Phân Bố Di Tích Đã Được Xếp Hạng Của Tỉnh Bình Thuận

Bảng 2 8 Phân bố di tích đã được xếp hạng của tỉnh Bình Thuận Huyện 1

Bảng 2.8: Phân bố di tích đã được xếp hạng của tỉnh Bình Thuận


Huyện, thành phố, thị xã

Di tích đã xếp hạng

Tổng

Cấp quốc gia

Cấp tỉnh

Tuy Phong

3

4

7

Bắc Bình

5

2

7

Phan Thiết

8

3

11

HTB

2

1

3

HTN

1

0

1

Tánh Linh

1

1

2

Đức Linh

1

0

1

La Gi

1

1

2

Hàm Tân

0

0

0

Phú Quý

2

5

7

Tổng

24

17

41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


Lễ hội

Bình Thuận có hơn 170 lễ hội (trong đó có hơn 140 lễ hội dân gian truyền thống). Viện Văn hóa Nghệ thuật (Bộ VH,TT&DL) và ngành VH,TT&DL Bình Thuận đã phối hợp nghiên cứu một số lễ hội tiêu biểu của các dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Cơ Ho…được giới chuyên môn đánh giá cao. Trong số này, UBND tỉnh đã đồng ý cho phép ngành VH,TT&DL chọn một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức qui mô lớn thu hút du khách trong và ngoài nước, trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh:

- Lễ hội Nghinh Ông xuất xứ từ tập quán của một bộ phận người Hoa ở Phan Thiết, được đánh giá là lễ hội dân gian nguyên gốc, mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an. Đại lễ này đã có từ lâu đời và vẫn giữ được truyền thống, ngày nay không riêng của người Hoa Phan Thiết, còn có sự hưởng ứng của nhiều bang hội người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn, người Hoa vùng Đông Nam Á. Lễ hội Nghinh Ông được coi là di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia, do qui mô và các giá trị lịch sử văn hóa của nó và do sự ngưỡng mộ rộng lớn của cả người Hoa và người Việt. Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 7 Âm lịch, định kỳ 02 năm/01 lần.

- Lễ hội Cầu ngư của ngư dân các vạn chài Phan Thiết.

- Lễ hội Kỳ Yên là lễ hội ở thánh đường của người Chăm BàNi (Hồi giáo cũ) tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, cầu cho quốc thái dân yên, mưa thuận gió hòa. Lễ

hội của người Chăm nhưng đã tiếp biến văn hóa của người Việt trong quá trình sinh sống lâu đời tại khu vực này.

- Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn huyện Hàm Thuận Bắc (được tổ chức vào tháng 7 Chăm lịch hàng năm (khoảng tháng 10 dương lịch).

- Lễ hội dinh Thầy Thím là một nét văn hoá đặc sắc riêng của Bình Thuận. Hàng năm, vào ngày 14 - 16 tháng 9 âm lịch, tại Dinh Thầy Thím (La Gi) diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ Thầy Thím, tưởng nhớ đến hai vị đã có công chữa bệnh giúp dân. Lễ hội Dinh Thầy Thím thu hút rất đông du khách đến đây để cầu nguyện sức khoẻ, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình được thuận lợi. Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian rất hấp dẫn như: Chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, thi kéo co… tạo nên một không khí hội hè vô cùng sôi động.

- Lễ hội rước đèn Trung thu vào đêm rằm tháng 8 hàng năm thu hút hàng vạn lượt người đến tham gia, tham quan, thưởng ngoạn. Lễ hội Trung thu không chỉ là ngày hội của tuổi thơ mà đã trở thành ngày hội của toàn xã hội. Với nét kỳ thú của đêm hội đèn hoa, lễ hội Trung thu Phan Thiết được Tạp chí Vietbooks xác lập kỷ lục Việt Nam “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam”.

- Lễ hội Đua thuyền trên sông Cà Ty được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 2 tết Nguyên Đán, mang đậm nét văn hoá truyền thống của địa phương.

Nghề và làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống của Bình Thuận khá đa dạng, nổi bật là các làng nghề chạm gỗ, đan mây tre, gốm và thủ công mỹ nghệ. Năm 2007 tỉnh công nhận 15 làng nghề TTCN đạt tiêu chuẩn, 7 làng nghề truyền thống đan mây tre, bánh tráng, mộc dân dụng, chế biến hải sản, …. Tỉnh đang đầu tư 2 dự án khôi phục làng nghề truyền thống khai thác thành sản phẩm du lịch: làng nghề bánh tráng Phú Long, làng nghề dệt thổ cẩm La Dạ (Hàm Thuận Bắc).

Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

Các loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trưng của Bình Thuận khá đa dạng như: chèo Bá Trạo, dân ca Chăm, sử thi Raglai… Cồng chiêng trong văn hóa các dân tộc ít người, nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người K’ho Mạ, tập trung ở 3 xã

vùng cao Hàm Thuận Bắc và xã Phan Sơn của Bắc Bình. Văn hoá cồng chiêng và các làn điệu dân ca của dân tộc Châu Ro ở xã Trà Tân (Đức Linh), cùng với tiếng khèn bầu, đàn Chapi, trống Paranưng và những điệu múa của dân tộc Chăm là những di sản văn hoá vô giá trên đất Bình Thuận, điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Bảng 2.9: Thống kê tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận


Huyện, thành phố, thị xã

Tài nguyên DL nhân văn

Tài nguyên DL tự nhiên


Tổng số

Di tích

Tài

nguyên khác


Tổng

Bãi biển

Hồ, thác

Suối khoáng

Khu bảo tồn

Tài

nguyên khác


Tổng

Cấp

QG

Cấp

tỉnh

Tuy Phong

3

4

1

8

3

1

1

1

3

9

17

Bắc Bình

5

2

1

8

3

4

0

1

3

11

19

Phan Thiết

8

3

1

12

7

0

0

0

3

10

22

HTB

2

1

1

4

0

7

0

0

3

10

14

HTN

1

0

1

2

2

0

3

1

4

10

12

Tánh Linh

1

1

1

3

0

5

0

1

2

8

11

Đức Linh

1

0

1

2

0

2

1

0

3

6

8

La Gi

1

1

1

3

2

1

0

0

3

6

9

Hàm Tân

0

0

2

2

2

0

0

0

3

5

7

Phú Quý

2

5

0

7

3

0

0

1

1

5

12

Tổng

24

17

10

51

22

20

5

5

28

80

131

Đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận được nhiều du khách biết đến là nước mắm Phan Thiết, mực khô, mực một nắng, trái thanh long... Văn hóa ẩm thực mang đặc trưng hương vị vùng biển Bình Thuận được thể hiện trong cách chế biến, cách thưởng thức các món ăn như: bánh xèo, gỏi cá mai, dông, sò điệp… đang được khai thác trong các tuyến du lịch.

2.1.3. Kinh tế - xã hội và môi trường‌


2.1.3.1. Kinh tế - xã hội

Kinh tế

Từ năm 1995 đến nay, kinh tế Bình Thuận phát triển toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch của tỉnh phát triển nhanh.

GDP toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, trên 10%. Tăng trưởng trung bình GDP toàn tỉnh:

- Giai đoạn 1996 – 2000 đạt 10,2%/năm

- Giai đoạn 2001 – 2005 đạt 13%/năm

- Giai đoạn 2006 – 2010 đạt 12,8%/năm

Mặc dù dân số toàn tỉnh tăng nhanh, nhưng GDP bình quân đầu người tăng rõ rệt (xem biểu đồ 2.2):

- Năm 1995, GDP bình quân đầu người đạt 180 USD/người

- Năm 2000 lên 250 USD/người, tăng 1,4 lần so với năm 1995

- Năm 2005 lên 420 USD/người, tăng 1,7 lần so với năm 2000

- Năm 2010 đạt 1.093 USD/người, tăng 2,6 lần so với năm 2005

Cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế hàng năm chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là du lịch.

- Tỉ trọng nông – lâm - thuỷ sản giảm từ 49,1% (năm 1995) xuống 39,7% (năm 2000) và 20,5% (năm 2010). Sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp phát triển theo hướng nâng dần chất lượng, hiệu quả. Các công trình thủy lợi được tập trung đầu tư và nâng cấp, tạo điều kiện thâm canh, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất.

- Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng tăng từ 20,2% lên 22,6% và 34,9%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,4%/năm (giai đoạn 2005 – 2010).

- Tỉ trọng dịch vụ tăng từ 30,7% lên 37,7% và 44,6% trong cùng thời kỳ.


100%


90%

30.7

80%

37.7

36.9

44.6

70%


60% 20.2


50%

22.6

32.7

40%

34.9

30%

49.1

20%

39.7

30.4

10%

20.5

0%

1995

2000

2005

2010

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ

Biểu đồ

2.1: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế tỉnh Bình Thuận

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Bình Thuận

USD

1200

1093

1000

800

600

420

400

250

180

200

0

1995

2000

2005

2010

Biểu đồ 2.2: GDP bình quân đầu người tỉnh Bình Thuận

Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Bình Thuận

Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua góp phần ổn định chính trị xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan môi trường du lịch. Tuy nhiên, mặt trái của phát triển kinh tế là gia tăng chất thải, gia tăng tác động đến môi trường gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững.

Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của tỉnh

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XXI, tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều quyết sách đối với phát triển du lịch. Ngày11/01/2002 UBND tỉnh có quyết định số 07/2002/QĐ-UBBT v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010. Ngày 25/3/2004 Tỉnh uỷ có Nghị quyết 19- NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2010. Ngày 03/10/2011, Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2015.

Nghị quyết tỉnh đảng bộ nhiệm kì 2006 – 2010 và nhiệm kì 2011 – 2015 đều khẳng định phát triển kinh tế du lịch là thế mạnh của tỉnh, xây dựng Bình Thuận trở thành một tỉnh có nền công nghiệp - dịch vụ phát triển theo hướng hiện đại, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường. Bình Thuận phấn đấu trở thành trọng điểm du lịch của cả nước và vùng DHNTB, là điểm dừng quan trọng trên tuyến du lịch “Con đường di sản

miền trung” và là một cực của tam giác phát triển du lịch Phan Thiết – Đà Lạt – TP Hồ Chí Minh.

Cụ thể hoá nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đối với phát triển du lịch, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai tổ chức thực hiện như:

- Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 19 - NQ/TU của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch đến năm 2010;

- Kế hoạch thực hiện Kết luận 01- KL/TU của Tỉnh uỷ về phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2007;

- Kế hoạch tổ chức các lễ hội văn hoá phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận;

- Kế hoạch nâng cấp khu du lịch Hàm Tiến-Mũi Né;

- Quyết định số 369/QĐ-UBND về việc thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020.

Năm 2009, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. UBND đã tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện tốt các quy hoạch, đề án phát triển đã được phê duyệt, hoàn thiện các chính sách khuyến khích để huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vục dịch vụ du lịch.

Trong số các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Bình Thuận còn hiệu lực đến tháng 12 năm 2010 thì lĩnh vực khách sạn, du lịch được đầu tư với số lượng nhiều. Số vốn đầu tư cho lĩnh vực khách sạn, du lịch chiếm tỉ trọng cao nhất (xem biểu đồ 2.3).

Những năm qua, với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các cấp, các ngành; du lịch Bình Thuận đã có sự phát triển khá toàn diện. Những kết quả nổi rõ là: Công tác quy hoạch phát triển du lịch được triển khai tích cực, tiềm năng du lịch được khai thác ngày càng tốt hơn; công tác đầu tư xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ du

lịch được tiếp tục đẩy mạnh. Đã từng bước hình thành khá rõ một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh, trong đó thương hiệu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm đã được ngày càng đông du khách trong nước và quốc tế biết đến.


Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BT còn hiệu lực đến năm 2010



Hạng mục


Số dự án

Vốn đăng ký

Vốn pháp định

Triệu USD

Tổng vốn đầu tư theo ngành KT

74

1.081,07

304,55

Nông, Lâm nghiệp

8

26,01

12,49

Thuỷ sản

9

13,47

6,60

Công nghiệp

17

74,56

26,49

Xây dựng

3

2,80

1,50

Khách sạn, du lịch

31

946,71

251,07

Văn hoá, Thể thao, Y tế , Giáo dục

6

17,53

6,40

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận


Cơ cấu số lượng dự án

Cơ cấu vốn đăng ký

8% 11%

12%


23%

2% 2% 1%

0%

7%


Cơ cấu vốn pháp định

4%

9% 1% Thuỷ sản Công nghiệp Xây dựng

82% Khách sạn, du lịch

Văn hoá, thể

thao, y tế , giáo dục

Biểu đồ 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào BT còn hiệu lực đến năm 2010

Nguồn số liệu: Cục Thống kê Bình Thuận

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/03/2023