Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Của Một Số Nước Trong Khu Vực Và Một Số Địa Phương Ở Nước Ta

Hà Nội như Trung Quốc, Tây Âu, Hàn Quốc… Cung cấp tài liệu quảng bá cho Văn phòng xúc tiến thương mại, du lịch tại Nhật Bản, Pháp và đang xây dựng kế hoạch mở văn phòng xúc tiến tại nhiều thị trường khác. Tham gia các hội chợ, hội thảo quan trọng nhằm xúc tiến du lịch như Hội chợ Malypo, Hội chợ Nam Ninh (Trung Quốc)…

Bước đầu phát huy hiệu quả trong việc phối hợp liên ngành về tuyên truyền quảng bá và đã đạt được những kết quả trong việc thu hút khách du lịch đến với Hà Nội. Mở rộng quan hệ hợp tác với các địa phương nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, phát huy tiềm năng du lịch của mỗi địa phương để xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến liên vùng phục vụ du khách.

Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ đã phối hợp cùng với các Bộ chuyên ngành kêu gọi các dự án xây dựng khách sạn cao sao trên địa bàn. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng cũng được sự quan tâm sát sao từ Nhà nước, nhiều dự án cũng đã và đang được triển khai tạo sự chuyển biến tích cực trong việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng du lịch. Lực lượng lao động trực tiếp của Ngành cũng được bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, Du lịch Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn và thách thức khi gia nhập WTO sau:

Thứ nhất, hệ thống chính sách thiếu đồng bộ, các thủ tục hành chính còn chưa thông thoáng. Điều này đã không tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến và hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam.

Thứ hai, cho đến lúc này, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp. Điều này thể hiện cụ thể ở góc độ quy mô đầu tư, vấn đề nhân lực và công nghệ trong du lịch. Do vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài vào thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt.

Thứ ba, chúng ta sẽ phải trả giá cho sự đầu tư manh mún, không theo quy hoạch, không có tầm nhìn và không có đủ điều kiện đầu tư lớn

Thứ tư, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên của Ngành Du lịch còn cần phải đào tạo, bồi dưỡng nhiều, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ mới đáp ứng được nhu cầu.

1.4. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực và một số địa phương ở nước ta

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Nhằm phát triển du lịch, mỗi quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực đều cố gắng đưa ra những chiến lược, những giải pháp có hiệu quả để khai thác tốt tiềm năng du lịch, tận dụng triệt để những thế mạnh của quốc gia mình để thúc đẩy việc thu hút du khách và tăng nhanh nguồn thu từ du lịch. Các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, từ một góc độ nhất định có những nét tương đồng với Việt Nam về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, phong tục tập quán, tôn giáo… Để đạt được hiệu quả cao, du lịch Việt Nam nói riêng chung và du lịch Hà Nội nói riêng phải nỗ lực phấn đấu và học tập kinh nghiệm điển hình trong phát triển du lịch của các quốc gia trong khu vực. Một số kinh nghiệm nổi bật như sau:

* Trung Quốc

Phát triển du lịch thành phố Hà Nội - 5

Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm du lịch

Một trong những mặt mạnh chính của du lịch Trung Quốc là tài nguyên du lịch của Trung Quốc có hàng mấy ngàn năm lịch sử và hiện nay mới chỉ khai thác được một số di tích lịch sử, còn nhiều nơi ít người biết đến. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng chú trọng khai thác tiềm năng to lớn của sản phẩm du lịch kỳ nghỉ. Cục Du lịch quốc gia Trung Quốc đã lựa chọn và xây dựng trên toàn lãnh thổ 12 khu nghỉ quốc gia với các hình thái như khu nghỉ dưỡng, khu trượt tuyết, chơi golf và khu săn bắn. Trung Quốc đẩy mạnh phát triển các chương trình du lịch nối các di tích danh thắng cũng như các khu nghỉ trên toàn lãnh thổ.

Liên kết du lịch giữa các địa phương là giải pháp được áp dụng phổ biến nhằm khai thác tiềm năng để phát triển du lịch có hiệu quả của mọi quốc gia

trên thế giới và trong khu vực. Nội dung liên kết du lịch quan trọng đầu tiên là tạo các tour du lịch hấp dẫn và đa dạng. Các tour du lịch nổi tiếng là hấp dẫn thường nối thủ đô của các quốc gia với các địa phương khác. Trung Quốc đã phát triển rất nhiều các tour du lịch văn hoá liên vùng, điển hình là: Bắc Kinh

- Nam Kinh – Tô Châu – Thượng Hải – Hàng Châu – Nam Ninh; Nam Ninh – Thượng Hải – Bắc Kinh; Quảng Châu – Thẩm Quyến – Hồng Kông…

Chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng

Một trong những bước cơ bản mà Chính phủ Trung Quốc đã vạch ra để thúc đẩy du lịch là chú trọng xây dựng khách sạn, trang thiết bị tiện nghi, đặc biệt là phương tiện vận chuyển và viễn thông. Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư lớn vào phát triển dịch vụ giao thông và viễn thông, đồng thời đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Đồng thời với việc phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích các công ty du lịch lớn mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở địa phương khác. Các công ty du lịch ở Bắc Kinh, Thượng Hải còn tích cực mở rộng liên kết đầu tư vào các tỉnh có tiềm năng du lịch như Côn Minh, Quảng Đông… hoạt động liên kết đã thực sự mang lại hiệu quả, tạo thuận lợi hơn cho các công ty du lịch khi thực hiện các chương trình du lịch khi đến đó.

Quản lý khai thác tài nguyên du lịch

Cơ quan du lịch quốc gia Trung Quốc trực thuộc Quốc Vụ viện có trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách quản lý du lịch trong cả nước. Cơ quan du lịch quốc gia Trung Quốc hỗ trợ các vùng và địa phương trong quy hoạch du lịch và quản lý phát triển tài nguyên du lịch. Cụ thể là:

- Quy hoạch các vùng du lịch dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản là: bảo vệ tài nguyên, thị trường dòng khách, khu vực địa lý, thống nhất hợp tác và tổ chức các cụm du lịch.

- Quản lý kinh doanh tại điểm du lịch: giao quyền quản lý kinh doanh trực tiếp điểm du lịch cho các doanh nghiệp, tiến hành tiêu chuẩn hoá ngành Du lịch.

Với những biện pháp trên đây, du lịch Trung Quốc đã từng bước phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ du lịch thế giới.

* Thái Lan

Hợp tác du lịch với các nước láng giềng trong khu vực

Kinh nghiệm này trong việc phát triển du lịch được Thái Lan sử dụng hết sức thành công. Xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá đang phổ biến rộng khắp thế giới. Hợp tác theo vùng, hợp tác song phương và đa phương là xu hướng hiện đang được các nước ASEAN quan tâm. Hợp tác du lịch với các nước khác sẽ cho phép khai thác tối đa tiềm năng du lịch của mỗi nước, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch nhờ sự hỗ trợ của các nước. Thái Lan đã có sự hợp tác với các quốc gia khác như sau:

- Hợp tác phát triển kinh tế vùng sông Mê Kông gồm 6 nước: Lào, Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.

- Hợp tác phát triển vùng tam giác: Indonesia – Malaysia – Thái Lan nhằm tăng cường hợp tác và đẩy mạnh tiếp thị, tăng lượng khách đến vùng này.

- Hợp tác du lịch với 3 nước Đông Dương. Chính phủ Thái Lan đã phê chuẩn Hiệp định hợp tác du lịch giữa Lào – Việt Nam – Thái Lan trong chương trình phối hợp phát triển mạng lưới giao thông đường bộ giữa 3 nước, tạo đường du lịch gần hơn. Nhận thấy vai trò trung tâm của mình trong khu vực đa dạng và giàu có, Thái Lan còn phát triển các chương trình du lịch “Hai vương quốc – Một điểm hẹn” thực hiện với Campuchia và chương trình “Hai quốc gia – Một điểm đến” thực hiện với Việt Nam.

Qua các chương trình du lịch hợp tác với các nước láng giềng, có thể thấy chủ trương và chính sách của Thái Lan đang cố vươn lên giữ vị trí đầu cầu, cửa ngõ vào Đông Dương. Vì vậy năm 2005 Thái Lan đã vinh dự được trao tặng danh hiệu “Thủ phủ du lịch của Châu Á”.

Tăng cường hoạt động quảng bá

Để đạt hiệu quả cao, chương trình “Amazing Thailand” đã được quảng bá mạnh mẽ và rộng khắp qua nhiều hình thức liên kết ở cả phạm vị trong nước và quốc tế: quảng cáo trên phương tiện truyền thanh – truyền hình, trên Internet, mời giới truyền thông trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch ở Thái Lan, tổ chức biểu diễn để bán sản phẩm, tổ chức hội chợ, chào bán tour với giá đặc biệt…

Có thể nói Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) đã thực sự quan tâm đến công tác xúc tiến quảng bá du lịch thể hiện ở 72% ngân sách chi cho hoạt động tiếp thị. TAT có các ban chuyên môn cho từng mặt của hoạt động này và chia theo từng khu vực, họ phối hợp hoạt động rất hiệu quả.

* Singapore

Singapore là một quốc đảo nhỏ nhưng lại là con Rồng Châu Á duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. Với số lượng khách du lịch khoảng 6 triệu vào năm 2003, du lịch Singapore đứng hàng thứ 3 trong các nước ASEAN sau Malaysia và Thái Lan. Singapore là đất nước có thể nói là nghèo về tiềm năng du lịch tự nhiên và ý thức rõ điều đó, họ đã sử dụng rất hiệu quả nguồn nhân lực dưới sự quản lý chặt chẽ của một cơ quan quản lý Nhà nước đối với các hoạt động du lịch. Nguồn nhân lực được coi là chìa khoá để thành công.

Để phát triển mạnh nguồn nhân lực, Singapore đã tích cực hợp tác với các quốc gia trong khu vực và thế giới như Malaysia, Thái Lan, Hoa Kỳ… để trao đổi và hoạ tập kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Họ cũng sẵn sàng mời các nhà tư vấn quốc tế để trực tiếp huấn luyện nếu kiến thức kinh nghiệm đó không sẵn có trong nước. Cục xúc tiến du lịch Singapore có quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phục vụ và đòi hỏi mọi cơ sở kinh doanh du lịch phải tuân thủ. Giấy phép kinh doanh không có giá trị vĩnh viễn. Hằng năm các cơ sở kinh doanh du lịch phải đổi giấy phép và sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ. Singapore có đội ngũ lao động

có chuyên môn cao hoạt động trong ngành Du lịch là bí quyết giúp họ thành công trong hoạt động du lịch.

* Hồng Kông

Nhiều quốc gia, lãnh thổ và khu vực thế giới đã hình thành những hiệp hội du lịch rất có hiệu quả, Hồng Kông là một trong số đó. Ngành Du lịch Hồng Kông đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cho đến nay lượng khách du lịch đến Hồng Kông ngày càng tăng và Hồng Kông đứng vị trí số 15 trong danh sách các quốc gia phát triển du lịch mạnh nhất trên thế giới. Hiệp hội du lịch Hồng Kông (HKTA) có vai trò chính trong sự phát triển của ngành du lịch Hồng Kông. HKTA được thành lập năm 1957 nhằm mục đích quảng bá cho ngành Du lịch Hồng Kông trên toàn thế giới và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các chương trình và dự án du lịch. HKTA trở thành người điều phối hoạt động của giới kinh doanh du lịch để khai thác cơ hội, đẩy ngành Du lịch Hồng Kông tăng trưởng nhảy vọt.

Mô hình tổ chức của hiệp hội là có sự kết hợp giữa chính quyền và các tổ chức kinh doanh du lịch. Nguồn tài chính do chính quyền cấp, do đóng góp của hội viên, kinh phí tự tạo và đặc biệt là do các doanh nghiệp thuộc các ngành liên quan đóng góp như Ngân hàng, hãng Hàng không… Hầu hết các kế hoạch quảng bá của HKTA là trung và dài hạn, là những kế hoạch liên hoàn. HKTA cũng chú trọng nghiênn cứu đặc điểm nguồn khách, tính thời vụ. Hoạt động của HKTA luôn được phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của ngành Du lịch Hồng Kông và là kinh nghiệm tốt cho ngành du lịch Việt Nam.

Những thành công trên là những bài học kinh nghiệm bổ ích cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên, trong các hoạt động du lịch, hầu như tất cả các quốc gia trong khu vực đều còn vướng mắc những hạn chế như: chưa tạo nét độc đáo riêng cho quốc gia trong môi trường cạnh tranh, hoạt động của ngành Du lịch còn theo những kế hoạch ngắn hạn,

khó phát triển lâu dài, hạn chế về vấn đề giao thông, an ninh… Đó cũng là những bài học đắt giá cho du lịch Việt Nam – Hà Nội.

1.4.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam

*Thành phố Hải Phòng

Hải phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, đã được Nhà nước định hướng tập trung xây dựng thành một trung tâm kinh tế thương mại của vùng Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý, hệ thống đường thuỷ cùng mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay đã tạo cho Hải Phòng trở thành một cửa biển quan trọng nhất khu vực miền Bắc Việt Nam, có điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu kinh tế với cả nước và ngoài nước. Hải Phòng còn có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời, cũng là nơi các nhà kinh doanh trong và ngoài nước tới khảo sát đầu tư. Thiên nhiên và lịch sử văn hoá dân tộc đã kiến tạo cho Hải Phòng hội tụ khá đầy đủ tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chiến lược kinh tế mở, du lịch Hải Phòng phát triển nhanh chóng. Năm 2004 Hải Phòng đón 442.400 lượt khách quốc tế, năm 2005 đón 574.295 lượt, năm 2006 đón 698.200 lượt và năm 2007 là

808.455 lượt. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng khách quốc tế hàng năm là 33,2%/năm, ngày lưu trú trung bình đạt từ 2,0-2,2 ngày/ khách. Khách quốc tế đến Hải Phòng phần lớn do nối tour từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một thị trường khách du lịch rất phù hợp với các sản phẩm du lịch Hải Phòng là khách du lịch Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía Nam Trung Quốc, rất gần gũi về địa lý, văn hoá, lịch sử, phong tục. Từ 1996 du khách Trung Quốc được đi bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái đến Hải Phòng và từ 1997 được phép dùng giấy thông hành nhập khẩu qua đường biển đến thẳng cửa khẩu cảng Hải Phòng nên khách du lịch quốc tế đến ngày càng nhiều.

Về khách du lịch nội địa đến Hải Phòng chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan, nghỉ dưỡng tắm biển, tập trung từ tháng 6-9 hàng năm. ngày lưu trú trung bình là 1,8-1,9 ngày/khách. Tốc độ tăng trưởng của du lịch Hải Phòng những năm qua đạt 35,3%/năm, sự tăng trưởng này đã thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố.

Để đạt được những thành tựu đó, ngành Du lịch Hải Phòng đã thực hiện những giải pháp:

- Giải pháp về nguồn lực: các doanh nghiệp du lịch giải quyết nguồn lực về vốn, tạo ra và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, tận dụng tối đa nguồn vốn trong nước (vốn nhà nước và vốn tư nhân).

Xây dựng chiến lược đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: các khu du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí, nhà hàng, phương tiện vận chuyển, cơ sở đào tậo nhân viên du lịch, cảng du lịch. Đầu tư kết cấu hạ tầng, bảo vệ và tăng giá trị môi trường sinh thái cho du lịch, tăng giá trị văn hoá. Đầu tư cho quảng cáo, cho an ninh du lịch…

Hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong vùng, đặc biệt là Hà Nội và Quảng Ninh để khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch.

Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ lao động trong ngành, thực hiện chương trình đào tạo lại lao động ở các cấp độ khác nhau, các chuyên ngành khác nhau.

- Giải pháp về thị trường: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng để từ đó xác định thị trường chính để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Song song với chiếm lĩnh thị trường khách quốc tế, Du lịch Hải Phòng còn chú trọng khai thác thị trường khách du lịch nội địa, đặc biệt là thị trường khách tại chỗ, thủ đô Hà Nội và khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 18/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí