Định Hướng Về Bảo Vệ Tài Nguyên Và Môi Trường

Tuyến du lịch Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết.

Tuyến du lịch Hà Nội – Nha Trang – Phan Thiết.

Tuyến du lịch đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ – thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Phú Quý.

Tuyến Phan Thiết – Hàm Thuận Nam – TP. Hồ Chí Minh (QL 1A).

Tuyến du lịch Phan Thiết – La Gi – Vũng Tàu (QL 55, QL 51).

Tuyến Phan Thiết – Phan Rang – Nha Trang – Hội An – Đà Nẵng.

Tuyến du lịch liên vùng phía Tây : Đức Linh – Tánh Linh – Bắc Bình (Bình Thuận) - Tân Sơn (Ninh Thuận).

Tuyến du lịch kết nối Con đường xanh Tây Nguyên :

Phan Thiết – Đà Lạt – Buôn Ma Thuột (QL 28, đường HCM).

Phan Thiết – Đa Mi – Bảo Lộc (ĐT 718, QL 55).

Phan Thiết – Đại Ninh – Đà Lạt (QL 1A, đường liên vùng phía Tây).

+ Tuyến du lịch quốc tế:

Tuyến du lịch Phan Thiết (Bình Thuận) - TX. Gia Nghĩa, cửa khẩu Bu Prăng (Đắk Nông) – Campuchia – Đông Bắc Thái Lan.

Tuyến du lịch nối thẳng các nước – Phan Thiết – Đà Lạt – TP. Hồ Chí Minh (đường biển, đường hàng không).

Tuyến Phan Thiết – TP. Hồ Chí Minh – Campuchia.

3.1.3.2. Định hướng về phát triển xã hội

Khắc phục những hạn chế, bất cập của phát triển du lịch trong thời gian qua, giai đoạn 2010 – 2020, các định hướng phát triển xã hội tập trung vào những nội dung sau:

Xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch

Tiếp tục đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống hạ tầng, trước hết là giao thông (chú ý cả giao thông tại các khu, tuyến du lịch và giao thông đối ngoại; cả giao thông đường bộ, đường không và đường thủy) có khả năng đón trực tiếp khách quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng PTDL, vui chơi giải trí chất lượng cao, đặc biệt là khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp. Khuyến khích, ưu tiên đầu tư hình thành các tổ hợp du lịch - thể thao quốc tế hoặc các dự án gắn với các dịch vụ thể thao trên

biển, núi, hồ quy mô lớn và các trung tâm giải trí, mua sắm lớn, dịch vụ giải trí về đêm phục vụ du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững

Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về phát triển du lịch bền vững.

3.1.3.3. Định hướng về bảo vệ tài nguyên và môi trường


Khắc phục những hạn chế, bất cập về bảo vệ môi trường phát triển du lịch trong thời gian qua, giai đoạn 2010 – 2020, các định hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường tập trung vào những nội dung sau:

Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch


Giảm thiểu áp lực lên môi trường phát triển du lịch


3.1.4. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch‌


Căn cứ thực trạng phát triển du lịch Bình Thuận và du lịch Việt Nam trong thời gian qua và các định hướng phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian tới, có thể dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 như sau:

3.1.4.1. Khách du lịch

Trên cơ sở thực trạng tăng trưởng khách du lịch của Việt Nam và Bình Thuận trong giai đoạn 1995 - 2010 và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, dự báo tăng trưởng trung bình khách du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn

2011 - 2020 khoảng 10%/năm (trong đó, khách quốc tế tăng 13%/năm, khách nội địa tăng 9,5%/năm). Tính toán theo dự báo trên, đến năm 2015, Bình Thuận sẽ đón khoảng 4.000.000 khách du lịch (trong đó khoảng 460.000 khách quốc tế và

3.540.000 khách nội địa), năm 2020 sẽ đón khoảng 6.450.000 khách du lịch (trong đó khoảng 850.000 khách quốc tế và 5.600.000 khách nội địa).

3.1.4.2. Buồng lưu trú

Nhu cầu lưu trú của khách có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng buồng trung bình. Hiện nay, khoảng 92% khách quốc tế đến Bình Thuận có nhu cầu sử dụng các dịch vụ lưu trú, tỉ lệ này đối với khách nội địa là 78%. Trong tương lai, sẽ đầu tư xây dựng các dự án du lịch quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian lưu trú của khách, nhu cầu lưu trú sẽ tăng lên, khách quốc tế khoảng 95%, khách nội địa khoảng 85% sử dụng các dịch vụ lưu trú.

Số ngày lưu trú trung bình hiện nay đối với khách quốc tế là 3,3 ngày, khách nội địa là 1,52 ngày. Dự báo, đến năm 2015, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 3,5 ngày, khách nội địa là 1,7 ngày; đến năm 2020, số ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 4, khách nội địa là 2 ngày.

Số giường trung bình trong một buồng hiện nay của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ khoảng 1,5 – 1,8 đối với khách quốc tế và 2 - 3 đối với khách nội địa. Trong thời gian tới, sẽ không tăng hệ số chung buồng của khách, mà nâng cao chất lượng buồng, phát triển dịch vụ cao cấp. Hệ số chung buồng của khách quốc tế sẽ là 1,8 và khách nội địa là 3.

Theo tính toán của Tổ chức du lịch thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất buồng trung bình phải đạt trên 50%. Công suất buồng trung bình hiện nay (giai đoạn 2005 – 2010) của Bình Thuận là 53,7%/năm. Dự báo công suất này sẽ đạt 60% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020.


Số lượng buồng lưu trú được tính theo công thức [44]:

Số lượt khách x số ngày lưu trú

Số buồng = --------------------------------------------------------------------

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số giường trung bình trong năm) buồng trung bình năm) trong một buồng)


Theo công thức và các dự báo trên về lượt khách, số ngày lưu trú, công suất sử dụng buồng, số giường trung bình, có thể dự báo nhu cầu số buồng lưu trú năm 2015 khoảng 13.800 và năm 2020 khoảng 23.700

3.1.4.3. Thu nhập du lịch

Trên cơ sở thực trạng tăng trưởng thu nhập du lịch của Việt Nam và Bình Thuận trong giai đoạn 1995 - 2010 và dự báo tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 16,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 12,5%/năm, có thể dự báo tăng trưởng trung bình thu nhập du lịch Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 20%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 19%/năm. Tính toán theo dự báo, thu nhập du lịch Bình Thuận năm 2015 sẽ đạt khoảng 6.100 tỷ đồng và năm 2020 đạt khoảng 14.500 tỷ đồng.

3.1.4.4. GDP du lịch

Hiện nay tổng GDP du lịch của tỉnh chiếm khoảng 70% tổng thu nhập dịch vụ du lịch (sau khi trừ đi khoảng 30% chi phí trung gian), không kể vận chuyển công cộng.

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch, thu nhập du lịch, có thể dự báo khả năng đóng góp GDP du lịch Bình Thuận vào GDP của tỉnh năm 2015 là 4.270 tỷ đồng và năm 2020 là 10.150 tỷ đồng.

3.1.4.5. Nguồn nhân lực du lịch

Lao động ngành du lịch năm 2010 là 8.610 người. Hiện nay trung bình sử dụng 1,26 lao động (trực tiếp + gián tiếp)/buồng lưu trú. Giai đoạn 2010 – 2020 trung bình 1 buồng khách quốc tế cần 1,5 lao động trực tiếp, 1 buồng khách nội địa cần 1 lao động trực tiếp. Và cứ 1 lao động trực tiếp cần 2 lao động gián tiếp.

Bảng 3.1: Chỉ tiêu sử dụng lao động du lịch Bình Thuận

Đơn vị tính: người


Năm

2015

2020

Lao động trực tiếp/phòng khách quốc tế

1,5

1,5

Lao động trực tiếp/phòng khách nội địa

1

1

Lao động gián tiếp phát sinh từ lao động trực tiếp

2

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 19


Theo đó, năm 2015 du lịch Bình Thuận cần 14.300 lao động trực tiếp và 28.600 lao động gián tiếp; năm 2020 cần 24.700 lao động trực tiếp và 49.400 lao động gián tiếp.

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu PTDL tỉnh BT giai đoạn 2010 – 2020


TT

Hạng mục

Đơn vị tính

2010

2015

2020

I

Tổng lượng khách


Lượt khách

2.500.00

4.000.000

6.450.000

1

Khách du lịch quốc tế

250.000

460.000

850.000


- Khách tham quan

20.000

23.000

42.500


- Khách lưu trú

230.000

437.000

807.500

2

Khách du lịch nội địa

2.250.000

3.540.000

5.600.000


- Khách tham quan

495.000

531.000

840.000


- Khách lưu trú

1.755.000

3.009.000

4.760.000

II

Buồng lưu trú

Buồng

9.500

13.800

23.700

III

Lao động ngành du lịch


Người

19.460

43.500

87.100


Lao động trực tiếp

8.610

15.800

31.700


Lao động gián tiếp

10.850

27.700

55.400

IV

Thu nhập du lịch

Tỷ đồng

2.500

6.100

14.500

V

GDP du lịch

1.750

4.270

10.150

Nguồn: Số liệu gốc năm 2010 của sở VH-TT-DL Bình Thuận; Tính toán dự báo các chỉ tiêu phát triển của tác giả.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững‌


3.2.1. Giải pháp về phát triển kinh tế‌


3.2.1.1. Tăng cường quản lí nhà nước về du lịch

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

- Hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các ban quản lý du lịch cơ sở nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Tăng cường hệ thống quản lý du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Củng cố hoạt động của Hiệp hội du lịch Bình Thuận để xác lập vai trò chuyên ngành du lịch Bình Thuận

- Hoàn thiện môi trường pháp lý trong quản lý du lịch. Tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế có thể đầu tư phát triển du lịch trên nguyên tắc nhà nước phải kiểm soát được, không thả nổi. Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ, bổ sung các quy định còn thiếu nhất là các quy chế về khuyến khích hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh, khuyến khích khai thác tài nguyên và môi trường phát triển du lịch một cách hợp lý vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa đảm bảo về sự bền vững của môi trường. Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch theo đúng các quy định của luật pháp, cụ thể là Luật Du lịch. Đây chính là hành lang pháp lý tạo tiền đề cho việc xây dựng quy chế quản lý cũng như hướng dẫn các dự án đầu tư, hoặc các hoạt động khai thác và kinh doanh du lịch trên địa bàn theo hướng phát triển bền vững.

- Khẩn trương triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quan tâm tháo gỡ những vướng mắc về chồng lấn giữa quy hoạch phát triển du lịch với các quy hoạch khác, bảo đảm phát triển hài hòa các lợi thế của tỉnh. Tăng cưởng quản lý, giám sát hoạt động du lịch theo quy hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động đó không vi phạm các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững và không đi quá giới hạn cho phép. Việc quản lý, giám sát nhất thiết phải có đầy đủ các đại diện của những thành phần có liên quan như các nhà quản lý du lịch, các nhà điều hành du lịch, đại diện của cộng đồng. Trên cơ sở các định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm

nhìn đến năm 2030 cần rà soát lại, triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiêu đầu tư theo từng thời gian. Trong đó đặc biệt quan tâm lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng điểm.

- Khuyến khích các công trình khoa học nghiên cứu sâu về “sức chứa” của các điểm, các khu du lịch trên toàn địa bàn tỉnh. Điều chỉnh lượng khách trên cơ sở các nguyên tắc nghiêm ngặt, đảm bảo hoạt động du lịch được duy trì trong giới hạn “sức chứa” được xác định.

- Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch như đóng góp ý kiến, giám sát về việc thực hiện qui hoạch, tham gia các ban quản lí dự án, có đại diện trong việc giải quyết các mâu thuẫn, xung đột; ưu tiên cho các hoạt động như trình diễn các nghề thủ công truyền thống, các dịch vụ hỗ trợ du lịch…

- Hiện đại hóa hệ thống thông tin phục vụ cho việc quản lý về du lịch. Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến trong việc bảo quản các di tích và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu.

- Tiếp tục phối hợp giữa các ngành, các cấp phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào hoạt động du lịch. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho du khách. Kiểm soát tốt an toàn giao thông ở các khu, điểm, tuyến du lịch. Sắp xếp, tăng cường quản lý hoạt động mua bán hàng rong, hoạt động xe ôm tại các khu du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, Bình Thạnh, Tân Tiến, dịch vụ cho thuê tấm trượt tại Đồi Cát Bay…khắc phục tình trạng chèo kéo, quấy nhiễu du khách.

- Quản lý tốt giá cả dịch vụ nhất là vào các ngày cuối tuần, dịp lễ, tết…tại các điểm kinh doanh đặc sản, mua sắm quà lưu niệm, nhà hàng ăn uống, cơ sở lưu trú nhà nghỉ..v.v. Xây dựng hình ảnh Bình Thuận trở thành điểm đến an toàn, thân thiện, phong cách ứng xử văn minh.

3.2.1.2. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:


Khuyến khích các dán đầu tư vào các khu vc chậm phát triển, khó khăn, vùng sâu, vùng xa giàu tim năng du lch như KBTTN Núi Ông, Núi Tà Cú, Kalon-Sông Mao, KBT bin đảo Phú Quý, Cù Lao Câu để tăng sc lan tovà góp phn xoá đói, gim nghèo. Khuyến khích các dán to ra các sn phm mi l, độc đáo có khnăng tăng thi gian lưu trú, tăng doanh thu du lch.

Ưu tiên các dán đầu tư to ra các sn phm có cht lượng cao, đặc bit là nhng sn phm thân thin vi môi trường, nhng sn phm sch và xanh, các dán đầu tư các khu nghdưỡng cha bnh, các khu ththao, vui chơi gii trí, các khu hi tho – hi nghvi các phòng hp đầy đủ tin nghi, các siêu thvà trung tâm thương mi, dch vphù hp vi đặc thù ca vùng bin, vùng rng núi mà thiên nhiên đã ưu đãi, các khu m thc mang tính đặc trưng, sc thái riêng có ca Bình Thun, tránh tình trng đầu tư tràn lan.

Đẩy mnh đầu tư xây dng kết cu htng giao thông, cp đin, cp và thoát nước, xlý môi trường, vin thông, các trm cu hven bin để làm cơ scho các dán đầu tư xây dng các công trình phát trin du lch và các hng mc đầu tư tiếp theo. Trong đó, ưu tiên đầu tư cơ shtng cho các khu du lch tng hp và các khu du lch chuyên đề quc gia. Đầu tư xây dng ga Phan Thiết theo tiêu chun nhà ga đưa đón khách du lch để có thphi hp vi các trung tâm du lch lhành các tnh, các thành phố để tchc các tour cho khách du lch đến Bình Thun bng tu ha. Nghiên cu xây dng các phương tin vn ti bng đường thy phc vkhách du lch tham quan trên bin, ra đảo Phú Quý. Nghiên cu hình thành, xây dng sân bay Bình Thun.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí