Sơ Đồ Hóa Chuỗi Giá Trị Sản Phẩm Du Lịch Trên Địa Bàn Một Tỉnh

- Liên kết giữa các hoạt động du lịch của tỉnh này với hoạt động du lịch của tỉnh khác, nhất là với các thành phố, các tỉnh xung quanh có tiềm năng du lịch độc đáo và có khả năng phối kết hợp để gia tăng sự phong phú, sự hấp dẫn của các Tour du lịch, các sản phẩm du lịch có giá trị cao. Từ đó gia tăng ngày lưu trú tại Việt Nam.

Cả lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng, liên kết là quyền lợi và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Chính quyền các địa phương không trực tiếp liên kết mà chỉ là người chứng kiến và khuyến khích để các chủ thể vừa nêu tiến hành liên kết với nhau để phát triển có hiệu quả hơn, bền vững hơn.

Điều vô cùng quan trọng cần nhấn mạnh là, đích cuối cùng của liên kết là hình thành chuỗi giá trị sản phẩm du lịch hiện hữu trên thực tế chứ không phải chỉ là chuyện nói suông như một công bố của những ai nắm quyền (hình 2.1). Chính quyền tỉnh phải hiện diện và chứng kiến biên bản thỏa thuận đã được các bên cùng nhau ký kết.

Chính quyền địa phương được nghiên cứu

1. Công ty lữ hành

2.Sân bay, nhà ga tàu hỏa, tàu điện ngầm

3.Khách sạn, nhà nghỉ

4.Điểm tham quan

6.Trung tâm VCGT

5.Nhà hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Công ty lữ hành của địa phương khác

Hình 2.1. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị sản phẩm du lịch trên địa bàn một tỉnh

Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập - 6

Ghi chú: VCGT: vui chơi giải trí (xem biểu diễn nghệ thuật)

Quan điểm liên kết: (1) Liên kết bình đẳng, các bên cùng có lợi trên cơ sở khai thác và phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh về du lịch của từng địa phương

và toàn vùng để cùng phát triển du lịch một cách bền vững; (2) Lên kết trên tinh thần tự nguyện của các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; có bước đi thích hợp, theo từng giai đoạn, mục tiêu cụ thể trên cơ sở lựa chọn những nội dung, lĩnh vực trọng điểm phát triển du lịch của các địa phương và của toàn vùng; (3) Nội dung liên kết phải được xây dựng thành các dự án, chương trình cụ thể và có mục tiêu rõ ràng, thời gian triển khai, kinh phí, đơn vị và đối tác thực hiện.

Mục tiêu liên kết:

- Về dài hạn: Khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn Vùng góp phần thúc đẩy tăng trưởng du lịch nhanh và phát triển bền vững. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương và của Vùng có giá trị gia tăng lớn, có sức cạnh tranh ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống và trình độ dân trí cho các tầng lớp dân cư trong Vùng.

- Về ngắn hạn: Ưu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như phát triển kết cấu hạ tầng du lịch kết nối “cửa đến” với các trọng điểm du lịch của Vùng; phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, các khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng; đào tạo nâng cao năng lực nguồn nhân lực du lịch, chú trọng nhân lực nghề; phân công, chuyên môn hóa các địa phương, doanh nghiệp thực hiện hợp phần trong chuỗi giá trị du lịch mang tính Vùng, xúc tiến đầu tư du lịch Vùng… nhằm tạo lập không gian du lịch thống nhất toàn Vùng để cùng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

b) Phát triển du lịch theo hướng hội nhập quốc tế

Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó h p trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy “hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó còn chính là bản chất của phát triển du lịch.

Hội nhập trong du lịch là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của điểm đến ở tất cả các quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa

phương và điểm du lịch trong từng địa phương nhằm có được những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến mà trước hết đó là cơ hội mở rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả hơn… Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Có thể thấy hội nhập du lịch là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển các điểm đến và phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ hiện nay với tư cách là một điểm đến trên bản đồ du lịch Việt Nam.

c) Mục đích quan trọng của phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế là gia tăng khả năng phát triển du lịch, gia tăng các nguồn lực, đa dạng hóa các thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh, di tích, các giá trị văn hóa… và qua đó làm cho hoạt động du lịch của địa phương phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn nhờ nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm du lịch địa phương. Từ đó lan tỏa sự phát triển sang tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế của một tỉnh

Trong điều kiện kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa, ảnh hưởng tới phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trong điều kiện kinh tế thị trường và cạnh tranh khốc liệt có nhiều yếu tố, mà tiêu biểu là 5 nhóm yếu tố quan trọng theo thứ tự sau đây:

a) Lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của nhà nước cũng như của địa phương

Trong điều kiện kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn luôn có ý nghĩa quyết định. Nếu không có được lợi nhuận thì không doanh nghiệp nào tham gia liên kết và hội nhập. Lợi nhuận luôn luôn trở thành động cơ thôi thúc các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức tiến hành liên kết và hội nhập quốc tế. Một khi nhận thấy có khả năng thu được lợi nhuận cao thì các cá nhân (nhà hàng, hộ gia đình), doanh nghiệp (công ty lữ hành, khách sạn, công ty vận tải…) sẽ hăng hái tham gia liên kết và hội nhập quốc tế để phát triển du lịch có hiệu quả hơn, bền vững hơn. Phát triển du lịch cũng

đồng thời phải đảm bảo lợi ích gia tăng kinh tế, gia tăng việc làm và phát triển xã hội văn minh của địa phương. Từ đó góp phần phát triển đất nước.

Về nguyên tắc, phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế phải đem lại lợi ích cho cả nhà nước, địa phương và cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Nếu hoạt động du lịch chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà làm tổn hại đến lợi ích quốc gia cũng như có hại đến lợi ích của địa phương thì không được.

b) Năng lực quản lý của nhà nước và của chính quyền tỉnh

Thực tế chỉ ra rằng, mọi hoạt động phát triển (mà hoạt động du lịch là một bộ phận) đều phải được nhà nước (gồm chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) quản lý. Điều đó có nghĩa là Cơ quan quản lý nhà nước có vai trò quan trọng và mang tính quyết định đối với phát triển hoạt động du lịch ở tỉnh.

Trong Điều 73, Bộ luật du lịch năm 2017 khảng định vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý nhà nước. Đồng thời, đã quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam. Để dễ hiểu tác giả sơ đồ hóa quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam như sau:

Chính phủ

Bộ Văn hóa, thể

thao và du lịch

UBND tỉnh

Tổng cục du lịch

Sở du lịch hoặc Sở VH, TT, Du lịch

Hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh

Hình 2.2. Sơ đồ hóa hệ thống quản ký nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh của Việt Nam

* Chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động du lịch: Ở trung ương là Chính phủ và đứng đầu là Thủ tướng chính phủ. Giúp Thủ tướng chính phủ trong việc làm đầu mối quản lý hoạt động du lịch là Tổng cục du lịch thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Các Bộ ngành khác cùng tham gia. Ở cấp tỉnh, đó là UBND tỉnh và đứng đầu là Chủ tịch UBND tỉnh. Giúp UBND tỉnh là Sở du lịch làm đầu mối (ở thành phố trực thuộc trung ương hoặc ở tỉnh có du lịch phát triển mạnh) hoặc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đối với các tỉnh còn lại.

+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch; danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia;

- Điều phối, liên kết các hoạt động du lịch liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh;

- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch;

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch;

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dư ng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch; hướng dẫn về giao dịch điện tử trong lĩnh vực du lịch;

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài;

- Quản lý, tổ chức thực hiện việc cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch và các văn bản chứng nhận khác về hoạt động du lịch;

- Xã hội hóa hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dư ng nguồn nhân lực du lịch;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Cùng với đó Điều 74 và 75, Bộ luật du lịch năm 2017 cũng quy định trách

nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia.

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch, xây dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm; lồng ghép xúc tiến du lịch trong xúc tiến thương mại.

- Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan nhà nước có liên quan tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam; tham mưu chính sách về thị thực phục vụ phát triển du lịch.

+ Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý phát triển du lịch theo luật định. Cụ thể là:

- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;

- Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;

- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;

- Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;

- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.

Đến đây tác giả thấy cần nhấn mạnh một số vấn đề đối với quản lý nhà nước về hoạt động du lịch:

* Đối tượng quản lý nhà nước về du lịch: Đó là các hoạt động phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan mà gắn liền với các hoạt động ấy là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chúc hoạt động trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan.

* Đặc điểm về quản lý nhà nước về phát triển du lịch: Phát triển du lịch là lĩnh vực hoạt động đa ngành, đa lãnh thổ nên tính liên ngành, liên vùng trong quản lý nhà nước về phát triển du lịch là đặc điểm nổi bật. Ở Việt Nam quản lý phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện theo các cấp, các ngành. Việc phân cấp quản lý phát triển du lịch đã được xác định khá rõ ràng. Cấp địa phương (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có nhiệm vụ cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch quốc gia, vùng kinh tế lớn; cụ thể hóa luật pháp chính sách của Nhà nước. Đồng thời, ban hành dự án quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, ban hành chính sách, các giải pháp đặc thù của tỉnh để phát triển du lịch cóhiệu quả và bền vững. Quốc hội ban hành luật pháp, chính sách về phát triển du lịch trên phạm vi cả nước; Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch quốc gia và các vùng kinh tế lớn. Các Bộ chức năng tùy theo trách nhiệm ban hành các quyết định, chỉ thị về phát triển du lịch và phát triển các lĩnh vực liên quan để phát triển du lịch.

* Nội dung quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh: Đối với phát triển du lịch quản lý nhà nước có những nội dung chính như sau:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Đồng thời, phối kết hợp phát triển du lịch với phát triển các lĩnh kinh tế, xã hội khác nữa một cách có hiệu quả. Khi thấy du lịch cản trở các lĩnh vực khác hoặc các lĩnh vực khác cản trở hoạt động phát

triển du lịch thì chính quyền tỉnh phải có giải pháp dung hòa, đảm bảo tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh diễn ra cân đối, hài hòa, nhịp nhàng, có hiệu quả và bền vững.

(2) Cụ thể hóa luật pháp, chính sách của nhà nước, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, giải pháp đặc thù của địa phương để thực hiện thành công chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế. Hướng dẫn và tổ chức cho các doanh nghiệp triển khai liên kết trong hoạt động phát triển du lịch. Cải cách hành chính và nâng cao chất lượng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) là việc làm thường xuyên của chính quyền tỉnh đối với phát triển du lịch của địa phương.

(3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế.

(4) Tổ chức đánh giá kết quả, hiệu quả phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh và công khai kết quả đánh giá đó.

(5) Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch theo hướng liên kết và hội nhập quốc tế nếu thấy cần.

(6) Hướng dẫn và từng bước luật hóa văn hóa du lịch cho người dân, trên cơ sở đó hình thành văn hóa thân thiện, văn minh, hiếu khách cho người dân khi tiếp xúc và quan hệ với du khách. Thực tế cho thấy ở đâu “chặt chém”, mất thiện cảm bởi những hành vi ch o kéo, ăn xin, ăn cắp…thì ở đó sẽ “mất khách”.

c) Tiềm năng, lợi thế so sánh nổi trội về phát triển du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù

(1) Tiềm năng, lợi thế về các yếu tố tự nhiên (hay tài nguyên du lịch thiên nhiên: cảnh quan thiên nhiên, suối nước nóng, thác nước, núi đá, bãi tắm biển…)

(2) Tiềm năng, lợi thế về yếu tố nhân văn (hay tài nguyên du lịch nhân văn, như di tích, đền chùa, các công trình kiến trúc, lễ hội, nghệ thuật, trang phục truyền thống…)

d) Sự đồng bộ của các lĩnh vực phát triển liên quan đến hoạt động du lịch

(1) Đồng bộ giữa khâu lữ hành và các khâu còn lại trong hoạt động du lịch (nơi ăn uống, mua sắm, nơi cấp thông tin và dịch vụ viễn thông, nơi vui chơi giải trí …)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023