Dự Báo Về Doanh Thu Từ Du Lịch Ở Ninh Bình Giai Đoạn


Bình, khoá XIX về “phát triển du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; “Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 15 - NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (năm 2009) và “Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2007 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” của Sở Du lịch Ninh Bình (năm 2006), mục tiêu chung của du lịch Ninh Bình được xác định là:

Trong giai đoạn 2011 -2020, cần tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, giao thông vận tải… tạo bước phát triển mới về du lịch, làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch 10%/năm vào năm 2015. Đến năm 2020, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng gấp hai lần so với năm 2015. Khuyến khích đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đa dạng hoá sản phẩm - hàng hoá và loại hình du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Phấn đấu tăng trưởng thu nhập từ du lịch là 15%/năm, vào năm 2015 và đến năm 2020, thu nhập từ du lịch chiếm 20% giá trị GDP của tỉnh. Tiếp đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX cũng đã thông qua phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có mục tiêu: Đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Mục tiêu cụ thể

+ Về số lượng khách du lịch:

Phấn đấu đến năm 2015 đón 6.000.000 lượt khách du lịch trở lên, trong đó có 1.980.000 lượt khách quốc tế; Thu hút 1.000.000 đến 1.500.000 trở lên khách lưu trú ở Ninh Bình, trong đó có 500.000 đến 600.000 khách quốc tế. Từ 2015 trở đi, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 10%/ năm đến năm 2020 phấn đấu nâng số khách lên gấp đôi… Thể hiện (xem bảng 3.1, tr.82).


Bảng 3.1. Dự báo số lượt khách du lịch đến Ninh

Bình

thời kỳ 2010 - 2020


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2009

Kế hoạch năm

2010

2015

2020

Khách du lịch

Ngàn người

2.390.905

3.270.000

6.000.000

11.170.000

Khách quốc tế

Ngàn người

548,4

915.192

1.980.000

3.500.000

khách nội địa

Ngàn người

1.351,6

2.354.079

4.020.000

7.670.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 12

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

+ Về doanh thu

Bảng 3.2. Dự báo về doanh thu từ du lịch ở Ninh Bình giai đoạn

2010 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng- ngàn USD

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

350,00

1.556,42

3.027,2

Ngàn USD

21.426

84.526

189.200

Tổng giá trị GDP du lịch

Tỷ đồng

240,41

753,85

1.816,32

Ngàn USD

21.855

68.532

165.120

Tốc độ tăng trưởng

GDP du lịch

%

26,7

25,6

22,2

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình

Thu nhập từ du lịch đến năm 2015 phấn đấu đạt 1.556,42 tỷ đồng, các năm tiếp theo tăng trưởng bình quân 15%/năm. Thu nhập từ du lịch năm 2020 tăng lên 3.027,2 tỷ đồng, chiếm trên 20% GDP của toàn tỉnh.

+ Về cơ sở hạ tầng

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho du lịch, đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên. Ưu tiên đầu tư xây dựng các khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng (Resort) từ 3 - 5 sao. Phấn đấu đến 2015, tổng số khách sạn, khách sạn nghỉ dưỡng từ 3 - 5 sao tăng thêm so


với năm 2010 là khoảng 20 khách sạn với 2.500 phòng. đồng thời quan tâm đúng mức đến việc phát triển các làng du lịch, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, bãi cắm trại du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê để phát triển loại hình du lịch ở nhà dân (Homestay) sau này.

+ Về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động

Căn cứ vào số lượng phòng khách sạn được dự báo ở trên, căn cứ vào chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước cũng như khu vực (trung bình 1 phòng có 1,5 - 1,6 lao động trực tiếp) và số lao động gián tiếp ngoài xã hội (1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,0 - 2,2 lao động gián tiếp), nhu cầu về lao động của du lịch Ninh Bình đến năm 2020 được tính toán. Cụ thể xem bảng 3.3.

Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của Ninh Bình thời kỳ 2010 - 2020

Đơn vị tính: Người.

Phương án

Loại lao động

2010

2015

2020

Phương án 1

Lao động trực tiếp trong du lịch

2.550

4.800

9.500

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

5.100

9.600

20.100

Tổng cộng

7.650

14.400

29.600

Phương án 2

Lao động trực tiếp trong du lịch

2.850

5.900

10.200

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

5.700

11.800

25.300

Tổng cộng

8.550

17.700

35.500

Phương án 3

Lao động trực tiếp trong du lịch

3.000

6.500

13.000

Lao động gián tiếp ngoài xã hội

6.000

13.000

29.600

Tổng cộng

9.000

19.500

42.600

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình.

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn về lao động ngành du lịch Ninh Bình dự báo nhu cầu du lịch theo 3 phương án cụ thể:

Phương án 1: dự kiến thu hút 14.400 lao động vào năm 2015 trong đó 4.800 lao động trực tiếp, 9.600 lao động gián tiếp và 29.600 lao động vào năm 2020 trong đó 9.500 lao động tực tiếp, 20.100 lao động gián tiếp;


Phương án 2: Năm 2015 thu hút 17.700 lao động trong đó 5.900 lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch còn lại 11.800 lao động gián tiếp và đến 2020 thu hút được 35.500 lao động trong đó 10.200 lao động làm việc trực tiếp, 25.300 lao động gián tiếp.

Phương án 3: Năm 2015 thu hút khoảng 19.500 lao động trong đó lao động trực tiếp là 6.500 lao động, lao động gián tiếp là 13.000 lao động. Đến năm 2020 thu hút khoảng 42.600 lao động trong đó lao động trực tiếp là

13.000 người, lao động gián tiếp là 29.600 người.

Khả năng thu hút lao động như trên góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn, việc làm và tăng thu nhập nâng cao mức sống của dân cư trong tỉnh, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

3.1.2.2. Phương hướng phát triển

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên ngành du lịch Ninh Bình cần phát triển theo phương hướng sau:

Thứ nhất, phát triển có trong tâm loại hình du lịch sinh thái.

Phát triển du lịch sinh thái cần tập trung hướng vào khai thác các hang động xuyên thuỷ, như: Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Động Hoa Lư, các Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu vực Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu Địch Lộng - Kênh Gà - Vân Trình, Khu Hồ Yên Thắng, Hồ Đồng Chương... tập trung vào các khu như: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương và Khu du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Phát triển du lịch sinh thái cần đảm bảo các yêu cầu:

- Tập trung huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Xã hội hoá du lịch sinh thái làm cho tất cả các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư đều có thể tham gia. Đồng thời mọi người đều có thể được hưởng lợi từ du lịch sinh thái, góp phần hạn chế tối đa những bất lợi mà du lịch sinh thái mang lại. Phát huy tối đa các nguồn lực để góp phần phát triển du lịch bền vững.


- Phát triển du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững. Phát triển du lịch sinh thái phải đi đôi với công tác bảo tồn thiên nhiên là yêu cầu bắt buộc trên cơ sở khai thác các tuyến, điểm thăm quan, tổ chức du lịch hướng dẫn nâng cao ý thức cho du khách về bảo vệ hệ sinh thái và các tài nguyên thiên nhiên quý hiếm. Khai thác tài nguyên hợp lý có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Ưu tiên khai thác các tiềm năng tạo ra các loại hình, sản phẩm du lịch sinh thái đặc thù, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của các thị trường trọng điểm ở trong nước và quốc tế; tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế

- xã hội.

Thứ hai, phát triển du lịch Văn hoá - lịch sử:

Cùng việc ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái Du lịch Ninh Bình cần đặc biệt chú trọng phát triển loại hình du lịch văn hoá - lịch sử - tâm linh.

Với các tài nguyên du lịch văn hoá: Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, nhà thờ đá Phát Diệm, các di tích lịch sử văn hoá thời Đinh - Tiền Lê - Lý, phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn... Ninh Bình có thể phát triển du lịch văn hoá - lịch sử - tâm linh hướng vào khai thác các sản phẩm hàng hoá du lịch như:

Nhóm các di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư nơi phát tích 3 vị Đế Vương.

Nhóm các di tích lịch sử văn hoá khu Tam Cốc - Bích Động.

Các công trình văn hoá tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm và chùa Bái Đính...

Các lễ hội văn hoá tâm linh mà tiêu biểu là: Lễ hội Trường Yên (Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư), lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính...

Các làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước vùng Đồng Bằng Sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư.

Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hoá - lịch sử theo hướng:


- Khai thác hợp lý, có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hoá, nâng cao các giá trị văn hoá, lịch sử của quê hương đất nước.

- Kết hợp với đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, tập trung vào các sản phẩm truyền thống đặc trưng của Ninh Bình như: Sản phẩm cói mỹ nghệ, hàng thêu ren, rượu Kim Sơn, mắm tép Gia Viễn...

- Phát triển du lịch văn hoá gắn với nâng cao dân trí, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, truyền thống văn hoá địa phương, bảo tồn các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể.

- Phát triển du lịch văn hoá gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường xã hội, bảo đảm giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Môi trường sinh thái cũng là văn hoá, sinh thái và văn hoá gắn với nhau, lồng vào nhau để tạo nên sản phẩm du lịch đa dạng phong phú và chất lượng cao. mặt khác, phải ngăn chặn những tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, chống lại sự tuyên truyền xuyên tạc phi lịch sử, phi văn hoá… Đồng thời gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước và trên địa bàn tỉnh.‌

- Tổ chức các lễ hội phải đảm bảo “lành mạnh”, ít tốn kém và hiệu quả cao.

Thứ ba, Tiếp tục phát triển đa dạng các tổ chức kinh doanh du lịch, thực hiện phương châm “Toàn dân làm du lịch”. Song cần tập trung xây dựng một số đơn vị kinh doanh du lịch mang tính chuyên nghiệp, có uy tín và sức cạnh tranh cao, đặc biệt là đơn vị kinh doanh du lịch quốc tế.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch ở Ninh Bình trong thời gian tới

3.2.1. Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch

Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Ninh Bình và tăng cường thu hút khách du lịch, ngành du lịch Ninh Bình cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá về du lịch. Tuyên truyền quảng bá về du lịch có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của nhân


dân về du lịch; quảng bá giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam cho bạn bè quốc tế và khách du lịch. Giới thiệu những sản phẩm - hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch cho công chúng và du khách…

Để tăng cường công tác tuyên truyền xúc tiến quảng bá du lịch cần thực hiện các biện pháp cơ bản sau:

- Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống... và địa chỉ Trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

- Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Ninh Bình để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là hết sức bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan nghỉ dưỡng mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương Ninh Bình.

- Du lịch Ninh Bình cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương mình.

- Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch. Điều này cho phép thực hiện có hiệu quả hơn công tác quan trọng này.


- Đẩy mạnh chương trình tuyên truyền và giáo dục ý thức cộng đồng cho nhân dân, đặc biệt là dân cư trực tiếp tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trong các khu du lịch trọng điểm tại các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan, Thị xã Tam Điệp và Thành phố Ninh Bình... về văn hoá giao tiếp, thái độ ân cần, niềm nở, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách, đồng thời giữ gìn môi trường du lịch.

Mở rộng thị trường khách du lịch:

Để có được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch, cần xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án sau:

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Trong thời gian qua thị trường khách quốc tế của Ninh Bình phần lớn là khách Pháp, Trung Quốc. Mặc dù phần lớn khách thuộc những thị trường này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ, đặc biệt là khách Pháp đã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của địa bàn. Với chiến lược này, cần thiết phải có những biện pháp thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của địa phương. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Theo nghiên cứu đánh giá thị trường mới đây thì tiềm năng thị trường lớn của tỉnh Ninh Bình sẽ là Nhật, Australia, các nước ASEAN. Đa số khách du lịch từ những thị trường này muốn đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, để thưởng thức những sản phẩm du lịch truyền thống. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ gặp khó khăn bởi thông tin quảng cáo của du lịch Ninh Bình còn nhiều hạn chế.

- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng hạn chế được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách truyền thống, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới.

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí