Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 14


. Đối với khu du lịch Tam Cốc - Bích Động trong thời gian tới cần tiến hành bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch các tuyến du lịch mang đậm đặc trưng của khu du lịch mở rộng là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và kết hợp tâm linh; Đồng thời sử dụng các tuyến đường thuỷ và tuyến thuỷ bộ kết hợp cùng các loại hình du lịch cảm giác mạnh tạo cho du khách có cảm giác mới lạ về loại sản phẩm mới. Chẳng hạn, tuyến du lịch tham quan bến Cây Đa

- đền Thái Vi - bến Thánh - hang Cả - suối Tiên - khu du lịch sinh thái Tràng An và ngược lại. Mục đích của chuyến tham quan là du lịch mạo hiểm, tâm linh và kết hợp với du lịch sinh thái - lịch sử.

(2) Tăng cường công tác quản lý các hoạt động du lịch.

- Xây dựng các quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch. Kiện toàn và củng cố, tiến tới xây dựng mô hình quản lý thích hợp tại các khu du lịch lớn như Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Vân Long, Linh Cốc - Hải Nham, hồ Đồng Thái, hồ Đồng Chương, hồ Yên Thắng... theo hướng đấu thầu công khai. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần, có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương. Hướng dẫn tiến hành bổ sung, xây dựng các hương ước, quy ước ở khu dân cư về tham gia hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch.

- Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là phí danh lam thắng cảnh, và các loại phí khác phù hợp với thực tế tại các khu du lịch lớn như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long, Linh Cốc - Hải Nham, Thạch Bích - Thung Nắng... Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường và vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các điểm nhạy cảm gần các điểm, các khu du lịch và các tuyến giao thông. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý


nghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng thanh tra, kiểm tra để gây phiền hà cho doanh nghiệp và du khách. Nghiên cứu thành lập đường dây nóng xử lý các ý kiến phản ánh, thắc mắc của khách du lịch. Nghiên cứu thành lập trạm công an cụm xã tại các điểm du lịch lớn như chùa Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động... xây dựng phương án tổ chức lực lượng đảm bảo trật tự công cộng tại các điểm du lịch.

(3) Tăng cường năng lực của bộ máy quản lý du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch mà trực tiếp là Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi các cấp, các ngành, các địa phương trong hoạt động du lịch.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 14

- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch và quản lý kinh doanh du lịch. Tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý tại các khu du lịch… Phát huy vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh và Hiệp hội ngành nghề du lịch. Nâng cao trình độ, chất lượng… của công chức nhà nước trong ngành du lịch.

Tóm lại, trong những chặng đường tiếp theo, để đạt được mục tiêu đưa ngành du lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền; quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch; Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch; Đầu tư phát triển du lịch; Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý du lịch…


Có thể nói hệ thống giải pháp trên mang tính thiết thực và khả thi. Thực hiện tốt và đồng bộ những giải pháp đó thì trong tương lai không xa ngành du lịch Ninh Bình sẽ có bước phát triển “nhảy vọt” và đạt được nhiều thành công hơn nữa, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn mới.


KẾT LUẬN


Ngày nay, trên toàn thế giới du lịch đã và đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội và phát triển mạnh mẽ với tư cách như là một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Du lịch có vai trò lớn trong nền kinh tế và đời sống xã hội, góp phần làm tăng tổng sản phẩm trong nước, tạo thêm việc làm cho người lao động, đóng góp hàng đầu cho nền kinh tế thế giới. Du lịch còn là “giấy thông hành của hoà bình”, góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và tôn tạo môi trường tự nhiên - xã hội.

Du lịch là ngành kinh tế có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội và có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay. Phát triển du lịch là cần thiết để khai thác hết tiềm năng vốn có của đất nước tạo điều kiện khách quan thuận lợi để Việt Nam có thể tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.

Ninh Bình một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Với tiềm năng du lịch to lớn, không chỉ về tài nguyên thiên nhiên mà còn về tài nguyên văn hoá với các danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch nổi tiếng như: Tam Cốc - Bích Động, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Khu du lịch sinh thái Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư…

Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, hơn 10 năm qua ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Những kết quả đạt được của ngành du lịch Ninh Bình trong thời gian qua đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Du lịch đã thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đang trên đà phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình.


Bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn có những hạn chế, tồn tại nhất định. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch còn thấp và chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu và chất lượng thấp; trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngành du lịch còn thấp; công tác quản lý chưa được quan tâm đúng mức… Những hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến ngành du lịch Ninh Bình chưa phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của mình.

Trong những năm trước mắt, thực tiễn đặt ra là làm thế nào để ngành du lịch Ninh Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một trong những điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của ngành du lịch cả nước và trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước? Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề này để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ kinh tế của mình với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh nhà trong những năm tới.

Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Làm rõ các khái niệm du lịch và dịch vụ du lịch, những nhân tố tác động đến phát triển du lịch, vai trò của ngành du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng và Thừa Thiên Huế để từ đó rút ra những bài học bổ ích cho sự phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

2. Nêu và phân tích tiềm năng, thế mạnh của ngành du lịch Ninh Bình, thực trạng phát triển ngành du lịch trên địa bàn từ năm 2000 đến nay. Vạch rõ những thành tựu về các mặt số lượng khách, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh trong thời gian qua, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế về chất lượng sản phẩm du lịch; Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch; Công tác quy hoạch của ngành… và những nguyên


nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế của ngành du lịch Ninh Bình. Tác giả đã nhận thấy một thực tế là tiềm năng phát triển của ngành du lịch Ninh Bình là rất lớn, nhưng quy mô, chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch vẫn còn thấp.

3. Từ kết quả phân tích trên, tác giả đã đưa ra những dự báo phương hướng và giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch; Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch; Đầu tư phát triển du lịch; Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý du lịch... Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, ngành du lịch Ninh Bình cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giải pháp, vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngọc Bảo (2006), “Khu Tam Cốc - Bích Động: Thành công nhờ mô hình mới”, Tạp chí du lịch Việt Nam, (16), tr.3.

2. Nguyễn Huy Cảnh (2006), Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và Quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

4. Cục Thống kê Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình năm 2008.

5. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV, Ninh Bình.

9. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Ninh Bình.

10. Đảng bộ tỉnh Ninh Bình (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, Ninh Bình. 2010.

11. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb. Lao động, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội.


13. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. PTS. Trịnh Quang Hảo (2006), Nghiên cứu thử phương tiện vận tải thuỷ đưa đón khách tham quan du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình.

15. PTS. Trịnh Quang Hảo (2008), Nghiên cứu quy định tạm thời quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Đề tài khoa học, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình.

16. Nguyễn Thị Hoá (1997), Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thị Nguyên Hồng (2004), Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Lê Thị Lan Hương (2002), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch chất lượng cao, trình độ cao phục vụ hội nhập quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố, Thành phố Hà Nội.

19. Huỳnh Vĩnh Lạc (2005), Khai thác tiềm năng du lịch Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

20. Trần Thị Thúy Lan, Nguyễn Đình Quang (2006), Giáo trình Tổng quan về du lịch, Nxb. Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2005), Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp phát triển, luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

22. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật du lịch.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/08/2022