Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình Trong Thời Gian Từ 2000 Đến 2010


khoảng 2.500m2 quay mặt về hướng Tây, xây tường thấp bao quanh với 3 toà, kiến trúc theo kiểu “tiền nhất, hậu đinh liền nhau”. Đền có quy mô nhỏ, tuy nhiên du khách đến thăm nơi đây như được trở về thăm quê hương của người anh hùng thế kỷ thứ X với nhiều huyền thoại về một thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh cùng với những người bạn thuở ấu thơ đã từng chăn trâu, cắt cỏ như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ… và nuôi chí lớn dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước.

+ Chùa Địch Lộng (thuộc xã gia Thanh, huyện Gia Viễn) Địch Lộng có nghĩa là tiếng sáo thổi. Khi đứng ở cửa động gió thổi vào nghe như có tiếng sáo vi vu. Vì làng có tên là Địch Lộng nên chùa cũng được gọi theo tên làng. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Hang hay Cổ Am Tự (động Địch Lộng còn có tên gọi khác là Nham Sơn). Chùa Địch Lộng nằm ở phía Bắc xã Gia Thanh, cách cầu Khuất 600m về phía Tây, cách Thành phố Ninh Bình 15km về phía Nam, cách Hà Nội 80km về phía Bắc.

+ Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm (Thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn) cách Hà Nội 129 km về phía Nam, được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và giao thông của những năm cuối thế kỷ thứ 19 thì việc vận chuyển hàng tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây dựng cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là một vùng đất mới được khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách đó 40km về Phát Diệm. Khách đến tham quan còn thấy núi Sọ, đó chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm. Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với 4 nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ Đá.

Ngoài ra, còn có các di tích văn hoá khác như: Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồn Gián Khẩu, các đền thờ Trương Hán Siêu, Nguyễn Công Trứ,


Lý Quốc Sư, đền Thái Vi, cửa Thần Phù và các di tích lịch sử cách mạng như Khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, núi Non Nước, di tích chiến dịch Hà Nam Ninh...

Thứ hai, nhóm các lễ hội

Đến Ninh Bình, du khách không chỉ được thả hồn vào khung cảnh sơn thuỷ hữu tình, thưởng ngoạn những giá trị của du lịch sinh thái, du lịch nhân văn, mà còn được hấp dẫn trong không gian văn hoá đậm đà của vùng đất châu thổ sông Hồng với những lễ hội truyền thống, lễ hội làng quê mang đậm yếu tố dân gian Việt Nam. Theo thống kê cả tỉnh có 74 lễ hội trong đó phải kể đến những lễ hội lớn như: lễ hội Trường Yên (lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư), lễ hội Đền Thái Vi, lễ hội Đức Thánh Nguyễn, lễ hội chùa Bái Đính, hội Đền Dâu... Cụ thể:

+ Lễ hội Trường Yên (lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư) thường diễn ra từ ngày mồng tám đến ngày mồng mười tháng Ba Âm lịch hàng năm, bao gồm phần “Lễ” và phần “Hội” với các tiết mục đa dạng, sinh động và phổ biến như: Kéo chữ, chọi gà, múa quạt, đấu vật, cờ người, đu quay... Một hội tiết rất độc đáo, đó là “Tập trận cờ lau”... thu hút đông đảo nhân dân và du khách về tham dự vào mỗi dịp xuân về.

+ Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần

- những người có công với dân với nước.

+ Lễ hội chùa Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn. Phần Lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần Hội cũng được tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho…


+ Lễ hội chùa Bái Đính: Được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cũng như các lễ hội khác, hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần lễ thường tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng có công với dân. Phần hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật…

+ Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô. Phần lễ ngoài việc tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công đức của các vị tiền bối lập ra làng xã, còn dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ là con em của làng. Một nét độc đáo của lễ hội Báo bản Nộn Khê là kính báo lên Thành Hoàng các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em dân làng và những thành tích của làng đã đạt được trong năm cũ. Phần hội cũng có những trò vui chơi giải trí như các lễ hội khác.

+ Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: Tổ chức vào 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ. Hình thức tế theo phong tục tế lễ như các lễ hội khác. Phần hội có các trò dân gian như: múa lân, đấu vật, thi bơi trải trên sông Ân…

Thứ ba, du lịch làng nghề:

Các làng nghề truyền thống ở Ninh Bình cũng có khả năng khai thác tốt để phát triển du lịch. Thông qua du lịch làng nghề có thể tạo ra một phương thức khác để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác, ký hợp đồng kinh doanh trong nước và quốc tế, xuất khẩu tại chỗ... Đồng thời du khách được trực tiếp chứng kiến những động tác thao diễn tinh sảo, độc đáo của những nghệ nhân tạo nên những sản phẩm thủ công quý giá. kết quả khảo sát cho thấy, Ninh Bình hiện có trên bốn mươi nghề thủ công. Những nghề được bảo tồn và phát triển bền vững ngày càng phát huy được tiềm năng và thế mạnh của mình tiêu biểu là: Nghề thêu ren ở Văn Lâm (Ninh Hải, Hoa Lư), làng nghề chế tác đá


mỹ nghệ ở Ninh Vân - Hoa Lư, nghề sản xuất hàng cói xuất khẩu ở Kim Sơn, Nghề Mộc ở Ninh Phong - Thành phố Ninh Bình...‌

Mỗi nghề truyền thống có nguồn gốc gắn với một vị Thành Hoàng làng, một vị tổ nghề có công lao truyền dạy kỹ năng hoặc khai hoang, lập ấp thời xưa. Cội nguồn của mỗi nghề dù đã được huyền thoại hoá thì đó vẫn là những dấu ấn, sắc thái văn hoá đáng tự hào của nhân dân mỗi địa phương.

+ Giàu tiềm năng và thế mạnh trước tiên phải kể đến nghề chiếu cói ở Kim Sơn: Qua hàng trăm năm quai đê, lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển. Các sản phẩm cói Kim Sơn rất đa dạng, phong phú như: chiếu cói, làn cói, hộp cói, mũ cói... là sản phẩm xuất khẩu lớn mang lại nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng cao cho nhân dân điạ phương.

+ Nghề thêu ren: ở Ninh Bình cũng đặc biệt phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay và mang lại nguồn thu lớn cho nhân dân xã Ninh Hải với những hợp đồng xuất khẩu hàng thêu ren sang các thị trường như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp...

+ Nghề mộc: ở Phúc Lộc - Ninh Phong với trên 500 thợ chính và rất nhiều thợ phụ. Các sản phẩm ở đây rất phong phú và thông dụng cùng rất nhiều sản phẩm quý giá như: Sập gụ, tủ chè, tượng...

+ Nghề chế tác đá mỹ nghệ: ở Ninh Vân - Hoa Lư, với những sản phẩm thông dụng như: chậu cảnh, cối đá, đá tảng cổ bồng, con giống, tượng phật... Với ưu thế về nguồn nguyên liệu đá tại địa phương, kỹ năng, bí quyết, nghề chế tác đá, chạm khắc đá ở Ninh Vân có thể đáp ứng hầu như bất kể yêu cầu nào của khách hàng từ khắp mọi miền đất nước...

Trong tương lai nghề truyền thống ở Ninh Bình, đặc biệt là những nghề tiêu biểu trên chắc chắn sẽ không ngừng vươn dậy phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình đóng góp vào phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.


Ninh Bình, một vùng du lịch lý tưởng, không chỉ có cảnh quan, môi trường hấp dẫn mà còn có truyền thống văn hoá ẩm thực phong phú và độc đáo với những món ăn nổi tiếng như: Lợn Mường nếp nương Nho Quan, Mắm tép Gia Viễn, Tái dê Hoa Lư, Cơm cháy Ninh Bình, Rượu Kim Sơn, Nem chua Yên Mạc... Tất cả hợp thành một truyền thống văn hoá ẩm thực hấp dẫn nhiều du khách. Như vậy, tài nguyên nhân văn ở Ninh Bình rất phong phú, đa dạng, độc đáo và đặc sắc, tất cả chúng hợp thành điều kiện thuận lợi để phục vụ và phát triển du lịch Ninh Bình trong những năm tới.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010

2.2.1. Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

(1). Lượng khách du lịch tăng nhanh, nhất là trong ba năm (2007 - 2010) tăng đột biến

Trong 3 năm trở lại đây, lượng khách du lịch đến Ninh Bình tăng đột biến, năm 2007 tổng số khách đến Ninh Bình là 1.518.559 đến năm 2010 đạt

3.375.261 tăng 220% so với năm 2007. Cụ thể xem bảng 2.2.

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2000 - 2010

Đơn vị tính: nghìn lượt khách



Năm


2000


2001


2002


2003


2004


2005


2006


2007


2008


2009


2010

Tổng số khách


451.000


510.700


647.072


739.671


877.343


1.021.236


1.186.988


1.518.559


1.900.888


2.390.905


3.375.261

Khách quốc tế


111.000


159.850


254.375


218.805


287.900


329.847


375.017


457.920


584.400


601.785


700.006

Khách

nội địa


340.000


350.850


392.697


520.866


589.443


691.389


811.971


1.060.639


1.316.488


1.789.120


2.675.255

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - 9

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Ninh Bình

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong những năm gần đây lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày một tăng. Trong giai đoạn 2000- 2010 lượng khách đến với Ninh Bình có tốc độ tăng nhanh, từ 451.000 lượt khách lên 3.375.261 lượt khách.


Bên cạnh sự tăng lên về lượng khách, cơ cấu khách cũng có sự thay đổi rõ nét trong đó:

- Khách quốc tế đến Ninh Bình chiếm trung bình khoảng 30,94% so với tổng lượng khách, tốc độ tăng trưởng đạt từ 15% - 20%. Trong đó cơ cấu khách quốc tế cũng có sự thay đổi rõ nét: Nếu năm 2000, khách đến Ninh Bình chiếm tỷ lệ cao nhất là khu vực Tây Âu chiếm 31,0%; sau đó là Châu Úc 28,0%; 13,0% khách Đông Bắc Á; 9,0% khách Đông Âu; 7,0% khách Đông Nam Á; 5,0% khách khu vực Bắc Mỹ; 2,0% khách khu vực Trung Đông và 5,0% khách của các nước khác. Năm 2010 khách du lịch đến Ninh Bình từ Tây Âu giảm xuống còn 23% và Châu Úc còn 18%; trong khi đó khách từ các nước Đông Bắc Á tăng lên là 15%; Đông Âu là 10%; Đông Nam Á 8%; Bắc Mỹ tăng dần lên là 9%; Trung Đông 7% và các nước khác là 10%. Nguyên nhân chính là do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế năm 2008 - 2009. Thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế đến Ninh Bình là 1,5 đến 2 ngày. Chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế là 50 - 60 USD/ ngày/người. Tuy vậy mức chi tiêu của khách du lịch vẫn còn thấp hơn nhiếu so với dự báo giai đoạn 2005 - 2010 là 100 - 120 USD/ ngày/ người [37, tr.2].

- Khách nội địa đến Ninh Bình cũng tăng lên rất nhanh từ 340.000 lượt năm 2000 tăng lên 2.675.255 lượt năm 2010 gấp 6,92 lần so với năm 2000. Nguồn khách du lịch nội địa đến Ninh Bình hàng năm bao gồm hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi thăm quan, dự trại hè tại Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư, nhà thờ đá Kim Sơn, Vườn quốc gia Cúc Phương và một lượng lớn khách du lịch tham gia vào các lễ hội tại cố đô Hoa lư, đền Thái Vi, đền Dâu… Thời gian lưu trú trung bình của khách nội địa là từ 1,2 - 1,5 ngày và chi tiêu trung bình khoảng 150.000đ/ người/ngày.

(2). Hàng hoá - sản phẩm du lịch đưa ra thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.


Trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch đa dạng phong phú có thể thấy hàng hoá sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình rất đa dạng với nhiều loại hình du lịch như: du lịch thăm quan thắng cảnh, du lịch văn hoá - lịch sử trong đó có du lịch sinh thái, du lịch làng quê, du lịch tham quan, nghiên cứu và nghỉ dưỡng. Những sản phẩm du lịch đã đưa vào khai thác hiện nay bao gồm:

Nhóm các sản phẩm du lịch thăm quan thắng cảnh: Cảnh quan quần thể khu du lịch sinh thái Tràng An; Cảnh quan khu Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư; Cảnh quan Vân Long - Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình - Động Hoa Lư; Cảnh quan vùng núi Tam Điệp, các hồ tự nhiên như hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, Đồng Thái; Cảnh quan vùng làng quê gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô...

Nhóm các sản phẩm du lịch văn hoá: Các di tích lịch sử văn hoá tại Cố đô Hoa Lư - Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên tại Việt Nam, nơi phát tích 3 vị Đế Vương; Các di tích lịch sử văn hoá khu vực Tam Cốc - Bích Động; Các công trình văn hoá tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là nhà thờ đá Phát Diệm và núi chùa Bái Đính đưa vào khai thác cuối năm 2007; Các lễ hội văn hoá tâm linh; Các làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư.

Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cúc Phương; Khu du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí và nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng vùng sinh thái Vân Long; Du lịch nghỉ dưỡng hồ (Cúc Phương, Đồng Chương khai trương năm 2008, Đồng Thái, Yên thắng...); Du lịch nghỉ dưỡng suối nước nóng Kênh gà; Du lịch cuối tuần Thạch Bích - Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư); Du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí tại các trung tâm mua sắm ở Thành phố Ninh Bình...


Hàng hoá sản phẩm du lịch rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng hàng hoá sản phẩm du lịch ở Ninh Bình đã cho thấy rất nhiều tài nguyên du lịch có giá trị đã bị khai thác và sử dụng một cách quá mức, thiếu sự đầu tư và bảo vệ, tôn tạo, nâng cấp và phát triển. đây là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch Ninh Bình cùng sự xuống cấp của một số khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

(3). Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch và dịch vụ du lịch.

Thời gian qua, với vị thế đã có và khai thác có hiệu quả tiềm năng phong phú về tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, Ninh Bình đã dần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, nhiều công trình cơ sở hạ tầng đựợc xây dựng, tu bổ, tôn tạo phục vụ phát triển du lịch và quốc kế dân sinh. Hạ tầng đô thị Ninh Bình thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là hoạt động du lịch.

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Ninh Bình cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô và phương thức hoạt động. Cụ thể năm 2000 toàn tỉnh có 35 cơ sở lưu trú thì đến năm 2010 số cơ sở lưu trú tăng lên là 187 cơ sở tăng gấp 5,3 lần với 48 cơ sở lưu trú được xếp hạng sao. Công suất sử dụng phòng tăng từ 32%/năm vào năm 2000 đã tăng lên 63%/năm vào năm 2010 (Xem bảng 2.3. tr.65).

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí