Các Chiến Lược Và Quy Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Tỉnh

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 xác định “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”. Phát huy thế mạnh và tăng cường liên kết giữa các vùng, miền, địa phương hướng tới hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng theo các vùng du lịch[50]:

- Vùng trung du, miền núi phía Bắc gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, gồm: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa với các giá trị của nền văn minh lúa nước và các nét sinh hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.

- Vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa - lịch sử.

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, gồm: Thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo gắn với di sản, tìm hiểu văn hóa biển, ẩm thực biển.

- Vùng Tây Nguyên, gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên.

- Vùng Đông Nam Bộ, gồm: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Sản phẩm du lịch đặc

trưng: Du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Sản phẩm du lịch đặc trưng: Du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

Có thể nói, các chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch quốc gia đều khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của du lịch tỉnh Bình Thuận đối với phát triển du lịch duyên hải Nam Trung bộ và cả nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

3.1.1.2. Các chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận có liên quan và ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh bao gồm “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”, “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030”.

Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 xác định “Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh”. “Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hoà Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà

- La Gi... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực”. “Vùng đô thị trung tâm Phan Thiết - Mũi Né với trung tâm là thành phố Phan Thiết, là đô thị trung tâm phía Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đô thị loại II và thành phố du lịch cấp quốc gia”.[69]

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 xác định “Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của vùng tỉnh Bình Thuận để phấn đấu đến năm 2030, vùng Bình Thuận sẽ là một trong những trung tâm công nghiệp điện năng, công nghiệp khai khoáng, dầu khí, du lịch của cả nước”. “Bình Thuận là cực phát triển phía nam vùng Nam Trung Bộ. Là trung tâm du lịch sinh thái biển đảo, sinh thái rừng, đến năm 2030 là một điểm đến hấp dẫn tầm quốc gia và quốc tế”. “Các tuyến du lịch nội vùng: tuyến du lịch sinh thái sông, biển - đảo và bán đảo (tuyến đường ven biển), tuyến du

lịch sinh thái biển kết nối du lịch rừng núi”. “Các tuyến du lịch quốc tế - quốc gia: tuyến nối Bình Thuận với Tây Nguyên, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan; tuyến nối liên kết du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng thành phố Hồ Chí Minh kết nối Bình Thuận với các trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang, thành phố Đà Nẵng và thành phố Đà Lạt”. “Vùng cảnh quan, khu bảo tồn thiên nhiên: Khu bảo tồn thiên nhiên núi Tà Cú, Núi Ông, Kalon - Sông Mao”. [66]

Nhìn chung, các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đều xác định rõ định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh; phấn đấu đưa du lịch Bình Thuận trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước, một điểm đến hấp dẫn tầm quốc gia và quốc tế.

3.1.1.3. Các đề án và quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận

Các đề án và quy hoạch phát triển du lịch địa phương bao gồm “Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”, “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tầm nhìn 2030”.

Mục tiêu tổng quát của Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ “tập trung công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động du lịch có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh”. [65]

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 tầm nhìn 2030 nêu rõ [38]:

- Phát triển du lịch Bình Thuận kết nối du lịch quốc tế, các vùng du lịch trọng điểm quốc gia.

- Hình thành liên kết các vùng, tuyến du lịch quốc gia, quốc tế.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển du lịch quốc tế.

- Phát triển ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn.

- Bình Thuận là điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.

- Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái biển, sinh thái rừng, du lịch văn hóa lễ hội.

- Kết nối cân bằng du lịch biển, rừng, lễ hội, vùng nông thôn, du lịch cảnh quan rừng, bảo tồn thiên nhiên.

Các đề án và quy hoạch phát triển du lịch địa phương đều thể hiện quyết tâm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, Bình Thuận là điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế.

3.1.1.4. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận

Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đã được phân tích trong chương 2 với những thế mạnh và những hạn chế là cơ sở quan trọng cho việc định hướng phát triển du lịch Bình Thuận trong giai đoạn tới.

3.1.2. Định hướng chung‌


Phát triển du lịch cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Đến năm 2020, Bình Thuận trở thành trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

3.1.3. Các định hướng chủ yếu‌


3.1.3.1. Định hướng về phát triển kinh tế

Khắc phục những hạn chế, bất cập về phát triển kinh tế du lịch trong thời gian qua (đã được phân tích ở chương 2). Giai đoạn 2010 – 2020, các định hướng phát triển kinh tế du lịch tập trung vào những nội dung sau:

Tăng cường năng lực quản lí nhà nước về du lịch: Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, hoàn thiện môi trường pháp lý trong quản lý du lịch, nâng cao chất lượng công tác qui hoạch phát triển du lịch, khuyến khích các công trình khoa học nghiên cứu sâu về “sức chứa” của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, xây dựng hình ảnh Bình Thuận - điểm đến an toàn, thân thiện, phong cách ứng xử văn minh.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có; đồng thời tích cực phát triển các sản phẩm mới, nhất là những sản phẩm mang tính đặc trưng, đặc sắc của địa

phương, gắn khai thác tối đa những lợi thế về biển, đảo, sông, hồ, đồi núi. Đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, coi trọng du lịch văn hóa - lịch sử, tạo điều kiện phát triển du lịch MICE; tiếp tục đẩy mạnh liên kết với các tỉnh lân cận, trước hết là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng. Qua đó, tiếp tục phát triển các các tour du lịch hợp lý, hấp dẫn để thu hút du khách

Xúc tiến, quảng bá du lịch:

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy điểm đến, sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm tiêu điểm.

 Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ Bên cạnh việc đẩy mạnh 1

Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ

Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển cụm du lịch Phan Thiết, tăng cường PTDL các huyện, vùng núi, hải đảo. Hình thành các cụm, tuyến du lịch nối kết các trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Hợp tác kết nối tour du lịch trên thế giới và các vùng trong cả nước.

Các cụm du lịch:

Cụm du lịch Phan Thiết: Thành phố Phan Thiết và các đô thị trong vòng bán kính 30 km được xác định là trung tâm du lịch tầm quốc gia, quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển du lịch toàn tỉnh. Đây là nơi tập trung phần lớn các điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển hơn nhiều so với các khu vực khác. Xây dựng trung tâm thương mại, tài chính, vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, hội nghị - triển lãm; du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển, giải trí – TDTT cao cấp, khai thác phát triển các môn thể theo trên biển; du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội.

Cụm du lịch La Gi – Hàm Tân - Hàm Thuận Nam: nằm phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, bao gồm 1 phần diện tích các huyện, thị: thị xã La Gi, huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển - hồ, leo núi Tà Cú, tắm bùn, suối khoáng nóng, vui chơi giải trí, thể thao biển - núi, du lịch văn hóa lễ hội Dinh Thầy Thím, Hòn Bà, chùa núi Tà Cú,....

Cụm du lịch Bắc Bình – Phan Rí Cửa: nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm 1 phần diện tích dãy ven biển các huyện Bắc Bình và Tuy Phong. Phát triển du lịch văn hóa lễ hội, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, thể thao biển – cát, tham quan vùng nông nghiệp công nghệ cao.

Cụm du lịch Tuy Phong: phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng Vĩnh Hảo, thể thao biển, tham quan Cù Lao Cau, nhà máy điện gió.

Cụm du lịch Đức Linh – Tánh Linh: nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm một phần diện tích huyện Tánh Linh và Đức Linh. Phát triển du lịch sinh thái rừng, núi, hồ, thác; tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, làng nghề truyền thống.

Cụm du lịch đảo Phú Quý: phát triển du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng biển, thể thao, sinh thái biển và rừng, vui chơi giải trí.

Cụm du lịch Hàm Thuận – Đa Mi: nằm ở phía Bắc, tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng, địa hình đa dạng, không khí mát mẻ, khí hậu trong lành gần giống vùng Đà Lạt. Phát triển du lịch văn hóa về nguồn, du lịch nghỉ dưỡng hồ, du lịch cảnh quan rừng, hồ, thác; tham quan thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi.

Cụm du lịch Đại Ninh: nằm ở phía Bắc, tiếp giáp tỉnh Lâm Đồng. Phát triển du lịch tham quan cảnh quan rừng, hồ, khu bảo tồn thiên nhiên Kalon – Sông Mao, văn hóa cồng chiêng của dân tộc ít người.

Các tuyến du lịch nội tỉnh:

Tuyến du lịch Phan Thiết (city tour): tham quan các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, tìm hiểu cuộc sống của người dân làng chài; vui chơi giải trí, thể thao biển

- cát; tham quan khu nhà cổ phường Xuân An, vùng trồng rau, thanh long, khám phá cuộc sống của người dân địa phương; mua sắm, thưởng thức văn hóa ẩm thực vùng biển; buổi tối đi tàu du lịch dọc theo sông Cà Ty và bờ biển Phan Thiết, ngắm toàn cảnh thành phố rực rỡ về đêm.

Tuyến du lịch văn hóa, sinh thái sông, biển, biển – đảo:

Tuyến du lịch Phan Thiết – Mũi Né – Hòa Thắng (ĐT 706B, ĐT 716)

Tuyến du lịch Phan Thiết – Vĩnh Hảo – Cù Lao Cau (ĐT 716, QL 1A)

Tuyến du lịch Phan Thiết – La Gi – Hàm Tân (ĐT 719)

Tuyến du lịch Phan Thiết – Phú Quý

Tuyến du lịch sinh thái biển kết nối du lịch rừng núi:

Tuyến du lịch Phan Thiết – Tánh Linh – Đức Linh (ĐT 718, QL55)

Tuyến Phan Thiết – Hàm Thuận Nam (QL 1A, ĐT 712, ĐT 719)

Tuyến Phan Thiết – Hàm Thuận – Đa Mi (ĐT 718, QL 55)

Tuyến du lịch Phan Thiết – Bắc Bình

Tuyến du lịch Phan Thiết – Thuận Hòa - Đại Ninh (QL 28)

Tuyến Đức Linh – Tánh Linh – Bắc Bình (đường liên vùng phía Tây)

Tuyến Hòa Thắng – Đại Ninh (ĐT 715, đường liên vùng phía Tây)

+ Tuyến du lịch quốc gia:

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí