Danh Mục Thác Nước Có Khả Năng Khai Thác Du Lịch

ngày. Điều này giúp cho tỉnh một ưu thế vượt trội, hơn hẳn nhiều tỉnh trong cả nước về số ngày có thể đón khách du lịch.

Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình cao, số giờ nắng cao, lượng bốc hơi lớn nên môi trường sinh thái hết sức khắc nghiệt và nhạy cảm, tính đa dạng sinh học dễ bị tổn thương. Vì vậy, phát triển du lịch phải đặc biệt chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Quao, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. Nhìn chung sông suối trên địa bàn tỉnh ngắn, độ dốc lớn, khả năng giữ và điều tiết nước kém, ít thuận lợi cho giao thông và khai thác cho du lịch. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng nhưng Tuy Phong, Bắc Bình, ven biển (lưu vực sông Phan, sông Dinh), thiếu nước trầm trọng, có những nơi như vùng Tuy Phong, Bắc Bình, dấu hiệu báo động tình trạng hoang mạc hoá đã xuất hiện.

Trên địa bàn tỉnh, 10 thác nước có thể khai thác phục vụ du lịch. Hùng vĩ nhất là thác Sương Mù, độ cao thác khoảng 70 - 80m, sức nước mạnh tạo ra sương mù bao phủ cả một không gian rộng. Thấp hơn thác Sương Mù là thác Trượt dài khoảng 30m, tương đối bằng phẳng với nhiều dòng thác thấp nên nhiều người có thể cùng trượt thác. Chếch về bên phải thác Trượt là thác Đầu Trâu có hai dòng thác tựa như 2 sừng trâu cùng đổ xuống từ độ cao hơn 30m. Ba thác này có thể kết hợp tạo nên chùm thác khai thác cho du lịch thắng cảnh. Tuy nhiên, hoạt động du lịch ở các địa điểm này vẫn chưa phát triển.

Bảng 2.2: Danh mục thác nước có khả năng khai thác du lịch


STT

Tên thác

Địa điểm

1

Thác Ba Tầng

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

2

Thác Chín Tầng

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

3

Thác TaZun

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

4

Thác Mưa Bay

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

5

Thác Đa My

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

6

Thác Sương Mù

Đức Phú, Tánh Linh

7

Thác Trượt

Đức Phú, Tánh Linh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.


8

Thác Đầu Trâu

Đức Phú, Tánh Linh

9

Thác Bà

Đức Thuận, Tánh Linh

10

Thác K’reo

Đức Tín, Đức Linh

Nguồn: Sở VH, TT&DL Bình Thuận

Bình Thuận có số lượng hồ khá lớn, một số hồ đã bắt đầu khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch như hồ Hàm Thuận - Đa Mi, hồ Bàu Trắng, hồ Sông Quao...

Hồ thủy điện Hàm Thuận rộng 2.500ha, nằm trên độ cao 605m, khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, có nhiều đồi cây và núi ven hồ, lòng hồ có nhiều đảo nhỏ. Hồ Đa Mi có diện tích 625 ha, nằm trên độ cao 325m, xung quanh có nhiều đồi, núi, khe, thác, vùng núi lân cận là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời sống và nền văn hoá rất đa dạng và đặc sắc. Vùng hồ thuỷ điện Hàm Thuận – Đa Mi có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch núi – hồ, được tỉnh quy hoạch thành cụm du lịch.

Bảng 2.3: Danh mục hồ có khả năng khai thác du lịch


STT

Tên hồ

Địa điểm

1

Hồ Đá Bạc

Vĩnh Hảo, Tuy Phong

2

Hồ Cà Giây

Bình An, Bắc Bình

3

Hồ Piccin

Chợ Lầu, Bắc Bình

4

Hồ thủy điện Đại Ninh

Đại Ninh, Bắc Bình

5

Hồ Bàu Trắng

Hòa Thắng, Bắc Bình

6

Hồ Hàm Thuận – Đa mi

Đa Mi, Hàm Thuận Bắc

7

Hồ Sông Quao

Hàm Trí, Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc

8

Hồ Núi Đất

Tân Tiến, La Gi

9

Hồ Biển Lạc

Gia An, Tánh Linh

10

Hồ Trà Tân

Tân Hà, Đức Linh

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

- Nước dưới đất:

Nguồn nước ngầm của tỉnh ít, nhiều nơi bị nhiễm mặn, phèn. Nước sinh hoạt của cư dân chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn nước ngầm. Hoạt động du lịch đòi hỏi rất lớn về lượng nước sạch phục vụ nhu cầu của khách. Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất cả nước. Các nguồn nước toàn tỉnh nói chung, nhất là khu vực ven biển rất hạn chế. Phần lớn việc khai thác nước ngầm tầng nông chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Trong điều kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mỏ nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là khu vực ven biển, nơi tập trung trên 80% các điểm du lịch của tỉnh sẽ làm tăng mức độ suy thoái

và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác. Khả năng xâm nhập mặn rất cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh do việc khai thác quá mức cho phép. Nguy cơ làm mất cân bằng nước rất lớn. Hậu quả của nó là làm tăng áp lực sử dụng tài nguyên nước, đe dọa sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung.

Đảo Phú Quí đầy tiềm năng du lịch, nhưng diện tích nhỏ, nhiều đồi dốc với độ cao từ 15 - 20 mét, không có sông suối lớn trên bề mặt, lượng mưa thấp, số giờ nắng trong năm cao, gió mạnh, nơi đây thật sự khó khăn về nước ngọt trong tương lai, khi mà dân số gia tăng, nhu cầu phát triển kinh tế và du lịch đòi hỏi nước ngọt ngày một nhiều hơn.

Trên địa bàn tỉnh, một số suối khoáng có thể khai thác cho du lịch. Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo (Tuy Phong), được phát hiện từ thế kỷ XIV, Trung tâm tắm khoáng – tắm bùn Vĩnh Hảo đã được xây dựng phục vụ du lịch. Suối khoáng nóng Bưng Thị nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, có nhiệt độ đến 76oC. Suối khoáng Bưng Thị kết với khu BTTN Tà Cú có thể khai thác trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, điều dưỡng chữa bệnh, du lịch sinh thái rừng, vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch. Suối khoáng nóng Phong Điền (Tân Thuận, Hàm Thuận Nam), thích hợp cho việc ngâm tắm chữa bệnh. Suối khoáng nóng Đa Kai (Đa Kai, Đức Linh) có nhiệt độ 50oC, là mỏ nước khoáng cực kỳ quý hiếm, mỏ nước khoáng duy nhất của Việt Nam có thành phần iốt thiên nhiên, có thể khai thác công nghiệp và phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh.

Bảng 2.4: Danh mục suối khoáng có thể khả năng khai thác du lịch


TT

Tên suối khoáng

Địa điểm

1

Suối khoáng nóng Vĩnh Hảo

Tuy Phong

2

Suối khoáng nóng Bưng Thị

Hàm Thuận Nam

3

Suối nước nóng Phong Điền

Hàm Thuận Nam

4

Suối nước khoáng Văn Lâm

Hàm Thuận Nam

5

Suối nước khoáng Đa Kai

Đức Linh

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

- Biển:

Bình Thuận có vùng biển rộng lớn, diện tích lãnh hải 52.000 km2. Sóng biển thay đổi từ hướng Đông Đông Bắc (tháng 1 – 4), chuyển sang hướng Tây Tây Nam (tháng

5 - 10), và hướng Đông Bắc (tháng 11,12). Độ sóng cao trung bình 1 - 1,2m, cực đại 2,5m. Vùng Hàm Tiến – Mũi Né trong mùa gió Tây Nam, chiều cao sóng trung bình ven bờ từ 1 – 3m. Nhìn chung chế độ hải văn hết sức thuận lợi phát triển các loại hình du lịch thể thao trên biển. Với lợi thế này, nhiều giải thể thao qui mô quốc gia, quốc tế đã bước đầu được tổ chức tại vùng biển Bình Thuận.

Tuy nhiên, vùng biển Bình Thuận cũng đang gặp nhiều sự cố môi trường. Ven biển Bình Thuận những năm gần đây đã xuất hiện những vệt dầu trôi dạt vào bờ, những viên dầu vón cục gặp nắng tan chảy, nhiều du khách không dám tắm biển.

Hiện tượng “thủy triều đỏ” (ngư dân thường gọi là “bột báng”) tại vùng biển Bình Thuận thường xuất hiện vào tháng 3 đến tháng 8, mật độ và địa điểm xuất hiện khác nhau, thời gian mỗi đợt khoảng từ 7 đến 15 ngày. Mỗi khi có thủy triều đỏ, các khu du lịch ven biển đều hoạt động cầm chừng, thậm chí bị các Công ty lữ hành hủy tour du lịch. Đây là một trong những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu đánh giá sự phát sinh, phát triển và những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài nhằm giảm thiểu các thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra.

Tài nguyên sinh vật

Rừng chiếm khoảng 40,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Thuộc hệ rừng nhiệt đới Nam Tây Nguyên, rừng của Bình Thuận được đánh giá là khá phong phú về chủng loại, sự hiện diện của các loài động thực vật đặc hữu quý hiếm là yếu tố quan trọng trở thành tài nguyên du lịch có giá trị. Rừng Bình Thuận có nhiều loại gỗ quý như cam xe, trắc, cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương, sao… nhiều động vật quý như: nai, đỏ, lợn rừng, khỉ, voi, bò tót, chồn, sóc, cheo, nhím, kỳ đà… nhiều dạng lâm sản, dược liệu quý hiếm. Đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên Biển Lạc Núi Ông, Tà Cú, Kalon - Sông Mao là những khu vực còn giữ được rừng nguyên sinh với thảm thực vật đa dạng rất thích hợp cho du lịch sinh thái.


Bảng 2 5 Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên bảo tồn biển TT Tên khu bảo 1

Bảng 2.5: Danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển


TT

Tên khu bảo tồn

Địa chỉ

1

Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông

Tánh Linh

2

Khu bảo tồn thiên nhiên Kalon - Sông Mao

Bắc Bình

3

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú

Hàm Thuận Nam

4

Khu bảo tồn biển Cù Lao Cau

Tuy Phong

5

Khu bảo tồn biển đảo Phú Quý

Phú Quý

Nguồn: Sở VH, TT&DL Bình Thuận

Khu BTTN Núi Ông diện tích 23.194 ha, bao gồm các loại rừng như: rừng thường xanh, rừng rụng lá và nửa rụng lá. Tổng số có 332 loài thực vật bậc cao, trong đó có một số loài đang bị đe dọa trên toàn cầu như Gõ đỏ, Trắc bà rịa. Hệ động vật của Núi Ông có 52 loài thú, 96 loài chim, 21 loài bò sát, 7 loài ếch nhái và 22 loài cá đã được ghi nhận. Trong đó có nhiều loài bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu [36]. Nơi đây rất thích hợp trở thành điểm du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học.

Vùng biển Bình Thuận giàu nguồn lợi về các hải sản với trên 500 loài cá, 146 loài san hô, trên 100 loài động vật phù du… là điều kiện thuận lợi thu hút các hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu, lặn biển, câu cá đồng thời là nguồn thực phẩm phong phú đáp ứng nhu cầu ẩm thực của khách du lịch. Vùng biển đảo Phú Quý và Cù Lao Cau đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành hai khu bảo tồn biển của Việt Nam.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn


Di tích các loại

Tính đến năm 2011, Bình Thuận có 41/300 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Số lượng các di tích đã được xếp hạng chưa nhiều, nhưng khá đa dạng.

Nhằm khai thác các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể phục vụ du lịch, tỉnh đã đầu tư tôn tạo, trùng tu 10 di tích, xây dựng 24 bia đá thuyết minh giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển cuả các di tích văn hoá - lịch sử phục vụ du khách tham quan.

Bảng 2.6: Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia của Bình Thuận


TT

Tên di tích

Địa điểm

1

Di tích kiến trúc nghệ thuật nhóm đền tháp Chăm Pô Đam

Tuy Phong

2

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình An

Tuy Phong

3

Di tích kiến trúc nghệ thuật miếu Quan Thánh

Tuy Phong

4

Di tích thắng cảnh Cổ Thạch tự (Chùa Hang)

Tuy Phong

5

Di tích LS-VH Đền thờ Poklong MơhNai

và sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm

Bắc Bình

6

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân An

Bắc Bình

7

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Xuân Hội

Bắc Bình

8

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Pônít

Bắc Bình

9

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đông An

Bắc Bình

10

Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Po Sah Inư

Phan Thiết

11

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Đức Thắng

Phan Thiết

12

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình làng Đức Nghĩa

Phan Thiết

13

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Vạn Thủy Tú

Phan Thiết

14

Di tích lịch sử DụcThanh

Phan Thiết

15

Di tích lịch sử Mộ Nguyễn Thông

Phan Thiết

16

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tú Luông

Phan Thiết

17

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Lạc Đạo

Phan Thiết

18

Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Phú Hội

HTB

19

Di tích Khảo cổ học Động Bà Hòe

HTB

20

Di tích thắng cảnh Chùa Núi

HTN

21

Di tích lịch sử địa điểm Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng

Tánh Linh

22

Di tích kiến trúc nghệ thuật Dinh Thầy Thím

La Gi

23

Di tích lịch sử văn hoá Vạn An Thạnh

Phú Quý

24

Di tích thắng cảnh Linh Quang Tự

Phú Quý

Nguồn: Sở VH,TT&DL

Các di tích mang đặc trưng văn hoá Chăm là những công trình kiến trúc tiêu biểu ở Bình Thuận. Tỉnh đã nghiên cứu, thống kê được 33 di tích lịch sử văn hóa Chăm (7 đền tháp, 14 đền thờ, 2 thành cổ và 10 thánh đường). Trong số đó, 19 di tích được cộng đồng người Chăm trực tiếp trông nom, thờ cúng, 6 di tích do người Việt thờ cúng và 8 di tích bị sụp đổ, hoang phế không ai trông nom, thờ phụng[21]. Trong khi các di tích Chămpa ở Việt Nam hầu như chỉ còn tồn tại dưới dạng di tích vật thể vì không có chủ nhân đích thực của nó chăm sóc thì hầu hết các di tích Chămpa ở Ninh Thuận và Bình Thuận được người Chăm địa phương thường xuyên thờ cúng và thực hiện các nghi lễ tôn giáo theo tập tục truyền thống. Đây là một lợi thế vượt trội của di

tích lịch sử văn hóa Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận cần khai thác phát huy để phục vụ phát triển du lịch. Tiêu biểu là cụm tháp Chăm Pô Sah Inư, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 6 km được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ IX. Đây là cụm tháp qua bao biến đổi của thời gian và thăng trầm của lịch sử vẫn còn tồn tại khá nguyên vẹn vẻ nguyên sơ. Hàng năm di tích đón hàng chục ngàn du khách từ các nơi đến tham quan, nghiên cứu.

Bảng 2.7: Danh mục các di tích được xếp hạng cấp tỉnh của Bình Thuận


TT

Tên di tích

Địa điểm

1

Di tích lịch sử - văn hóa đình Long Hương

Tuy Phong

2

Di tích lịch sử – văn hóa vạn Tả Tân

Tuy Phong

3

Di tích lịch sử - văn hóa miếu Hải Tân

Tuy Phong

4

Di tích kiến trúc nghệ thuật đền thờ Hùng Vương

Tuy Phong

5

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Hòa Thuận

Bắc Bình

6

Di tích lịch sử - văn hoá chùa Xuân An

Bắc Bình

7

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Bà Đức Sanh

Phan Thiết

8

Di tích lịch sử - văn hóa vạn Thạch long

Phan Thiết

9

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng và dinh Ông Cô

Phan Thiết

10

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa An Lạc

HTB

11

Di tích lịch sử - cách mạng Dốc Ông Bằng

La Gi

12

Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Lạc Tánh

Tánh Linh

13

Di tích LS-VH đền thờ Bà Chúa Ngọc và vạn Thương Hải

Phú Quý

14

Di tích lịch sử - văn hóa đình làng Triều Dương

Phú Quý

15

Di tích lịch sử - văn hóa đền thờ Công chúa Bàn Tranh

Phú Quý

16

Di tích lịch sử - văn hoá đền thờ Thầy Sài Nại

Phú Quý

17

Di tích lịch sử - văn hoá đình làng Long Hải

Phú Quý

Nguồn: Sở VH,TT&DL

Nhìn chung, các di tích phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở thành phố Phan Thiết.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí