Thu Nhập Du Lịch Bình Thuận Giai Đoạn 2005 – 2010

Bảng 2.29: Khách nội địa theo số lần đến Bình Thuận


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Số lần đến

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Đến lần đầu tiên

42,69

29,69

29,25

29,32

59

30,25

Đến lần thứ 2

30,37

37,87

37,00

37,10

71

36,41

Đến lần thứ 3 trở lên

26,94

32,64

33,75

33,58

65

33,34

Tổng

100,00

100,00

100,00

100,00

195

100,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trên quan điểm phát triển bền vững - 13

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận và kết quả khảo sát của tác giả năm 2010

2.2.1.2. Thu nhập du lịch

Thu nhập du lịch Bình Thuận nhiều năm qua gia tăng liên tục. Năm 1995 chỉ đạt 30,667 tỷ đồng, đến năm 2000 đã đạt con số 178 tỷ (gấp 5,8 lần so với năm 1995), năm 2010 đạt 2.500 tỷ đồng (gấp 14 lần so với năm 2000).


Bảng 2.30: Thu nhập du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 – 2010


Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Thu nhập du lịch

(triệu đồng)

611.315

803.407

1.060.773

1.424.089

1.890.000

2.500.000

- Từ khách nội địa

376.576

472.694

612.200

801.295

1.040.000

1.350.000

- Từ khách quốc tế

234.739

330.713

448.573

622.794

851.000

1.150.000

Cơ cấu (%)

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

. Từ khách nội địa

61,60

58,84

57,71

56,27

54,97

54,00

. Từ khách quốc tế

38,40

41,16

42,29

43,73

45,03

46,00

Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận

Tốc độ tăng trưởng bình quân thu nhập du lịch cao, giai đoạn 1995 – 2000 đạt 44,5%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 29,84%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 32,54%/năm.

Thu nhập từ khách quốc tế có xu hướng ngày càng tăng tỷ trọng, năm 2005 chiếm tỷ lệ 38,4% thì năm 2008 nâng lên 43,73%, năm 2010 lên 46%. Ngược lại tỷ trọng thu nhập từ khách nội địa ngày càng giảm, chiếm tỷ lệ 61,6%, 56,27% và 54% cùng thời kỳ. Điều này cho thấy, mặc dù lượng khách quốc tế chỉ chiếm 10% tổng số

khách du lịch nhưng mức chi trả cao và tăng nhanh, đóng góp đáng kể vào nguồn thu du lịch, cần đặc biệt quan tâm khai thác thị trường này.

2.2.1.3. Tổng GDP du lịch

Năm 2000, GDP du lịch đạt 165.000 triệu đồng, năm 2005 đạt 297.496 triệu đồng (gấp 1,2 lần so với năm 2000), năm 2010 GDP du lịch đạt 1.290.000 triệu đồng (gấp 4,3 lần năm 2005).

GDP du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao: giai đoạn 1995 – 2000 đạt 30%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 27%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 34,13%/năm.


Triệu đồng %

1290000

3,67

742921

550799

416549

297496

5,7

4,94

4,28

4,42

4,09

978575

1400000


1200000 6


1000000 5


800000 4


600000 3


400000 2


200000 1


0 0

2005 2006 2007 2008 2009 2010


GDP du lịch

Tỷ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh

Bi

ểu đồ 2.6: GDP du lịch Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010

Nguồn: Cục Thống kê Bình Thuận


Tỉ trọng GDP du lịch trong GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng. Năm 2005 chiếm 3,67%, năm 2010 là 5,7% (xem biểu đồ 2.6) khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của du lịch trong nền kinh tế địa phương.

2.2.1.4. Nguồn nhân lực du lịch

Về số lượng lao động của ngành: theo số liệu điều tra thống kê của sở VH-TT-DL Bình Thuận, năm 2000 ngành du lịch mới chỉ có 1.576 lao động trực tiếp, so với thời điểm năm 1995 thì số lao động đã tăng lên 4 lần.

Năm 2005 toàn ngành có 4.140 lao động, năm 2010 toàn ngành có 8.600 lao động

trực tiếp và 17.600 lao động gián tiếp.

Từ năm 2001 đến năm 2010, bình quân hàng năm lao động du lịch (cả lao động trực tiếp và gián tiếp) tăng 2.300 người.


Bảng 2.31: Lao động ngành du lịch tỉnh Bình Thuận

Đơn vị tính: người

Năm

Tổng

Tăng so với

năm trước

Lao động

trực tiếp

Lao động

gián tiếp

2001

5.730


1.790

3.940

2002

7.230

1.502

2.260

4.970

2003

8.640

1.410

2.700

5.940

2004

10.560

1.920

3.300

7.260

2005

13.740

3.180

4.140

9.600

2006

15.350

1.610

4.800

10.550

2007

18.810

3.460

5.700

13.110

2008

21.320

2.510

6.600

14.720

2009

23.700

2.380

7.500

16.200

2010

26.200

2.500

8.600

17.600

Nguồn số liệu: Sở VHTTDL Bình Thuận

Nhân lực du lịch Bình Thuận tăng nhanh về số lượng. Tốc độ tăng trưởng bình quân lao động du lịch hàng năm khá cao: giai đoạn 1995 – 2000 là 39,6%/năm, giai đoạn 2001 – 2005 là 21,4%/năm và giai đoạn 2006 – 2010 là 20%/năm.

Bảng 2.32: Nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận năm 2010

Trình độ

Tổng số (người)

Tỷ lệ

I- Trình độ CBCCVC quản lý nhà nước về DL

90

100,00

- Trên đại học

0

0,00

- Đại học

36

40,00

- Cao đẳng

8

8,89

- Trung cấp

26

28,89

- Sơ cấp

6

6,67

- Chưa qua đào tạo

14

15,55

II- Trình độ lao động kinh doanh du lịch

8.610

100,00


- Đại học

440

5,11

- Cao đẳng

210

2,44

- Trung cấp nghề

1.200

13,94

- Sơ cấp nghề

1.700

19,75

- Huấn luyện tại chỗ, tập huấn

3.100

36,00

- Chưa đào tạo

1.960

22,76

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

Về chất lượng nguồn nhân lực du lịch:

Ngành Du lịch Việt Nam, tính đến năm 2011, nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% nhân lực toàn Ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Nhân lực trình độ dưới sơ cấp (đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng) chiếm 45,3% nhân lực có chuyên môn, bằng 19,4% nhân lực toàn Ngành. Nếu chỉ tính nhân lực có trình độ sơ cấp trở lên thì nhân lực được đào tạo chiếm khoảng 23% tổng nhân lực toàn Ngành. Nếu tính thêm số nhân lực được đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng thì nhân lực được đào tạo của ngành Du lịch đạt khoảng 42% tổng nhân lực toàn Ngành [3].

Chất lượng nhân lực du lịch Bình Thuận không cao hơn kết quả trên của Việt Nam. Tính đến năm 2011, tỉnh có 3 cơ sở đào tạo du lịch hệ trung cấp, cao đẳng và đại học là trường đại học Phan Thiết, trường cao đẳng Cộng đồng và trường Trung cấp nghề, có 2 cơ sở đào tạo nghề du lịch bậc sơ cấp là Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội. Nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,59%. Trong số lao động làm việc trực tiếp chỉ có 33,95% được đào tạo về du lịch, trong đó lao động qua bồi dưỡng ngắn ngày và huấn luyện tại chỗ chiếm 21,58% tổng số lao động.

Từ năm 1995 đến nay, nhân lực du lịch được đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu thông qua các loại hình sau:

- Bồi dưỡng, tập huấn: do cơ quan nhà nước tổ chức, chủ yếu dành cho cán bộ công chức, viên chức QLNN và cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Tự đào tạo: các doanh nghiệp du lịch chủ động tổ chức đào tạo và đào tạo lại, huấn luyện nghiệp vụ cho đội ngũ lao động ở doanh nghiệp thông qua đội ngũ cán bộ

quản lý có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn và đội ngũ đào tạo viên của đơn vị. Đây là loại hình đào tạo chủ yếu của doanh nghiệp.

- Đào tạo tại chỗ: các doanh nghiệp du lịch liên kết với các cơ sơ đào tạo tổ chức các lớp đào tạo ngay tại doanh nghiệp theo yêu cầu cụ thể, phù hợp với quy mô kinh doanh và thời gian đào tạo của doanh nghiệp.

- Đào tạo chính quy: phần lớn cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý, trưởng, phó bộ phận doanh nghiệp được đào tạo tại các trường đại học, trường đào tạo nghề du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và tại các cơ sở đào tạo hiện có ở tỉnh.

Có thể nói số lượng nhân lực du lịch của tỉnh tăng nhanh, phản ánh vai trò ngày càng tăng của ngành và tính hiệu quả của công tác xã hội hoá hoạt động du lịch. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của tỉnh ngày càng được nâng lên. Lực lượng giáo viên, giảng viên, đào tạo viên du lịch ngày càng tăng về số lượng và tăng cường về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kiến thức, kỹ năng hội nhập. Trong điều kiện còn khó khăn, các cơ sở đào tạo du lịch đã có cố gắng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào thành tựu chung của Ngành, bước đầu xây dựng được thương hiệu Du lịch Phan Thiết – Mũi Né. Khoảng 70 - 80% sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo về du lịch tìm được việc làm đúng nghề được đào tạo, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công việc và làm việc có hiệu quả, có khả năng tiếp tục tự đào tạo, hoà nhập với tập thể lao động và cộng đồng. Tỉnh đã xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2015, định hướng đến năm 2020 là cơ sở quan trọng từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.

Tuy nhiên, số lượng và chất lượng nhân lực vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sự hội nhập và phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của đa số các cơ sở đào tạo du lịch thiếu, cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ và còn khoảng cách khá lớn so với yêu cầu thực tế. Chương trình, giáo trình đào tạo chuyên ngành Du lịch ở các cấp đào tạo đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, chưa cập nhật lý luận và thực tiễn. Quy mô đào tạo mới tuy tăng mạnh, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Việc đào tạo lại, bồi dưỡng lao động tại doanh nghiệp còn nhiều bất cập, thiếu giáo viên và tài liệu học tập. Nhiều doanh nghiệp (nhất là khách sạn, nhà hàng) tuyển dụng

lao động phổ thông vào làm việc, không có kỹ năng nghề, nhưng không quan tâm đào tạo tại chỗ. Tỷ lệ nhân lực du lịch toàn tỉnh được đào tạo chưa cao (dưới 40%), trong khi chất lượng đào tạo từ các trường du lịch còn hạn chế và phần đông lao động phổ thông và thông qua truyền nghề, huấn luyện tại chỗ. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của ngành, hạn chế phát triển du lịch theo hướng bền vững.

2.2.1.5. Quản lí, tổ chức du lịch

Công tác quản lí nhà nước về du lịch từng bước được tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm. Bộ máy quản lí của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không ngừng được kiện toàn, tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước về du lịch.

Các ban quản lý du lịch trực thuộc UBND các huyện và thị xã và tới từng cụm du lịch đặc thù như: Ban quản lý khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né, Ban quản lý khu du lịch Lagi – Hàm Tân, Ban quản lý khu Du lịch Tuy Phong… đã được thành lập để hướng dẫn hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, giải quyết các vấn đề môi trường, an ninh trật tự.

Các quy chế, quy định cho các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Công tác thanh tra, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm, giúp các doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định của nhà nước về đăng ký kinh doanh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, bảo đảm an toàn du khách, niêm yết giá, tăng cường công tác phòng chống cháy nổ,… được các cấp lãnh đạo ngành quan tâm.

Tuy nhiên, QLNN về du lịch còn một số mặt hạn chế: Công tác quản lý môi trường các khu vực du lịch còn nhiều bất cập. Việc chia nhỏ lẻ các khu resort ven biển đã làm cản trở các hoạt động phát triển du lịch với quy mô lớn. Các nhà đầu tư lớn không có đất để xây dựng các khu resort mang tầm cỡ quốc tế mang tính chuyên nghiệp. Việc phát triển các cụm TTCN và làng nghề nông thôn còn chậm triển khai, hạn chế thu hút khách du lịch tham quan và mua sắm các sản phẩm làng nghề truyền thống. Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững chưa cao. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồn tài nguyên du lịch nhìn chung còn nhiều hạn chế. Việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn còn nhiều bất cập; vai trò điều

phối chung của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương chưa được phát huy có hiệu quả. Hạn chế, bất cập trong quản lý nhà nước về du lịch là những rào cản rất lớn đối với phát triển du lịch bền vững.

2.2.1.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Cơ sở lưu trú

Cùng với sự gia tăng khách du lịch, số lượng sơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh tăng nhanh. Năm 2010, Bình Thuận có 155 khách sạn, resort đang hoạt động với 6.817 buồng. Ngoài ra còn có 370 nhà nghỉ với trên 3100 buồng.

Bảng 2.33: Cơ sở lưu trú tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005 - 2010


Hạng mục

Đơn vị

tính

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Năm

2009

Năm

2010

Số cơ sở lưu trú


Cơ sở

321

353

394

433

470

510

khách sạn, resort

69

92

110

120

130

155

Nhà nghỉ

252

261

284

313

340

370

Số buồng


Buồng

5.410

5.849

7.028

7.861

8.568

9.917

khách sạn, resort

2.845

3.529

4.247

4.893

5.245

6.817

Nhà nghỉ

2.565

2.320

2.781

2.968

3.323

3.100

Số giường


Giường

10.000

11.000

12.000

14.000

15.000

17.000

khách sạn, resort

5.000

6.000

8.000

9.000

10.000

11.500

Nhà nghỉ

5.000

5.000

4.000

5.000

5.000

5.500

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

Năm 2010, có 100 cơ sở lưu trú với 4391 buồng, 72 cơ sở với 3.817 buồng được xếp hạng sao, trong đó đạt tiêu chuẩn 4 sao có 13 cơ sở với 1333 buồng, 3 sao có 11 cơ sở với 799 buồng, 2 sao có 25 cơ sở với 1064 buồng, 1 sao có 23 cơ sở với 621 buồng, đạt tiêu chuẩn kinh doanh có 28 cơ sở với 574 buồng. Còn lại 55 cơ sở lưu trú chưa xếp hạng với 2426 buồng.

Hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng các dịch vụ spa, tắm bùn, thể thao biển, golf, lặn biển mang lại cho du khách sự hấp dẫn không chỉ bằng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà cả không gian nghỉ dưỡng yên tĩnh và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng đa dạng.

Bảng 2.34: Cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng năm 2009 và 2010


TT

Hạng

Số lượng cơ sở

Số buồng

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2010

1

5 sao

0

0

0

0

2

4 sao

12

13

1.235

1.333

3

3 sao

12

11

874

799

4

2 sao

23

25

1.008

1.064

5

1 sao

19

23

505

621


Đạt tiêu chuẩn KDDL

16

28

403

574


Số CS được xếp hạng

82

100

4.025

4.391

Nguồn: Tổng cục Du lịch, sở VH,TT &DL Bình Thuận

Khách nước ngoài có nhu cầu nghỉ dưỡng rất cao và rất thích các resort bên bờ biển. Số buồng nghỉ cao cấp không đáp ứng cho lượng khách tăng đột biến vào những tháng cuối năm. Bình Thuận có gần 100 resort, được mệnh danh là ”thủ đô” resort của Việt Nam. Các doanh nghiệp khách sạn, resort đóng vai trò quyết định trong thu hút khách du lịch đến vui chơi, nghỉ dưỡng, điều dưỡng biển, du lịch thể thao trên biển. Các doanh nghiệp ngành khách sạn từng bước đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm trong sự cạnh tranh quyết liệt của cơ chế thị trường.

Tháng 7 năm 2011, giải thưởng du lịch The Guide Award lần thứ 12-2011 đã được trao cho 134 doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Đây là giải thưởng thường niên do Thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức nhằm phát huy sức mạnh và vai trò của cơ quan báo chí, tăng cường kết nối giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp, giữa các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, giữa doanh nghiệp du lịch với doanh nghiệp du lịch. Bình Thuận có 14 doanh nghiệp khách sạn, resort được trao tặng giải thưởng (Novotel & Ocean Dunes Golf Phan Thiết, Sea Links Beach Hotel, Cham Villas Resort, Coco Beach Resort, Hana Beach Resort & Spa, Hoàng Ngọc Resort, Lazi Beach Resort, Novela Resort, Princess d’Annam Resort, Romana Resort & Spa, Sunny Beach Resort, Terracotta Phan Thiết, Jibe’s Beach Club Mũi Né).

Công suất sử dụng buồng bình quân hàng năm khá cao và có xu hướng tăng (từ 49,44% năm 2005 lên 56,32% năm 2010).

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí