ty TNHH Thảo Sơn, Công ty TNHH Nguyễn Phan, Công ty TNHH Tràng An...); Nhóm các công ty, doanh nghiệp tư nhân (Khách sạn Hoàng Gia, Kinh Đô, Ngôi Sao, Thuỳ Anh, Thanh Bình…) và các cơ sở tư nhân khác. Các công ty kinh doanh du lịch và các hộ tư nhân ngày càng phát triển trong hệ thống hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình. Tuy nhiên sự phối kết hợp giữa các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh du lịch vẫn còn hạn chế. tại một số khu du lịch hoạt động tổ chức, điều hành của các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn sơ sài, chưa có sự chuyên môn hoá cao dẫn đến còn tình trạng tổ chức quản lý chồng chéo không hiệu quả. Do vậy, ngành du lịch Ninh Bình cần sớm có biện pháp điều chỉnh, tổ chức lại hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh du lịch của tỉnh nhà.

Hai là, nguồn nhân lực du lịch

Trong những năm qua số lượng lao động làm du lịch trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng lên; Nếu năm 2000 toàn tỉnh thu hút được 5.500 lao động hoạt động kinh doanh du lịch thì đến 2010 đã có 7.930 lao động tham gia vào hoạt động du lịch. Với đội ngũ lao động này, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Theo báo cáo của Sở Du lịch thì số lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch do Sở trực tiếp quản lý năm 2000 là 350 người lao động đến 2010 tăng lên 1720 lao động.


Bảng 2.6. Chất lượng nguồn lao động ngành du lịch Ninh Bình

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1.LĐ làm DL

trên địa bàn

5.500

5.510

5.500

5.620

5.700

6.000

6.500

6.750

7.500

7.850

7.930

2.Trình độ ĐT

CĐ - ĐH

23

30

45

50

70

85

183

196

230

256

293

Trung cấp

121

135

165

195

158

190

322

410

520

545

552

Loại khác

116

120

160

195

215

255

220

239

311

330

400

Trình độ NN

90

135

147

180

286

290

297

300

354

367

475

Chưa qua ĐT

5.162

5.157

5.091

5.150

5.079

5.350

5.478

5.605

6.085

6.352

6.210

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Ninh Bình

Từ năm 2000 trở lại đây có sự tăng trưởng đột biến về lực lượng lao động trong ngành du lịch Ninh Bình. Nếu như năm 2000, du lịch Ninh Bình mới chỉ thu hút được 5.500 lao động thì đến năm 2010 đội ngũ lao động làm du lịch đã tăng gấp 1,45 lần (7.930 lao động), trong đó các doanh nghiệp trong ngành thu hút được 1720 lao động, còn lại là lao động thuộc các thành phần dịch vụ khác. Nguyên nhân chủ yếu của sự đột biến đó là do chính sách mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Một trong những điểm đáng chú ý của du lịch Ninh Bình trong những năm qua, đó là trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ lao động được đào tạo bước đầu đã được nâng cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ buồng, bàn, bar, lễ tân chiếm tỷ trọng cao 68% tổng số lao động ngành, số lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng 16,25%,... bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển. Lao động có trình độ ngoại ngữ cũng chiếm tỷ trọng 16,60% trong tổng số lao động phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp trong ngành.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động: Đến nay, toàn ngành đã thực hiện xong quy hoạch cán bộ (cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp) theo sự chỉ đạo của Ban tổ chức Tỉnh ủy, công tác nhận xét, đánh giá


cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý được duy trì đều đặn hàng năm; chế độ tiền lương, sắp xếp quản lý lao động được triển khai kịp thời góp phần tạo điều kiện cho cơ sở quản lý tốt lao động. Công tác đào tạo được chú trọng, hàng năm đã tổ chức các lớp bồi dưỡng Tiếng Anh cho nhiều cán bộ, viên chức của Sở.

2.2.3. Đầu tư, xúc tiến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch

2.2.3.1. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch

- Từ năm 2000 đến nay, được sự hỗ trợ từ ngân sách địa phương và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Tổng cục Du lịch, một số hạng mục, nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã được triển khai.

Bảng 2.7. Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ 2001-2008

Đơn vị: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Thời gian

thực hiện

Dự toán

được duyệt

Vốn giải ngân đến

31/12/2008

I. Ngân sách địa phương:


5.384

4,335

1. XD Trụ sở làm việc của Sở Du lịch

2004-2005

5.181,6

4,185.20

2. Qui hoạch khu DL Kênh Gà - Vân Trình

2004

102,4

50

3. Bổ sung Qui hoạch Khu DL Tam Cốc- Bích

Động


2005-2006


100


100

II. Ngân sách Trung ương


4.119.121

908.919,6

1.Khu du lịch Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long

2002-2007

43.289

21.300,6

2.Khu DL vườn QG Cúc Phương

2003-2008

36.619

36.619

3.Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An

2008-2010

4.020.257

836.000

4. XD CSHT Khu DL các làng nghề truyền thống

2002-2006

18.956

15.000

Tổng số


4.124.505

913.254,6

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du Lịch tỉnh Ninh Bình

Tính đến 31/12/2008, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư 913,2546 tỷ đồng tập trung vào 11 dự án, bằng 29,1% tổng mức đầu tư đã được duyệt. Trong đó vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương là 908,9196 tỷ đồng, riêng khu du lịch Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến Ninh Bình. Trong những năm qua, Tỉnh đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu du lịch. Những khu du lịch trọng điểm của


Ninh Bình được ưu tiên vốn đầu tư, đang gấp rút xây dựng và hoàn thành xong phần cơ bản về hạ tầng, bắt đầu tiến hành khai thác như khu Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính, suối nước nóng Kênh Gà. Các dự án khác như: Cơ sở hạ tầng tuyến du lịch đường thủy Bích Động - Hang Bụt, Thạch Bích - Thung Nắng, cơ sở hạ tầng Khu du lịch các làng nghề truyền thống cũng đang được gấp rút hoàn thiện để đưa vào khai thác.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải thiện là đệm phóng cho những dự án đầu tư của khu vực tư nhân. Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong Tỉnh cũng như ở trong nước đang liên tiếp đăng kí đầu tư. Hiện nay, các dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư theo đúng tiến độ đã phê duyệt. Nhiều hạng mục công trình của các dự án đã đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ khách du lịch hiệu quả.

Bảng 2.8. Phân loại nguồn vốn trong nước theo khu du lịch của tỉnh Ninh Bình tính đến 31/12/2008

Đơn vị: triệu đồng


STT


Khu du lịch


Vốn tư nhân

Vốn Ngân sách

Tổng vốn đầu tư

1

Khu DL Kênh Gà, Vân Trình, Vân Long

484.930

43.289

528.219

2

Khu DL vườn QG Cúc Phương

355.082

36.619

391.701

3

Khu phòng tuyến Tam Điệp- Biện Sơn

23.583

0

23.583

4

Khu DL Hồ Yên Thắng, Đồng Thái

1.074.840

0

1.074.840

5

Khu DL Kim Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm

10.107

0

10.107

6

Khu DL Trung tâm thành phố Ninh Bình

973.160

0

973.160

7

Khu DL Tam Cốc Bích Động, Tràng An

639.597

4.020.257

4.659.854


Tổng vốn đầu tư vào DL của Tỉnh

3.561.299

4.100.165

7.661.464

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du Lịch Ninh Bình

Đến hết ngày 31/12/2008 UBND tỉnh Ninh Bình đã chấp thuận 45 dự án trong nước kinh doanh dịch vụ với tổng số vốn là 7.661,464 tỷ đồng (trong đó có 34 dự án tư nhân) và 2 dự án 100% vốn nước ngoài. Trong những năm gần đây, đầu tư trong lĩnh vực này tăng lên nhanh chóng cả về số dự án và vốn đầu tư. Năm 2007 có 6 dự án đầu tư được chấp thuận đầu tư với tổng


mức vốn đầu tư là 610,347 tỷ đồng. Năm 2008, đã có 8 dự án lớn được chấp thuận với tổng số vốn đầu tư là 4.055 tỷ đồng. Năm 2009, các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các dự án du lịch với số vốn khoảng 1.097,956 tỷ đồng. Đặc biệt là các dự án lớn đều tập trung vào các khu du lịch trọng điểm như:

♦ Khu trung tâm liên hợp du lịch và thể thao sân golf 54 lỗ Hồ Yên Thắng (huyện Yên Mô và Thị xã Tam Điệp), trên diện tích 670 ha, với tổng vốn đầu tư 1.757 tỷ đồng, giai đoạn 1 là 495,6 tỷ đồng.

♦ Dự án Ninh Bình Anna Mandara Resort có diện tích 16 ha do công ty Cổ phần du lịch Tân Phú đầu tư với tổng vốn đầu tư là 255 tỷ đồng (tại khu du lịch Vân Long, huyện Gia Viễn).

♦ Dự án Suối nước khoáng Kênh Gà- huyện Gia Viễn, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng (tại tuyến du lịch Kênh Gà - Vân Trình).

♦ Dự án Khách sạn và văn hóa Cung đình Vân Long, do công ty TNHH Thảo Sơn đầu tư với tổng vốn đầu tư 27 tỷ đồng (tại Vân Long, Gia Viễn). Trong đó phải kể đến 2 dự án FDI:

♦ Dự án khu du lịch sinh thái Đông Phương Sư ( 100% vốn của Đài Loan), tổng vốn đầu tư là 32 triệu USD (tại Vân Long, Gia Viễn)

♦ Làng quần thể du lịch Ninh Bình, cụm biệt thự bằng đá (tại khu Tam Cốc - Bích Động, huyện Hoa Lư) do tập đoàn Hotel Project BV - Hà Lan đầu tư với tổng số vốn 2,35 triệu USD.

Nhìn chung các hạng mục công trình của các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu du lịch đưa vào phục vụ khách đều có chất lượng tốt. Các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng theo đúng thiết kế và tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy nhiên tiến độ thực hiện và vốn đầu tư cho các dự án còn chậm so với kế hoạch đặt ra.


2.2.3.2. Xúc tiến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch

- Xúc tiến du lịch:

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch đã được sự quan tâm tập trung chỉ đạo của lãnh đạo UBND Tỉnh và lãnh đạo ngành du lịch. Từ năm 2000, Sở Du lịch đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng quy chế, chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2001 - 2005 làm cơ sở cho việc đầu tư, phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Cũng trong năm 2000, Sở đã tổ chức các lớp học tập, nghiên cứu về du lịch, tổ chức đi khảo sát và học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh miền Trung và miền Nam, tham gia triển lãm gian hàng hội xuân Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Vân Hồ - Hà Nội và đã đạt được giải 3 toàn quốc; phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, các ban ngành trong Tỉnh tổ chức thành công Lễ hội Trường Yên hàng năm.

Năm 2002 Sở Du lịch Ninh Bình đã chính thức đưa Trung tâm xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch đi vào hoạt động và bước đầu đạt kết quả tốt. Đơn vị này đã phối hợp tích cực với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến hình ảnh du lịch Ninh Bình. Tổ chức thành công hội thi “Nấu các món ăn dân tộc Việt Nam ngành du lịch Ninh Bình - 2002”, phát động chương trình Báo chí viết về du lịch Ninh Bình và đã thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia.

Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch mang đặc trưng Ninh Bình, Sở Du lịch đã tiến hành nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch Ninh Bình” làm cơ sở để xây dựng và đưa vào khai thác các tuyến tham quan du lịch mới nhằm từng bước đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao sức hấp dẫn cho du lịch Ninh Bình.

Sở Du lịch Ninh Bình đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình gồm “Non nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022