Cơ Cấu Lao Động Tỉnh Bình Thuận Giai Đoạn 2005 – 2010

2% 2% Nông, lâm nghiệp

Tuy nhiên, các công cụ chính sách cho phát triển du lịch chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, các quy hoạch và chương trình phát triển du lịch triển khai chậm.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh đang từng bước được cải thiện. Các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 28, quốc lộ 55… đã được nâng cấp mở rộng. Các tuyến nội tỉnh ven biển như đường ĐT719 nối thị xã La Gi với Phan Thiết, đường ĐT716 nối Phan Thiết với Tuy Phong được nâng cấp, kết nối các tuyến du lịch ven biển của tỉnh với tuyến du lịch quốc gia, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và kinh tế xã hội của tỉnh. Tỉnh đã có dự án khôi phục, nâng cấp sân bay Phan Thiết cũ làm sân bay chuyên dụng phục vụ du lịch, cứu hộ, máy bay trực thăng đưa khách tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh; xây dựng các cảng du lịch nhỏ phục vụ cho tham quan nội vùng như ra đảo Phú Quý, Cù Lao Cau, Hòn Bà; xây dựng cảng du lịch Hòn Rơm, nâng cấp cảng Phú Quý để đón tàu du lịch; đầu tư phát triển hệ thống tàu du lịch cao cấp, du thuyền 4 - 5 sao, tàu cánh ngầm, đẩy mạnh loại hình du lịch đường biển nội địa và quốc tế.

Tỉnh đã hoàn thành phủ sóng di động các khu du lịch, lắp đặt, nâng cấp dung lượng các trạm cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL, mở rộng mạng truyền hình cáp phục vụ nhu cầu của du khách cho hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trong tỉnh, phát triển mạng lưới các Bưu cục tại các khu du lịch.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng còn nhiều hạn chế, vẫn còn thiếu các đầu mối giao thông quan trọng như sân bay, cảng biển, các trung tâm tiếp vận lớn hạn chế việc đón khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận.

Dân cư

Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 1.157.199 người (278.180 hộ). Nhìn chung, cơ cấu dân số trẻ: dưới tuổi lao động chiếm 28,49%, trong tuổi lao động chiếm 62,56% và

trên tuổi lao động chiếm 8,95%. Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có chuyển biến tích cực. Tổng số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh năm 2009 là 717.500 người (trong đó, lao động trực tiếp và gián tiếp của ngành du lịch là 23.700 người). Trung bình hàng năm, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 24.000 lao động (trong đó lao động trực tiếp ngành du lịch tăng trung bình 2.300 người/năm). Điều này cho thấy du lịch phát triển giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.

Bảng 2.11: Cơ cấu lao động tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2010


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Cơ cấu lao động (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

+ Nông-lâm-thủy sản

58,9

57,3

56,0

54,7

53,2

52,2

+Công nghiệp-xây dựng

13,9

14,6

15,3

15,9

16,6

17,1

+ Dịch vụ

27,2

28,1

28,7

29,4

30,2

30,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 11

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận

Một yếu tố thuận lợi không nhỏ đó là người dân Bình Thuận chân thành hồn hậu, thân thiện, hiếu khách đã tạo nên hình ảnh đẹp về vùng đất và con người phương Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đây cũng là cơ sở thuận lợi để kêu gọi sự hợp tác tích cực của cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên và môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững.

Chất lượng nguồn lao động ngày càng tăng, tỷ lệ lao động được đào tạo tăng từ 14,6% năm 2005 lên 28% năm 2010. Song, tỉ lệ này chưa cao, cho thấy mặt bằng chất lượng lao động thấp, hạn chế phát triển bền vững của tỉnh nói chung, du lịch nói riêng.

Bình Thuận là tỉnh có nhiều dân tộc (34 dân tộc) từ lâu cùng chung sống hoà thuận, yên bình như ý nghĩa tên tỉnh với thiên nhiên khởi sắc và gợi cảm. Dân tộc kinh chiếm 93%, dân tộc Chăm 4%, còn lại là các dân tộc Raglai, Hoa, Chăm, Giarai, Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng…

Trong số các dân tộc ít người, người Chăm ở Bình Thuận có số lượng khá đông, tập trung chủ yếu ở huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc. Đa số người Chăm sinh sống theo cụm dân cư ở một số xã nhất định với nghề chính là sản xuất nông nghiệp và giỏi về dệt thổ cẩm, đồ gốm. Người Chăm đóng vai trò đáng kể trong

xã hội, gây chú ý và hấp dẫn nhiều du khách trong các tours đến thành phố Bình Thuận bởi những điệu múa, lời ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống. Nhà lưu giữ Bảo vật Chăm (Bắc Bình), nơi ở của bà Nguyễn Thị Thềm, vị truyền tôn của dòng dõi vua Chăm còn lưu giữ nhiều báu vật của Vương Triều Chăm, di sản của nền văn hoá Chămpa cổ là một trong những điểm thu hút khách du lịch đến Bình Thuận.

An toàn cho du khách

Tình hình an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn cho du khách trong hoạt động du lịch cơ bản được bảo đảm.

Sự cố khủng hoảng du lịch, công ty du lịch Lanta Tour, công ty du lịch lớn hàng đầu và lâu đời của Nga bất ngờ tuyên bố phá sản, ngưng hoạt động, 309 khách Nga bị kẹt lại ở 17 resort khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né của Bình Thuận. Trong khi nhiều nước trên thế giới phản ứng rất gay gắt, văn phòng của Lanta Tour tại Thái Lan bị đập phá thì tại Bình Thuận, UBND tỉnh đã yêu cầu lực lượng công an có biện pháp bảo vệ an toàn cho văn phòng đại diện công ty Lanta Việt tại Mũi Né. Nhiều resort còn trấn an và hỗ trợ khách Nga sử dụng các dịch vụ trong resort, hỗ trợ vận chuyển miễn phí ra sân bay đối với khách trở về nước. Tổng lãnh sự quán Nga đã bày tỏ sự hài lòng đối với những hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của địa phương và của các resort đối với khách du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp, đại diện phía Nga, đặc biệt khi đặt khách du lịch vào vị trí trung tâm để giải quyết sự cố, đã giúp Bình Thuận và ngành du lịch Việt Nam ''được lòng'' khách quốc tế.

Bên cạnh những ấn tượng tốt đẹp trên, tình hình mất cắp tài sản của du khách, tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài vẫn còn xảy ra, trong đó có 01 vụ nghiêm trọng làm chết 09 du khách người Nga năm 2009.

2.1.3.2. Môi trường

Công tác bảo vệ môi trường phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Môi trường tại các khu vực đô thị, nông thôn, dịch vụ du lịch từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, môi trường phát triển du lịch của tỉnh đang phát sinh nhiều vấn đề bức xúc. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng và du khách chưa cao. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chưa được sâu rộng, liên tục; nội dung tuyên truyền chưa

gắn kết nhiều với các chương trình kinh tế - xã hội và các hoạt động trong đời sống cộng đồng. Nhận thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường chưa thành thói quen, nếp sống của đa số dân cư; việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường của nhiều đơn vị, hộ sản xuất kinh doanh vẫn còn thấp. Tình trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Hiện tượng rác thải và dầu máy từ ngoài khơi giạt vào cùng với hiện tượng thủy triều đỏ xuất cũng đã gây nhiều tổn thất cho ngành du lịch.

Toàn tỉnh chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh đạt yêu cầu. Phần lớn rác thải sau thu gom, kể cả rác thải sản xuất và rác thải y tế chưa được xử lý đúng quy định. Trong khu vực nội thị còn tồn tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gây ô nhiễm; xây dựng các khu sản xuất tập trung chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu đô thị, gần các khu du lịch triển khai còn chậm.

Năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp hiện có vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về BVMT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn quá thiếu về nhân lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; trang thiết bị phục vụ cho các nhiệm vụ BVMT chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế, đặc biệt là các nhiệm vụ giám sát, thanh kiểm tra, xử lý và ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thiếu cơ chế phối hợp quản lý về BVMT giữa các ngành, các cấp, nhiều nhiệm vụ còn chồng chéo, chưa phân định rõ ràng giữa các ngành, địa phương.

Hoạt động khai thác titan tràn lan đang phá vỡ nhiều quy hoạch, trong đó có quy hoạch phát triển du lịch. Vấn đề khai thác quặng titan tại các bãi cát ven biển xen kẽ các khu du lịch cũng làm ô nhiễm nặng cho các bãi tắm ven biển.

Các nguồn tài nguyên đất, rừng, nước tiếp tục bị tác động mạnh. Phần lớn việc khai thác nước ngầm tầng nông chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Nguồn nước giếng ven khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né chỉ tiêu vi sinh đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

2.1.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận‌

2.1.4.1.Những lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

Bình Thuận có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Đặc biệt, tài nguyên du lịch biển, đảo có ưu thế nổi trội với 22 bãi tắm đẹp, cùng với các khu đồi cát đặc sắc và các công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa gắn với nhiều cộng đồng dân cư ven biển. Dạng tài nguyên du lịch khác có tiềm năng thu hút một lượng không nhỏ khách du lịch tới Bình Thuận trong tương lai, đó là tài nguyên du lịch gắn với rừng, núi, hồ, thác nước, cùng với quần thể động thực vật phong phú. Các giá trị về dân tộc học cũng góp phần quan trọng làm nên bản sắc cho du lịch Bình Thuận với 34 dân tộc, trên 140 lễ hội dân gian truyền thống cùng các phong tục tập quán khác nhau của các dân tộc tạo nên sự phong phú của tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là những nguồn lực to lớn tạo nên sức hút mạnh mẽ cho du lịch Bình Thuận.

Kinh tế của tỉnh phát triển, an ninh, an toàn cho du khách được đảm bảo, GDP toàn tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, nguồn lao động trẻ dồi dào, chất lượng sống của dân cư được cải thiện, tỉ lệ nghèo giảm, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm. Đây là những nhân tố hết sức thuận lợi thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.

2.1.4.2. Những khó khăn thách thức phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên sẵn có, vấn đề đầu tư tôn tạo bảo vệ tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức. Chưa khai thác tiềm năng du lịch các làng nghề truyền thống. Các KBTTN chưa được quản lý tốt. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực thấp. Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao, chưa tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn. Môi trường phát triển du lịch còn nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết. Đây là những nguyên nhân chính cản trở sự PTBV của du lịch.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận‌


2.2.1. Phát triển du lịch theo ngành‌


2.2.1.1. Khách du lịch

Khách quốc tế

Năm 1995, toàn tỉnh chỉ đón được 5.300 lượt khách quốc tế, đến năm 2000 Bình Thuận đón 40.000 lượt, năm 2005 lên 128.000 lượt, năm 2010 lên 250.000 lượt khách quốc tế.

Đặc biệt năm 2009, năm chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch cúm A/H1N1 bùng phát lây lan nhanh trên diện rộng, giá cả thị trường tài chính có nhiều biến động, lượng khách du lịch thế giới đã giảm 4,2%, doanh thu du lịch thế giới giảm 5,7%, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm 11% so với năm 2008. Trong khi đó, tại Bình Thuận hoạt động du lịch vẫn ổn định, khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận không giảm sút mà vẫn tăng 13,8% so với năm 2008.

Từ năm 1995 đến nay, tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế đến Bình Thuận khá cao: giai đoạn 1995 – 2000 là 44,65%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 28,75%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 14,37%/năm.

Bảng 2.12: Khách du lịch Bình Thuận giai đoạn 2000 – 2010


Năm

Khách du lịch (nghìn lượt khách)

Cơ cấu (%)

Tổng

Khách nội

địa

Khách

quốc tế

Tổng

Khách

nội địa

Khách

quốc tế

2000

460

420

40

100

91,1

8,9

2001

840

770

70

100

91,7

8,3

2002

1.120

1.030

90

100

91,3

8,7

2003

848

770

78

100

89,9

10,1

2004

1.001

904

97

100

90,3

9,7

2005

1.251

1.123

128

100

89,8

10,2

2006

1.552

1.402

150

100

90,3

9,7

2007

1.802

1.624

178

100

90,1

9,9

2008

2.001

1.806

195

100

90,4

9,6


2009

2.200

1.978

222

100

89,9

10,1

2010

2.500

2.250

250

100

90

10

Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê Bình Thuận

So với tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách quốc tế của Việt Nam và vùng DHNTB trong cùng thời kỳ trên thì Bình Thuận luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (Việt Nam là 14,1%, 10,7% và 9,1% và DHNTB là 13,6%, 23,6% và 11,6%).

Hàng năm thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa cao điểm Bình Thuận đón khách quốc tế, chủ yếu là khách tránh đông từ châu Âu đến nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch thể thao biển. Trong số khách quốc tế, nhiều nhất là khách Nga và Đức (năm 2010, khách Nga chiếm 32%, khách Đức chiếm 16% tổng số khách quốc tế), tiếp đến là Pháp, Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Úc, Hà Lan, Anh, Thụy Sỹ, … Kinh tế Nga hiện tăng trưởng khá ổn định, chất lượng cuộc sống của cư dân ngày càng được cải thiện, số người đi du lịch ra nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng. Điểm đến ưa thích của khách Nga là các nước có nắng ấm, bãi biển đẹp, con người thân thiện, chế độ chính trị ổn định... Bình Thuận là một trong những điểm đến đáp ứng tiêu chí lựa chọn của du khách Nga khi đi du lịch nước ngoài. Khách Nga đến Bình Thuận tăng nhanh, từ 4,1% năm 2005 lên 13,1% năm 2008 và 32% vào năm

2010.

Bảng 2.13: Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế tỉnh Bình Thuận


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

CH Liên Bang Đức

13,7

14,2

11,9

15,0

15,9

16,0

Liên Bang Nga

4,1

5,7

8,7

13,1

25,6

32,0

Hoa Kỳ

10,5

10,0

10,4

8,1

6,8

6,1

Pháp

10,9

9,4

10,0

8,1

6,5

6,2

CH Hàn Quốc

7,8

7,1

9,7

7,0

6,3

6,5

Ô-xtrây-li-a

5,8

6,1

7,2

6,2

5,1

5,4

Các nước khác

47,2

47,5

42,1

42,5

33,8

27,8

Nguồn: Sở VH-TT&DL Bình Thuận

Trên 80% khách quốc tế đến Bình Thuận với mục đích nghỉ dưỡng kết hợp tham quan danh lam thắng cảnh và tìm hiểu văn hoá bản địa. Thu hút được nhóm khách này có nhiều lợi thế. Hầu hết, khách có trình độ văn hoá nhất định, họ có ý thức bảo vệ môi trường, chính họ là người tuyên truyền quảng bá góp phần phát triển du lịch bền vững. Thời gian lưu trú của họ tương đối dài và khả năng thanh toán tương đối cao, góp phần đáng kể cho nguồn thu của ngành đồng thời cũng tạo ra nguồn thu lớn cho địa phương. Xét trên quan điểm bền vững thì sự phát triển của thị trường này là ổn định. Cần có những chiến lược cụ thể về sản phẩm, về thị trường để thu hút nhóm khách này.

Khách du lịch với mục đích thương mại là nhóm khách cao cấp có khả năng chi trả cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Nhóm này đến Bình Thuận chiếm tỉ trọng thấp, khoảng 2 – 3%. Họ thường đi riêng lẻ, thời gian lưu lại không lâu, đối với họ thời gian là “vàng” nên trước khi đến họ đã tìm hiểu nghiên cứu rất kỹ các cơ hội và khả năng hợp tác đầu tư, họ thường ở các khách sạn thương mại cao cấp từ 4 - 5 sao. Đón tiếp khách du lịch thương mại có ý nghĩa và hiệu quả về nhiều mặt. Số lượng khách ít nên không gây áp lực đến tài nguyên, môi trường, cơ sở vật chất kỹ thuật ít bị xuống cấp, có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du lịch, đội ngũ nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tuy số lượng thấp nhưng khả năng chi trả rất cao nên nguồn thu không nhỏ.

Bảng 2.14: Cơ cấu khách quốc tế theo mục đích chuyến đi


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Mục đích chuyến đi

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Du lịch nghỉ ngơi

89,09

84,97

92,66

86,19

101

83,5

Thăm họ hàng, bạn bè

1,32

3,13

1,67

1,65

3

2,5

Thông tin báo chí

0,99

3,13

0,33

1,33

2

1,7

Thương mại

3,31

2,19

0,67

3,21

4

3,3

Công tác, hội nghị, tập huấn

1,32

3,45

3,00

4, 01

5

4,1

Các mục đích khác

3,97

3,13

1,67

3,61

6

4,9

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

121

100,0

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận và kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí