Bảng Điểm Đánh Giá Tổng Hợp Về Bảo Vệ Môi Trường

Đánh giá tổng hợp về bảo vệ môi trường của hoạt động du lịch

Công tác bảo vệ môi trường phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua bước đầu đã được các ngành, các cấp quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực hoạt động du lịch ven biển ngày càng được tăng cường. Công tác quan trắc theo dõi hiện trạng môi trường tại các địa điểm, khu vực nhạy cảm phát triển du lịch để có biện pháp ứng phó kịp thời đã bước đầu được đầu tư, xây dựng. Tình hình vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch có chuyển biến tích cực. Số lượng và tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường ngày càng được nâng lên.

Bảng 2.43: Bảng điểm đánh giá tổng hợp về bảo vệ môi trường


TT

Tiêu chí

Hệ số

Bậc

4

3

2

1

1

Tỷ lệ các CS KD DVDL có hệ thống thu gom và xử

lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường

3



6


2

Tỷ lệ các điểm tài nguyên, điểm tham quan du lịch

được bảo tồn, tôn tạo

2



4


3

Tỷ lệ rác thải tại các khu, điểm du lịch được thu

gom xử lý

2



4


4

Quản lí cường độ hoạt động của các khu, điểm DL

2



4


5

Ứng phó với sự cố môi trường ở các khu, điểm DL

1



2


Tổng số điểm/điểm tối đa

20/40 = 50%

Đánh giá mức độ bền vững về môi trường

Thiếu bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 17

Tuy nhiên, số lượng các điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo còn chiếm tỉ lệ thấp. Tỉ lệ các cơ sở du lịch có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường chưa cao. Vệ sinh môi trường tại các khu du lịch cộng đồng còn nhiều hạn chế. Tình hình ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh nhiều nơi chưa được ứng phó kịp thời. Cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch chưa được quản lý chặt chẽ. Hoạt động du lịch cùng với các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng trên địa bàn tỉnh đang gây áp lực rất lớn đối với môi trường phát triển du lịch.

Điểm đánh giá tổng hợp về bảo vệ môi trường của du lịch Bình Thuận được thể hiện trong bảng 2.43.

Nhìn chung, về mặt bảo vệ môi trường, du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010 được đánh giá là phát triển thiếu bền vững.

2.2.3.4. Đánh giá tổng hợp về phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận

Những thế mạnh thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

Trong thời gian qua du lịch Bình Thuận đạt hiệu quả kinh tế cao, dù còn non trẻ nhưng đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Thương hiệu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm đã được ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế biết đến. Thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng.

Du lịch phát triển góp phần tích cực giải quyết khó khăn, bức xúc của xã hội về việc làm cho người lao động. Chất lượng nhân lực du lịch ngày càng tăng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được các ngành, các cấp địa phương và ngành du lịch quan tâm. Tình hình vệ sinh môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch có chuyển biến tích cực. Tình hình an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch được bảo đảm. Về cơ bản, cộng đồng địa phương đồng thuận, ủng hộ sự phát triển du lịch của tỉnh.

Công tác quy hoạch phát triển du lịch đã được xây dựng và triển khai, trong các hạng mục đầu tư lớn, các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết cụm, khu du lịch đều có các giải pháp phát triển bền vững. Đã từng bước hình thành khá rõ một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh. Hoạt động du lịch đã bước đầu chú trọng điều hoà giữa khâu khai thác, cải tạo, phục hồi và tái tạo tài nguyên, tiềm năng du lịch được khai thác ngày càng tốt hơn.

Số lượng và tỉ lệ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hệ thống thu gom và xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường ngày càng tăng. Công tác kiểm tra, giám sát nguồn gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực hoạt động du lịch, đặc biệt là khu vực ven biển ngày càng được tăng cường. Công tác quản lý chất thải, theo dõi diễn biến tràn dầu, thu gom, xử lý dầu khi có sự cố, quan trắc theo dõi hiện trạng môi trường tại

các địa điểm, khu vực nhạy cảm trên địa bàn tỉnh đã từng bước được triển khai thực hiện.

Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hơn và chất lượng tiếp tục được nâng lên. Lượng du khách đến Bình Thuận ngày càng đông hơn, thời gian lưu trú dài hơn, mức tiêu dùng cao hơn, tỉ lệ du khách quay trở lại Bình Thuận ngày càng nhiều hơn.

Những kết quả trên đã khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế của tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh không ngừng phát triển theo hướng tích cực.

Những khó khăn thách thức PTDLBV

Bên cạnh những thành tựu trên, du lịch Bình Thuận còn nhiều hạn chế, bất cập. Du lịch Bình Thuận chưa phát huy vai trò, vị thế trong mối liên kết phát triển du lịch với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, TP.HCM và vùng Tây Nguyên. Du lịch đường sắt chưa được khai thác đúng mức, không có đường hàng không, cảng biển đón tàu du lịch, chưa được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, không bảo đảm đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững. Xây dựng sản phẩm còn thiếu tính liên kết giữa các địa phương, đơn điệu và trùng lặp, phổ biến vẫn chỉ là các loại hình tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển, thiếu những sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo, có chất lượng và uy tín trên thị trường. Chưa có khu du lịch biển tổng hợp tầm cỡ, có thể so sánh với một số khu du lịch nổi tiếng ở các nước trong khu vực.

Tỉ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số khách du lịch, thời gian lưu trú của khách, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch cho các dịch vụ vui chơi giải trí, tham quan, mua sắm nói chung còn thấp và tăng chậm.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Nhận thức về phát triển du lịch bền vững trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ. Ý thức chấp hành các qui định về vệ sinh môi trường của các hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch còn hạn chế.

Tài nguyên du lịch chưa được khai thác toàn diện, nhiều lợi thế tài nguyên còn lãng phí và chưa được khai thác có hiệu quả. Số lượng các điểm du lịch được bảo vệ,

tôn tạo cũng như số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường chiếm tỷ lệ thấp. Rác thải trong các khu du lịch dã ngoại và các điểm tham quan du lịch chưa được khắc phục. Quản lý cường độ hoạt động ở các khu, điểm du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững. Cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong việc ứng phó với sự cố môi trường chưa rõ ràng, chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp cho PTDL. Một số mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như vấn đề bố trí luồng lạch cho ghe thuyền đánh bắt hải sản ven bờ với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ven biển; vấn đề quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, khai thác titan với quy hoạch phát triển du lịch chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng khai thác kinh doanh tuỳ tiện gây tác hại xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường.

Nhìn chung, phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010 có biểu hiện coi trọng hiệu quả kinh tế trước mắt, chưa cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển du lịch đạt mức tương đối bền vững.

Điểm đánh giá tổng hợp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận được thể hiện trong bảng 2.44.

Bảng 2.44: Bảng điểm đánh giá tổng hợp PTDL tỉnh Bình Thuận



TT


Tiêu chí

Số điểm đạt được/tổng số điểm tối đa


Đánh giá chung

1

Phát triển kinh tế

41/52 = 79%

Tương đối bền vững

2

Phát triển xã hội

25/36 = 69

Tương đối bền vững

3

Bảo vệ môi trường

20/40 = 50%

Thiếu bền vững

Phát triển du lịch Bình Thuận

86/128 = 67%

Tương đối bền vững


2.2.3.5. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, bất cập

Nguyên nhân chủ quan

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế. Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn chồng chéo lẫn nhau. Công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa

cao. Các hoạt động đầu tư thực thi các quy hoạch còn chậm, và kéo dài gây lãng phí tài nguyên du lịch.

- Quá trình phát triển sản phẩm du lịch chưa được nghiên cứu bài bản. Sản phẩm du lịch nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết, chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp.

- Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho thương hiệu du lịch. Nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng đào tạo nhân lực du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo và tăng nhanh nhưng số lượng được đào tạo bài bản chuyên nghiệp chiếm tỉ lệ thấp. Kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ du lịch thấp. Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập cao.

- Chưa xác định và quản lý được cường độ hoạt động của các khu, điểm du lịch để giới hạn lượng khách du lịch trong cùng một thời điểm, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động du lịch lên các nguồn tài nguyên và môi trường tại khu vực.

Nguyên nhân khách quan

- Tốc độ phát triển du lịch trong thời gian qua khá cao, hoạt động du lịch rầm rộ với lượng khách du lịch lớn diễn ra quá nhanh không tránh khỏi những bất cập về vốn đầu tư, cơ chế chính sách quản lý, công tác lập quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ tài nguyên và xử lý vệ sinh môi trường.

- Nhận thức chung về phát triển du lịch bền vững trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ. Chưa tạo được chuyển biến sâu rộng trong xã hội về ý thức trách nhiệm bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch. Khai thác bừa bãi tài nguyên vì mục đích mưu sinh cũng là một nguyên nhân gây ra sự suy thoái tài nguyên du lịch.

- Mâu thuẫn lợi ích kinh tế trong khai thác tài nguyên giữa các ngành kinh tế chưa được giải quyết thỏa đáng. Đặc biệt tại Bình Thuận đó là kinh tế thủy hải sản, kinh tế khai khoáng, kinh tế nông nghiệp, kinh tế du lịch. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành cùng với hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển du lịch bền vững. Các sở ngành và địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ nên có sự chồng lấn về quy hoạch, xen kẽ các dự án du lịch, khai thác titan, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng. Quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.

- Hạ tầng cơ sở chưa được phát triển tương xứng với sự phát triển nhanh của du lịch. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông chưa đồng bộ, chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới, chưa có cảng biển, sân bay đáp ứng yêu cầu đón khách du lịch quốc tế. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường tại một số điểm du lịch chưa tốt gây nên tình trạng ô nhiễm cục bộ tại các điểm tài nguyên du lịch.

2.3. Tiểu kết‌

1. Bình Thuận có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện là những điều kiện hết sức thuận lợi cho du lịch phát triển.

1. Du lịch Bình Thuận tăng trưởng liên tục, kinh doanh du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao, du lịch đang từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Dù còn non trẻ, Bình Thuận đã có tiếng vang không chỉ trong nước mà còn trên thế giới, thị trường khách du lịch ngày càng mở rộng.

2. Lãnh thổ PTDL có sự phân hóa sâu sắc. HĐDL tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt tập trung cao độ vào thành phố Phan Thiết. Trong khi đó ở các huyện, nhất là các khu vực vùng sâu vùng xa, hải đảo nơi có tiềm năng to lớn về du lịch thì chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, sức hút du lịch còn rất thấp. SPDL nghèo nàn, thiếu tính độc đáo, đặc sắc. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. HĐDL cùng với các HĐSX trên địa bàn tỉnh đang gây áp lực rất lớn đối với môi trường PTDL.

3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế và bất cập của du lịch Bình Thuận là: công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp sự phát triển nhanh; công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức; công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững trong xã hội, trong dân, các ngành, các cấp còn hạn chế, chưa đầy đủ và đồng bộ; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong thời kì hội nhập.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG‌

3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững‌

3.1.1. Cơ sở định hướng‌


3.1.1.1. Các chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch quốc gia

Các chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch quốc gia có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận bao gồm “Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020”, “Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020”, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020 xác định “đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch trên đảo Phú Quý. Hình thành các điểm du lịch tại khu vực Nam Mũi Doi Dừa, Tây Hòn Tranh, Mộ Thầy, Lạch Dù, Bãi Phủ, Gành Hang…Xây dựng khu bảo tồn biển đảo Phú Quý để bảo vệ hệ sinh thái biển và kết hợp phát triển du lịch. Liên kết mở các tuyến du lịch kết nối đảo với các khu du lịch của tỉnh Bình Thuận và các địa phương lân cận khác, nhất là các thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang”. [47]

Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 xác định các vùng du lịch biển của Việt Nam bao gồm [48]:

- Vùng du lịch ven biển Bắc Bộ

- Vùng du lịch ven biển Bắc Trung Bộ

- Vùng du lịch ven biển Nam Trung Bộ

- Vùng du lịch ven biển Nam Bộ

Trong đó, Nha Trang - Ninh Chữ - Mũi Né được xác định là địa bàn trọng điểm du lịch của vùng du lịch ven biển Nam Trung Bộ, Phan Thiết - Mũi Né và Phú Quý tỉnh Bình Thuận là 2 khu du lịch cấp quốc gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023