Cơ Cấu Mục Đích Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bà Rịa – Vũng Tàu Năm 2012. Đơn Vi: %

BR – VT là một trong những địa phương có số khách dịch lớn của nước ta. Lượng khách du lịch đến địa phương tăng nhanh. Từ ngày mới thành lập Tỉnh (1991) số khách du lịch chỉ hơn 1 triệu lượt, đến nay con số này đã tăng thêm hơn 10 triệu lượt. Số khách du dịch đến BR – VT đã vượt con số 11 triệu (11.053.558 vào năm 2012)

Khách nội địa đến BR - VT có xu hướng tăng nhanh. Năm 2002 địa phương đón được 4240.000 lượt đến năm 2012 đạt được 10.636.000 lượt, tức là trong 10 số khách tăng 2,5 lần, mỗi năm tăng trung bình 639.600 lượt. Khách nội địa đến BR - VT chiếm 1/3 số khách du lịch nội của nước ta. Điều này, khẳng định sức hút khách du lịch nội địa của BR - VT. Do vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho việc đón khách từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh nằm trong VKTTĐPN. Với lượng khách nội địa đông đảo như trên vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho sự phát triển ngành du lịch BR – VT.

Hiện nay số khách du lịch công vụ đang tăng lên về số lượng và tỷ trong. Họ là cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các công ty, xí nghiệp... họ thường kết hợp du lịch với khen thưởng hay hội nghị.

Nếu như ngày mới thành lập tỉnh khách quốc tế đến là 89.000 lượt, sau 20 năm lượt khách này tăng lên: 365.000 lượt, tăng gần 4,1 lần. Đến năm 2012 số khách quốc tế tăng lên

417.000 lượt. Trong 10 năm gần đây (2002 – 2012) số khách quốc tế tăng gần 2,6 lần, tương tăng 160%, mỗi năm tăng trung bình 16%. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách khách quốc tế có giảm còn khoảng 15%/năm do khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Cơ cấu khách du lịch đến BR – VT giai đoạn 2002 – 2012

Hằng năm, khách nội địa đến BR - VT chiếm hơn 96% tổng số khách đến địa phương này. Khách quốc tế chỉ chiếm 4% trong cơ cấu khách du lịch tỉnh BR - VT và chỉ chiếm 6% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Khách quốc tế trong tổng số khách du lịch được các doanh nghiệp du lịch phục vụ chiếm tỷ trọng thấp ( bình quân 3,3 đến 4,6 %). Trong khi đó lượng khách nội địa lại chiếm tới 33,3% lượng khách nội địa Việt Nam. Đều này khẳng định sức hấp dẫn khách quốc tế của BR- VT còn hạn chế

Số lượng và chi tiêu của khách quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu du lịch cũng như sự phát triển du lịch. Khách quốc tế, khách cao cấp đến BR - VT rất ít, trong khi nhóm khách này lại nườm nượp đổ về các điểm du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Nha Trang…. Nguyên nhân chính làm cho BR - VT kém sức hút đối với du khách quốc tế, khách cao cấp là:

- Một là: Ngành du lịch tỉnh đang thiếu một chiến lược marketing dài hơi, sự đầu tư

bài bản và hợp lý. Các doanh nghiệp du lịch vẫn kinh doanh theo kiểu thời vụ, do đó thường bị động trước những diễn biến bất lợi khách quan như: suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình hình lạm phát trong nước tăng cao tác động mạnh đến ngành du lịch.

- Hai là: Những trở ngại về giao thông cũng là nguyên nhân chính khiến du lịch BR - VT kém sức hút đối với khách quốc tế. Từ TP. Hồ Chí Minh, du khách có hai lựa chọn phương tiện đến BR - VT là đường bộ và đường thủy. Trong đó, đi đường thủy bằng tàu cánh ngầm sẽ rút ngắn thời gian di chuyển. Tuy nhiên, những sự cố liên tục xảy ra ở tàu cánh ngầm thời gian qua như chậm chuyến, hủy chuyến, hỏng máy trên biển làm du khách ngần ngại với phương tiện trên.

- Ba là: Xu hướng đi du lịch bằng đường biển được ưa chuộng ở các nước phát triển. Là tỉnh ven biển, BR - VT có một hệ thống cảng nước sâu dày đặc đủ sức tiếp nhận tàu container tải trọng lớn nhưng lại không có cảng chuyên dụng dành cho tàu du lịch cao cấp neo đậu.

- Bốn là: Tham quan dàn trải, thiếu điểm nhấn nên không tạo được hứng thú cho đại diện hãng tàu và du khách. Dòng khách tàu biển thích tìm về không gian xưa cũ, tìm hiểu nghề thủ công truyền thống và cuộc sống thường nhật, thưởng thức đặc sản, mua những sản phẩm do người bản địa chế tác làm quà lưu niệm. Thế nhưng, tại BR - VT mong muốn của họ không được thỏa mãn.

- Năm là: Các khu du lịch, Resort trên địa bàn tỉnh thiếu hẳn các dịch vụ phụ trợ, sản phẩm du lịch đơn điệu lại na ná nhau: tắm biển, ăn hải sản, tham quan một số di tích, đình chùa và thiếu lực lượng hướng dẫn viên du lịch biết nói tiếng Nga, Đức, Ý, Pháp, Hàn… là những hạn chế khiến du khách nước ngoài ít chọn BR - VT cho chuyến du lịch dài ngày

Tuy nhiên, có hai điểm hấp dẫn khách quốc tế là: suối nước nóng Bình Châu và Côn Đảo. Việc đưa vào khai thác Resort Six Senses Côn Đảo với tiêu chuẩn 5 sao cùng với tài nguyên du lịch phong phú ở Côn Đảo, trong tương lai BR - VT sẽ thu hút mạnh mẽ khách quốc tế hơn.

Thị trường khách du lịch đến BR - VT giai đoạn 2002 – 2012

Lượng khách nội địa đến BR – VT chủ yếu là khách từ TP. Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ chiếm 70% và các địa phương khác chiếm 30%. Khách du lịch đến BR - VT phần lớn đi bằng ô tô, xe máy và một phần nhỏ đi bằng tàu cánh ngầm. Gần 20% khách du lịch đến BR – VT đi bằng phương tiện xe máy, phần lớn là thanh niên, sinh viên.

56

Thị trường khách quốc tế đến BR – VT: Đông Bắc Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Asean, Úc, Đông Âu. Khách du lịch quốc tế đến BR – VT chủ yếu từ:Nhật, Mỹ, châu Âu, ASEAN. Thị phần khách Đông Âu chủ yếu là khách Nga tăng không mạnh, mặc dù người Nga biết nhiều về vũng Tàu thông qua liên doanh dầu khí Việt – Xô từ thập niên 80 của thế kỷ trước.


Cơ cấu mục đích của khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu



Biểu đồ 2 5 Cơ cấu mục đích khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng 1

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu mục đích khách du lịch nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012. Đơn vi: %‌

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Khách nội địa đến với Bà Rịa – Vũng Tàu chủ yếu với mục đích: tắm biển, tham quan

và nghỉ dưỡng. Phần lớn họ tự tổ chức chuyến đi, ít khi thông qua dịch vụ lữu hành.


Biểu đồ 2 6 Cơ cấu mục đích khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng 2

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu mục đích khách du lịch quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012. Đơn vi: %‌


mại.

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Khách quốc tế đến với BR – VT chủ yếu với mục đích: du lịch nghỉ dưỡng; thương


Một số chỉ tiêu khách du lịch

Bảng 2.8. Số ngày khách ( do các cơ sở lưu trú phục vụ)



Bình quân thời gian lưu trú (Ngày/khách)

Năm 2009

1,25

Năm 2010

1,20

Năm 2011

1,24

Năm 2012

1,29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục thống kê tỉnh BR – VT Thời gian lưu trú của khách tăng. Tuy nhiên, bình quân độ dài ngày lưu trú 1 khách

đến BR – VT thấp. Thời gian lưu trú trung bình của khách ít có thay đổi chỉ có 1,29 ngày/khách vào năm 2012.

Thời gian lưu trú của khách nội địa ngắn, thường là đi, về trong ngày, hoặc lưu trú một đêm. Năm 2012 chỉ có 2.600 nghìn khách nội địa có lưu trú trong số 10.636 nghìn lượt khách, tức là 75,6% khách nội địa là đi về trong ngày. Có thể xem BR - VT là điểm dã ngoại trong ngày dành cho khách nội địa mà chủ yếu từ TP. Hồ Chí Minh.Số khách quốc tế lưu trú là 255 nghìn người trong tổng số 417 nghìn lượt, tức là 61,2% khách quốc tế lưu trú lại BR – VT.

Chi tiêu của du khách chủ yếu là cho ăn, uống và lưu trú, chi cho các dịch vụ ( tham quan, mua sắm, vui chơi, giải trí…) còn rất khiêm tốn.

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu chi tiêu của du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2004; 2012. Đơn vi: %‌

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Chi tiêu của du khách chủ yếu là cho lưu trú và ăn uống, vận chuyển.

2.3.1.2. Doanh thu du lịch giai đoạn 2002 – 2012

Năm 1991 doanh thu du lịch đạt 159 tỉ đồng sau 20 năm, doanh thu đạt 2090 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001 – 2005 đạt khoảng 12,8%/năm. Cuối năm 2004 dịch cúm gia cầm bắt đầu bùng phát trên diện rộng làm cho doanh thu du lịch năm 2005 giảm mạnh, giảm 25,3% so với năm 2004. Giai đoạn 2005 – 2012 tăng tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch 24,9% trung bình mỗi năm. Ngành du lịch gặp nhiều khó khăn do cuộc suy thoái kinh tế thế giới, năm 2009 doanh thu du lịch giảm 18,9% so với năm 2008.

Trong bối cảnh ngành du lịch nói chung bị ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới khủng hoảng và suy thoái, tình hình thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, du lịch BR – VT còn đối mặt với tình trạng thiếu sản phẩm dịch vụ mới, nhiều đoàn khách hủy tour/tuyến, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh. Nhưng doanh thu du lịch tỉnh BR – VT trong giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 15,35%/năm Tổng doanh thu năm 2012 đã tăng lên 2.438 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2011. Theo thống kê của Sở VHTTDL, sáu tháng đầu năm 2013, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.480 tỷ đồng, đạt 53,19% kế hoạch,

tăng 17,98% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó doanh thu lữ hành là 261,759 tỷ đồng, đạt 56,78% kế hoạch, tăng 13,27% so với năm 2012.

Nguồn doanh thu từ dịch vụ du lịch tăng từ 1.026 tỉ đồng vào năm 2010 lên 1.141 tỉ đồng năm 2012.Tỉ lệ doanh thu dịch vụ du lịch chiếm khoảng 47% tổng doanh thu ngành du lịch.

%

274

235

189

200

176

113

124

Năm

Đơn vị: %


300


250


200


150


100


50

0

2006

2007

2008

2009

2010

2011

1012

2005

Biểu đồ 2.8. Tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ du lịch giai đoạn: 2005 – 2012.

Nguồn: sở VHTTDL tỉnh BR-VT và tính toán của tác giả.

Tăng trưởng doanh thu du lịch của tỉnh tăng. Do suy thoái kinh tế nên tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch có xu hướng giảm nhẹ trong 2008 - 2009, sau đó đã tăng lại.

Bảng 2.9. GDP và tỉ trọng GDP của ngành Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Tổng GDP ( tỉ đồng)

156.063

190.234

230.517

GDP du lịch ( tỉ đồng)

1.782

2.090

2.438

Tỉ trọng GDP du lịch so với tổng GDP (%)

1,14

1,09

1,06

Nguồn: Theo số liệu thống kê tỉnh BR – VT Tỉ lệ đóng góp GDP du lịch trong GDP ngành dịch vụ - thương mại của Tỉnh là

11,45% vào năm 2012. Nhưng tỉ lệ đóng góp GDP của ngành du lịch là rất thấp chỉ 1,06% (năm 2012). Do Địa phương phát triển mạnh và có nguồn thu lớn từ công nghiệp (dầu khí) cũng như kinh tế biển nên tỷ trong GDP du lịch thấp trong cơ cấu GDP của Tỉnh.

Bảng 2.10. Lượng khách, doanh thu cuả tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2012.‌

Đơn vị tính: lượt khách, tỉ đồng

Khách quốc tế

khách nội địa

Doanh thu

Bình Thuận

341.160

2.799.840

4.358

BR – VT

417.180

10.636.000

2.438

Địa phương

Nguồn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Qua bảng số liệu cho thấy khách quốc tế, khách trong nước BR – VT nhiều hơn Bình Thuận: 76.020 lượt và 7.836.160 lượt. Nhưng ngược lại doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận gấp 1,79 lần doanh thu du lịch tỉnh BR – VT, trong khi lượng khách của Tỉnh này bằng 25% khách BR – VT. Điều này cho thấy ngành du lịch của Tỉnh nhà chỉ khai thác theo chiều

rộng, chỉ tăng trưởng về lượng.


2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ‌


2.3.2.1. Các lọai hình du lịch

Các loại hình du lịch chủ yếu của Tỉnh được hình thành và phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn theo quy hoạch, có chọn lọc và đảm bảo tính bền vững, bao gồm: Du lịch sinh thái - cảnh quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa kết hợp thể thao...

Loại hình du lịch sinh thái được tổ chức chủ yếu ở khu BTTT Bình Châu - Phước Bửu và VQG Côn Đảo, với các hoạt động tiếp đón, hướng dẫn du khách là học sinh, sinh viên trong nước và du khách nước ngoài đi tham quan, khảo cứu động thực vật và bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn và vườn quốc gia. Việc phục vụ khách du lịch sinh thái không chú trọng nhiều đến hiệu quả kinh tế mà chủ yếu là bảo vệ môi trường rừng, bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.

Loại hình du lịch nghỉ dưỡng được tổ chức ở các bãi tắm, khách sạn nghỉ dưỡng ven biển, trong đó bao gồm: nghỉ dưỡng cuối tuần và nghỉ dưỡng cao cấp. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần là loại hình truyền thống của Tỉnh, chủ yếu thu hút khách từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đến tham quan, tắm biển, thời gian lưu trú ngắn, phần lớn tập trung ở bãi tắm Thùy Vân, Chí Linh, Long Hải; nghỉ dưỡng cao cấp tập trung ở các khách sạn nghỉ dưỡng từ 3 sao trở lên ở ven biển với thời gian lưu trú dài, chi tiêu cao như: Anoasis Beach Resort, Longhai Beach Resort, Hotram resort & Spa, Hồ Cốc, Côn Đảo... nghỉ dưỡng kết hợp điều dưỡng, chữa bệnh ở Suối khoáng nóng Bình Châu.

Loại hình du lịch văn hóa kết hợp thể thao thường được tổ chức thu hút du khách nhân dịp các lễ hội, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn diễn ra tại Tỉnh trong thời gian vừa qua như:

Giải Cờ tướng châu Á năm 2002, Giải Cờ vua Đông Nam Á năm 2006, Giải Cờ vua trẻ Thế giới năm 2008, Cuộc thi hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt Việt Nam và Thế giới năm 2009, Festival Diều quốc tế từ 2009 - 2012, Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế từ 2008-2011, Giải đua thuyền buồm quốc tế với 8 nước tham dự. Ngành du lịch tổ chức phục vụ các đoàn khách đến tham dự giải và du khách theo dõi các sự kiện thể thao có kết hợp tổ chức các tour đi tham quan các di tích lịch sử, danh thắng và tham dự các lễ hội truyền thống của địa phương, như tour đi tham quan Côn Đảo, thăm nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu, trận địa pháo cổ Núi Lớn…

Sở hữu một vùng biển với nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, những bãi biển lý tưởng như Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa… cùng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, thành phố xác định du lịch là ngành kinh tế chiến lược. Nhưng cho đến nay du lịch Vũng Tàu vẫn quá đơn sơ, thiếu các gam màu sôi động. Ngoài sản phẩm đặc trưng của biển là… tắm biển, Vũng Tàu còn thiếu vắng những dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn. Ban ngày, khách có thể theo tour thăm danh lam thắng cảnh. Nhưng tại các điểm tham quan này, cả chục năm nay, khách đến và quay trở lại đều vẫn chỉ được nghe lại các bài giới thiệu đơn điệu của nhân viên thuyết minh. Trong khi đó, tại các khu danh lam của các tỉnh, thành khác, họ đã sử dụng phim phóng sự, mô hình kèm tiếng động, diễn tiểu phẩm để làm mới và hỗ trợ tích cực cho bài giới thiệu. Khu vui chơi ngoài trời của Vũng Tàu cho tới giờ cũng mới chỉ có tuyến đi cáp treo lên khu du lịch Hồ Mây (Núi Lớn) với mức đầu tư và độ sôi động, hấp dẫn không thể so với cáp treo lên núi Bà Đen (Tây Ninh), cáp treo Bà Nà Hill (Đà Nẵng). Về đêm, rạp chiếu phim vắng lặng. Thi thoảng chỉ chiếu vài bộ phim nhân tuần lễ phim Việt. Đêm cuối tuần cũng không có một sân khấu ca nhạc ngoài trời, một tụ điểm vui chơi nào sáng đèn để khách có thể xài bớt túi tiền mang theo khi khởi động một tour du lịch về biển; chỉ còn cách có thể vào một quán Karaoke để khách hát vài bài xả hơi. Còn thú ẩm thực thì sao? Công nhận là Vũng Tàu nhiều phố ẩm thực dọc tuyến đường Thùy Vân, Hoàng Hoa Thám, các khu ăn uống về đêm nhưng vẫn còn nhiều điều tiếng về giá cả, cân kéo, cung cách phục vụ. Quà từ biển thì không ít. Vài chục sản phẩm mỹ nghệ làm bằng tay từ sò, ốc khá độc đáo; nhiều loại cá khô, cá tẩm, ruốc xào, mực một nắng, mực ăn liền… Nhưng mua ở đâu cho đúng giá, đúng mặt hàng, không trà trộn, bảo đảm chất lượng sản phẩm thì… hơi khó.

2.3.2.2. Các lãnh thổ du lịch

Điểm du lịch:

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí