Thang Điểm Đánh Giá Tổng Hợp Phát Triển Du Lịch

- Bền vững: nếu đạt từ 85 - 100% tổng số điểm tối đa.

- Tương đối bền vững: nếu đạt từ 65 - 84% tổng số điểm tối đa.

- Thiếu bền vững: nếu đạt từ 50 – 64% tổng số điểm tối đa.

- Kém bền vững: nếu đạt dưới 50% tổng số điểm tối đa.

Theo giá trị tuyệt đối, mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá như sau:

Nhóm kinh tế có tổng số điểm tối đa là 52, được đánh giá các mức:

- Bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 44 – 52 điểm

- Khá bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 34 – 43 điểm

- Thiếu bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 26 – 33 điểm

- Kém bền vững: nếu tổng số điểm đạt dưới 26 điểm

Nhóm xã hội có tổng số điểm tối đa là 36, được đánh giá các mức:

- Bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 31 – 36 điểm

- Khá bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 23 – 30 điểm

- Thiếu bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 18 – 22 điểm

- Kém bền vững: nếu tổng số điểm đạt dưới 18 điểm

Nhóm môi trường có tổng số điểm tối đa là 40, được đánh giá các mức:

- Bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 34 – 40 điểm

- Khá bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 26 – 33 điểm

- Thiếu bền vững: nếu tổng số điểm đạt từ 20 – 25 điểm

- Kém bền vững: nếu tổng số điểm đạt dưới 20 điểm

Phát triển du lịchcó tổng số điểm tối đa là 128, được đánh giá:

- Bền vững: nếu đạt từ 109 đến 128 điểm.

- Tương đối bền vững: nếu đạt từ 83 đến 108 điểm.

- Thiếu bền vững: nếu đạt từ 64 đến 82 điểm.

- Kém bền vững: nếu đạt dưới 64 điểm.

Bảng 1.10: Thang điểm đánh giá tổng hợp phát triển du lịch


T

T

Nhóm tiêu chí

Điểm tối

đa

Bền vững

Tương đối

bền vững

Thiếu

bền vững

Kém

bền vững

1

Phát triển kinh tế

52

44 – 52

34 – 43

26 - 33

< 26

2

Phát triển xã hội

36

31 – 36

23 – 30

18 – 22

< 18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Bảo vệ môi trường

40

34 – 40

26 – 33

20 – 25

< 20

Phát triển du lịch

128

109 – 128

83 – 108

64 – 82

< 64

3



1.4. Tiểu kết‌

1/ Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững mới chỉ được đề cập từ những năm 1990 đến nay. Số lượng các công trình về lĩnh vực này ở VN chưa nhiều, phần lớn các nghiên cứu tập trung vận dụng lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện Việt Nam, phục vụ mục tiêu phát triển du lịch chung của quốc gia. Những nghiên cứu áp dụng cho một tỉnh, đặc biệt là cho tỉnh Bình Thuận còn rất ít.

2/ Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch có trách nhiệm, có tác dụng giáo dục nhằm phát triển cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa đồng thời đảm bảo cho sự phát triển du lịch trong tương lai.

3/ Sự khác nhau cơ bản giữa phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững với phát triển du lịch thông thường là: phát triển cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường; được lập kế hoạch và quản lý ngay từ lúc bắt đầu; đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời quan tâm đến việc mang lại những lợi ích cho cộng đồng; giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động xấu của phát triển du lịch; có tính giáo dục bảo vệ tài nguyên và môi trường.

4/ Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững phải đảm bảo thực hiện đồng thời ba nguyên tắc chủ đạo: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

5/ Hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững bao gồm 16 tiêu chí. Các tiêu chí được sắp xếp thành 3 nhóm: kinh tế, xã hội và môi trường. Mỗi tiêu chí có hệ số, trọng số, bậc và điểm đánh giá riêng. Theo đó, từng tiêu chí, từng nhóm tiêu chí nói riêng và phát triển du lịch nói chung được đánh

giá với bốn mức độ: bền vững, tương đối bền vững, thiếu bền vững hay kém bền vững.

CHƯƠNG 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH 1

CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN TRÊN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG‌

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận‌


2.1.1. Vị trí địa lý‌


Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, có diện tích 7.830 km2, nằm trong tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng ở phía Bắc, Đồng Nai phía Tây, Bà Rịa - Vũng Tàu phía Tây Nam và biển Đông phía Đông

- Đông Nam.

Bình Thuận nằm ở rìa phía đông, phần cuối của dãy Trường Sơn, trải dài theo hướng Đông Bắc -Tây Nam. Toàn tỉnh có 1 thành phố (Phan Thiết), 1 thị xã (La Gi) và 8 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân và huyện đảo Phú Quý).

Thuộc vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận nằm trong vùng ảnh hưởng của ba trung tâm du lịch quan trọng của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nha Trang

- Ninh Chữ - Đà Lạt. Từ Bình Thuận đến các trung tâm du lịch Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Lạt chỉ trong vòng bán kính từ 200 km đến 250 km. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển được cải tạo và nâng cấp tạo cho tỉnh lợi thế so sánh rất lớn trong việc thu hút khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, trong nước và nước ngoài đến nghỉ dưỡng kết hợp với tham quan, du lịch, tham dự hội nghị, hội thảo.

2.1.2. Tài nguyên du lịch‌


2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên


Địa hình

Bình Thuận có địa hình đa dạng là điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại hình du lịch.

- Đồi núi chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng này khí hậu trong lành, nhiều cảnh quan thiên thiên đẹp, có thể phát triển các loại hình du lịch núi – hồ, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.

- Đồng bằng chiếm khoảng 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, hệ thống tài nguyên du lịch hấp dẫn gắn với các dạng thảo nguyên và rừng tái sinh, các hồ nước, làng nghề thủ công truyền thống, trang trại thanh long... Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề ven biển kết hợp du lịch đồng quê, mua sắm và thưởng thức các sản vật địa phương nổi tiếng như Thanh Long, Hồng Xiêm, Mãng Cầu..., trải nghiệm đời sống lao động sản xuất của cư dân địa phương.

- Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm khoảng 20% diện tích. Khu vực đồi cát ven biển Bình Thuận có thể tổ chức các loại hình du lịch dã ngoại, thăm quan chụp ảnh lưu niệm, tham gia các trò chơi trên cát (trượt cát, lướt ván trên cát, khinh khí cầu, đi bộ trên cát...). Ngoài ra có thể khai thác sản phẩm du lịch gắn với hồ nước trên cát với các loại hình như chèo thuyền, bơi lội, câu cá, cắm trại, tổ chức các trại sáng tác thường niên. Nét khác biệt của Bình Thuận là có những vùng cát đỏ, nhóm cát này ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Những nơi cát đỏ gắn kết, gió và nước bào mòn tạo nên các kiến trúc phong thành rất đặc trưng và đa dạng, tạo nên các khu vực cảnh quan cục bộ đầy đủ những dạng tháp, trụ nhũ, các cụm nấm, suối hồng… tuy không lớn nhưng kỳ lạ, tạo nên các quần thể công viên cát đỏ, sản phẩm du lịch đặc sắc không bị trùng lặp với nơi khác. Khối đất cát đỏ lớn nhất phân bố ở bắc và đông nam Phan Thiết.

Dưới tác động của gió biển, các đồi cát di động có xu hướng dịch chuyển dần vào nội địa. Nghiêm trọng nhất là khu vực cát di động ở xã Chí Công, Liên Hương, Bình Thạnh (Tuy Phong) và xã Hoà Thắng (Bắc Bình). Quá trình di động cát và hiểm hoạ sa mạc hoá, xói lở bờ biển thật sự trở thành mối đe dọa đến môi trường sinh thái và sự phát triển ổn định bền vững của kinh tế xã hội của tỉnh, trở ngại cho vấn đề bảo tồn cũng như phát triển cảnh quan du lịch. Sa mạc hoá hiện mới chỉ xảy ra cục bộ ở một số

khu vực ven biển, song tốc độ ngày càng tăng và có nguy cơ gắn kết với nhau tạo thành những khu vực lớn, rất khó khắc phục. Vùng cát ven biển có tiềm năng tài nguyên quặng titan sa khoáng vào loại có triển vọng trong khu vực. Việc khai thác titan đang làm ô nhiễm môi trường trên diện rộng. Nơi khai thác, toàn bộ lớp phủ thực vật bề mặt bị bóc đi, nền đất bị xáo trộn, tăng nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất và kéo theo các hiện tượng cát bay, cát chảy, cát lấn sâu vào đất liền và tất yếu cả hệ thống tự nhiên cũng bị biến đổi theo, ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch ven biển.


Bảng 2.1: Danh mục các bãi biển có khả năng khai thác du lịch


TT

Tên bãi biển

Địa điểm

1

Bãi biển Cà Ná

Vĩnh Tân, Tuy Phong

2

Bãi biển Bình Thạnh

Bình Thạnh, Tuy Phong

3

Bãi Đá con đa màu

Bình Thạnh, Tuy Phong

4

Bãi biển Lạch Vũng Môn

Hòa Thắng, Bắc Bình

5

Bãi Chùa

Hòa Thắng, Bắc Bình

6

Bãi Hòn Nghề

Hòa Thắng, Bắc Bình

7

Bãi biển Long Sơn suối nước

Long Sơn, Phan Thiết

8

Bãi biển Gành - Hòn Lao

Mũi Né, Phan Thiết

9

Bãi biển Hòn Rơm

Mũi Né, Phan Thiết

10

Bãi biển Rạng

Hàm Tiến, Phan Thiết

11

Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh

Hưng Long, Phan Thiết

12

Bãi biển Tiến Thành

Tiến Thành, Phan Thiết

13

Bãi biển Hố Lỡ

Tiến Thành, Phan Thiết

14

Bãi biển Hòn Lan

Tân Thành, Hàm Thuận Nam

15

Bãi biển Thuận Quý Khe Gà

Thuận Quý, Hàm Thuận Nam

16

Bãi biển Cam Bình

Tân Phước, La Gi

17

Bãi biển Đồi Dương

Hòa Minh, La Gi

18

Bãi biển Hà Lãng

Tân Thắng, Hàm Tân

19

Bãi biển Sơn Mỹ

Sơn Mỹ, Hàm Tân

20

Bãi biển Hòn Tranh

Tam Thanh, Phú Quí

21

Bãi Doi Dừa

Ngũ Phụng, Phú Quí

22

Bãi Nhỏ Gành Hang

Tam Thanh, Phú Quí

Nguồn: Sở VH,TT &DL Bình Thuận

- Bờ biển: Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km chạy theo hướng Đông Bắc

– Tây Nam, nhiều nhánh núi ăn lan ra biển tạo nên những mũi đất (Mũi La Gàn, Duồng, Mũi Nhỏ, Mũi Né, Kê Gà… ) chia bờ biển thành những vùng lõm sâu vào đất liền như Cà Ná – Vĩnh Hảo, La Gàn, Phan Thiết, La Gi… tạo cảnh quan thiên nhiên hữu tình. Toàn tỉnh có 22 bãi biển lớn nhỏ. Các bãi biển phân bố ở gần quốc lộ 1A và tuyến đường ven biển khá thuận lợi đón khách du lịch đến tắm biển, lặn biển, tham quan đáy biển, kết hợp với thể thao thuyền buồm, lướt ván, du thuyền….

Bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh cách trung tâm thành phố Phan Thiết hơn 1km, dương liễu được trồng dọc theo bãi biển và trên ngọn đồi yên ắng, thoáng đãng, ít nơi nào có thể sánh kịp về mặt bằng, vẻ xanh tươi, mát mẻ, sạch sẽ.

- Đảo: vùng biển Bình Thuận khá nhiều đảo như: Cù Lao Cau (Tuy Phong), Hòn Nghề (Bắc bình), Hòn Lao (Phan Thiết), Hòn Bà (Hàm Tân), Phú Quí (Phú Quý). Các đảo có môi trường trong lành, rất thích hợp cho việc tổ chức các loại hình du lịch biển – đảo. Lớn nhất là đảo Phú Quý, diện tích 16 km2, cách thành phố Phan Thiết khoảng 120 km, thuận lợi cho phát triển các tuyến du lịch đường biển quốc gia – quốc tế.

Khí hậu

Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ ôn hòa (trung bình năm 26 - 270C), nhiều gió, nhiều nắng (348 - 360 ngày nắng/năm), lượng mưa thấp và tập trung, các hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

Tốc độ gió ven biển khá lớn (trung bình khoảng 6 – 7m/s) và ổn định, tạo điều kiện phát triển các loại hình thể thao trên biển đang có sức hấp dẫn đối với du khách nước ngoài như lướt ván diều, lướt ván buồm, dù lượn, ca nô siêu tốc… Năng lượng gió vô hạn, thân thiện với môi trường, sạch và bền vững cũng đã được tỉnh đầu tư khai thác. Điện gió không chỉ tạo ra năng lượng mà còn nâng tầm cho ngành công nghiệp không khói. Cùng với Mũi Né, hình ảnh ấn tượng, dãy chong chóng khổng lồ sừng sững hướng ra biển, cảnh đẹp tưởng chỉ nhìn thấy ở các nước châu Âu (châu lục dẫn đầu thế giới hiện nay về sản xuất phong điện) sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch Bình Thuận.

Đặc điểm khí hậu tạo cho tỉnh nhiều lợi thế so sánh. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trong khi các tỉnh phía Bắc trải qua mùa đông lạnh thì Bình Thuận thời tiết nắng ấm, ít mưa, bầu trời trong xanh. Đây là mùa đón khách du lịch quốc tế từ các nước, các khu vực có mùa đông khắc nghiệt, mùa hè nắng nóng đến nghỉ dưỡng biển kết hợp du lịch thể thao biển. Từ tháng V đến tháng X, trong khi nhiều tỉnh miền Trung có những ngày chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của bão lụt, gió Lào khô nóng, Nam Bộ có những ngày ngập lụt trên diện rộng thì Bình Thuận lại không chịu ảnh hưởng của gió Lào, ít bị ảnh hưởng của bão, không bị ngập lụt nghiêm trọng dài

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 02/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí