Số Cơ Sở Lưu Trú Và Số Phòng Được Xếp Hạng Năm 2012

d) Mạng lưới chợ và siêu thị: bao gồm Trung tâm thương mại lớn tại Bà Rịa, 1 siêu thị tại Vũng Tàu, 65 chợ và hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu ở thành phố, thị trấn.

2.2.2.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Cơ sở lưu trú

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2012 toàn tỉnh có 184 khách sạn và resort đang hoạt động, với 7.853 phòng. Trong đó đã được xếp hạng 101 cơ sở từ 1 đến 5 sao, 46 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và 03 Căn hộ cao cấp. Đến tháng 6 năm 2013 theo thống kê của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch số cơ sở lưu trú tăng thêm 4 cơ sở đạt con số 188, số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú tăng lên 60.

Bảng 2.5. Số cơ sở lưu trú và số phòng được xếp hạng năm 2012


Khách sạn

Năm

5 sao

4 sao

3sao

2 sao

1 sao

Căn hộ

cao cấp

Số lượng

2

10

14

32

40

3

Số phòng

263

1.253

1.008

1.706

1.056

95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 7

(Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT ) Hai khách sạn 5 sao là: Imperial với 144 phòng và Resort Six Senses Côn Đảo (bãi

Đất Dốc, Côn Đảo) với 119 phòng lưu trú.

Riêng khối khách sạn Mini, nhà nghỉ, phòng trọ có kinh doanh lưu trú du lịch do các huyện, thành phố quản lý là khoảng 805 nhà nghỉ với 4.900 phòng. Khối khách sạn Mini, nhà nghỉ, phòng trọ hoạt động rộng khắp trên các địa bàn du lịch trọng điểm, trong đó tập trung phần lớn ở TP. Vũng Tàu. Đây là lực lượng hỗ trợ chính cho hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú vào mùa cao điểm của du lịch vì giá cả phù hợp với đối tượng du khách có mức thu nhập trung bình.

181

162

184

7853

149 7274

6250

133

5604

6722

Cơ sở 200

Số phòng

10000


160 8000



120 6000



80 4000



40 2000


0

2008 2009 2010 2011 2012

Số cơ sở lưu trú du lịch Số phòng

0 Năm


Biểu đồ 2.1. Số cơ sở lưu trú và số phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2008 - 2012‌

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Trong những năm gần đây số lượng khách sạn tăng rất ít nhưng số khách sạn và số phòng đạt tiêu chuẩn 1 – 4 sao tăng nhanh chứng tỏ chất lượng phục vụ ngày ngày càng

được nâng cao. Công suất sử dụng buồng khá cao luôn đạt mức 80% ( năm 2012)

Bảng 2.6. Công suất sử dụng buồng ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2007 – 2012. Đơn vị: %‌

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

Công suất buồng

76

75

77

80

80

80

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Số khách sạn liên doanh ít nhưng có quy mô lớn, tiện nghi phong phú, đáp ứng nhu

cầu khách quốc tế. Điển hình là liên doanh Vũng Tàu – Sammy, OSCAT AEA, Indochina Capital Coporation…Các khách sạn quốc doanh trong thời gian qua cũng được tiến hành cải tao, nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Lam Sơn, Place, Thùy Dương, Hải Âu…

Số lượng các nhà nghỉ, khách sạn Mini tăng nhanh nhưng phần lớn là thiếu tiện nghi, chủ yếu phục vụ cho khách bình dân. Các nhà nghỉ, khách sạn tư nhân phát triển nhanh chóng nhưng nhược điểm là mặt bằng hẹp, không phục vụ ăn uống, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí… thường phục vụ khách đơn lẻ, khách ba lô.

Cơ sở ăn uống

Phần lớn các khách sạn đều có nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách. Các khách sạn tiêu chuẩn từ hai sao trở lên có phục vụ Buffet. Các nhà hàng phục từ các món Á

- Âu đến đặc sản biển. Các món đặc sản biển nổi tiếng như: canh chua tương me, ốc len xào dừa, gỏi cá mai với những nhà hàng nổi tiếng là: Con Sò Vàng, Sao Biển, Hoa Biển, nằm trong khu du lịch Biển Đông.

Cơ sở giải trí

Hệ thống cáp treo núi lớn là hệ thống cáp treo đầu tiên ở BR - VT được đầu tư xây dựng, hệ thống cáp treo được nhập từ châu Âu với công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay

2.000 người/giờ. Du khách khi đi cáp treo này sẽ được ngắm TP Vũng Tàu từ trên cao xuống với biển, núi, rừng hoa anh đào, rừng cây giả tỵ và Khu Bạch Dinh, Bãi Dâu, Bãi Trước, Bãi Sau.

Bảo tàng vũ khí du khách được nhìn ngắm tận mắt 500 hình nộm với kích thước bằng người thật - khoác trên mình những bộ quân phục tuyệt đẹp và chi tiết: hơn 1.200 cây súng,

1.000 cây gươm cổ với lịch sử và cả những câu chuyện đi kèm.

Công viên nước Vũng Tàu với các loại hình vui chơi dưới nước, các ống trượt, còn sân bowling, phòng chơi game.

Sân vận động Lam Sơn tổ chức đua chó vào tối thứ 6 và thứ 7, từ 19h 15’ đến 22h15’.

Du khách có thể tham gia chương trình dự thưởng để cho cuộc đua thêm hồi hộp, hấp dẫn và thoải mái la hét, cổ vũ cho chú chó mình yêu thích, cũng là một cách giảm stress khá hiệu quả.

Giải trí về đêm có các vũ trường thường nằm trong các khách sạn lớn: Number Seven trong khách sạn Bưu Điện P&T, Blue Moon khách sạn Grand, Holywood trong khách sạn Pacific, VIP trong khách sạn Royal, Hải Âu trong khách sạn Hải Âu.

Ngoài ra du khách có thể tham gia các môn thể thao trên biển, đặc biệt là câu cá giải trí. Tàu câu cá, một loại tàu du lịch nhỏ có ghế ngồi và mái che có sức chở 20 khách sẽ rời Bãi Trước đưa bạn ra xa khoảng 15 đến 18 hải lý đến vùng biển đã được chọn trước. Tàu rời bến đến điểm câu cá, trên tàu bạn sẽ được thả hồn vào khung cảnh lãng mạn của thành phố biển.

Được coi là một trong những điểm thu hút du khách mạnh nhất tại thành phố biển Vũng Tàu, sân golf Vung Tau Paradise được xây dựng trên địa hình dốc thoai thoải tạo nên những cung bậc khác nhau cho tầm mắt.

Cơ sở vật chất ngành du lịch BR - VT ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã nỗ lực xây mới và nâng cấp cải tạo cơ sở hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhắm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Cơ sở kinh doanh lữ hành

Năm 2003 cả Tỉnh có 14 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 8 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Đến năm 2011 số doanh nghiệp tăng lên 20, trong đó có 10 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Hiện nay, toàn Tỉnh có 27 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, trong đó có 12 doanh nghiệp lữ hành quốc tế và 15 doanh nghiệp lữ hành nội địa.

2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng)‌


2.2.3.1. Số lượng lao động

Số lượng lao tăng nhanh. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động trong ngành du lịch tỉnh BR – VT tăng liên tục, tăng 9.257 người trong giai đoạn ( 2002 – 2012), tương ứng với 221%; trung bình mỗi năm tăng thêm 926 lao động, tương ứng 22,1%. Trong đó nhóm lao động có trình độ thấp lại tăng nhanh. Nhóm lao động có trình độ công nhân kỷ thuật tăng 1.513 lao động, năm 2012 cao gấp 2,48 lần so với năm 2002. Còn nhóm lao động phổ thông tăng nhiều nhất về số lượng:1606 người, năm 2012 tăng gấp 1,9 lần so với năm 2002.

Bên cạnh đó có một bộ phận lớn lao động thời vụ, xuất hiện vào các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa – thể thao. Họ hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh nhỏ, phục vụ du khách. Khi lễ hội kết thúc thì lực lượng này cũng giải tán.

Người 16000

14000

12000

10000

8000


5725 6041


9606


13450

12200

6000

4000

2000

0

4193


2002 2004 2006 2008 2010 2012

Số lao động


Năm

Biểu đồ 2.2. Số lao động trong ngành du lịch trong ngành du lịch

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT

2.2.3.2. Về chất lượng lao động

Năm 2010, toàn tỉnh có 12.200 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó số lao động trình độ trên đại học là 31 người, trình độ đại học - cao đẳng là 2.843 người, trình độ trung cấp 3.650 người, trình độ sơ cấp là 1.751 người và lao động đào tạo tại chỗ hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn là 2.310 người[10].

Đa số người lao động có tay nghề chuyên môn, có bằng cấp, trong đó một bộ phận người lao động có kinh nghiệm lâu năm, tay nghề chuyên môn vững vàng, giữ các vị trí trưởng bộ phận hoặc quản lý tại các đơn vị kinh doanh.


26

15

20

39

11

42

16

31


ĐH và trên ĐH Cao đẳng và trung cấp CN kỹ thuật Lao động khác


Biểu đồ 2.3. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2002 và 2012

m hiểu các di

Qua biểu đồ cho thấy tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ cao lại giảm, ngược lại tỉ lệ lao động ở trình độ thấp đăng tăng lên. Điều đó phản ánh chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Địa phương. Vẫn còn một bộ phận lớn lao động chưa có nghiệp vụ, phần lớn lao động này là đội ngũ nhân viên trong các hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn tư nhân, chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, một bộ phận đáng kể lao động từ ngành nghề khác chuyển sang làm du lịch. Ngành du lịch của Tỉnh vẫn còn thiếu đội ngũ thuyết minh

viên a

Năm 2002

tích lịch sử - văn hóa. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ

oại ngữ phổ b

hướng dẫn viên còn hạn chế, chỉ biết những ng Năm 2012

iến: Anh, Pháp, Hoa ở cấp độ

A, B, lao động biết nhiều ngôn ngữ là rất hiếm. Một điểm yếu nữa là rất nhiều lao động quản lý, giám sát, điều hành lại không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

Trong vài năm gần đây, ngành du lịch của Tỉnh đã có sự trẻ hóa về lực lượng lao động. Tốc độ trẻ hóa diễn ra nhanh ở các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài và chậm nhất là doanh nghiệp nhà nước. Lao động trong ngành du lịch của Tỉnh đang từng bước cải thiện về chất lượng, tuy nhiên so với các ngành khác thì ngành du lịch vẫn chưa thu hút được nhiều nhân tài, cụ thể số lao động có trình độ Đại học chỉ chiếm 6,7% (2012) trong tổng số lao động của ngành. Do chế độ lương, thưởng còn thấp nên sức hấp dẫn của ngành này chưa cao đối với người lao động. Lao động có trình độ chuyên môn không cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch.

2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch


BR – VT là một trong những địa phương thu hút đầu tư mạnh nhất nước ta, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Du lịch là một ngành có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư. Tổng số dự án đầu tư du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 là 55 dự án với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 3.064,77 tỷ đồng, Trong đó TP. Vũng Tàu có 8 dự án – 608,81 tỷ đồng, huyện Long Đất có 12 dự án – 2.053,95 tỷ đồng, huyện Côn Đảo có 3 dự án – 22,2 tỷ đồng, huyện Xuyên Mộc có 32 dự án – 379,81 tỷ đồng[11].

Theo Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh BR - VT, năm 2011 có 152 dự án đầu tư du lịch với tổng diện tích gần 4000 ha. Số vốn đăng ký đầu tư trên 35.300 tỷ đồng và 11,966 tỷ USD. Điển hình nhất là các dự án: Khu du lịch sinh thái Bến Thành - Hồ Tràm được xây dựng trên diện tích 16ha, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD; Dự án Khu du lịch Hải Thuận 18,9 ha tổng vốn đầu tư 608 tỷ đồng; Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm (Hồ Tràm Strip) 4,2 tỷ USD được tái khởi động thực hiện gần 200 triệu USD. Đến năm 2012, trên toàn Tỉnh có 195 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đăng ký đầu tư là: 49.626,1 tỷ đồng và 10,733 tỷ USD.

Các dự án đầu tư bao gồm:

17 Dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với diện tích 3.259,92 ha, tổng vốn đăng ký 10.733 triệu USD, tổng vốn thực hiện là: 353,9 triệu USD

178 Dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn thực hiện là 6.949,7 tỷ đồng [9].

Nguyên nhân giảm thu hút đầu tư là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới; chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư theo quy định của nhà nước còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, Tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ trực tiếp cho ngành du lịch, cụ thể, tổng vốn đầu tư khu du lịch sinh thái Khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu là 3,7 tỷ đồng, khu du lịch sinh thái VQG Côn Đảo là: 24,57 tỷ đồng, đường lên KDL Núi Dinh là: 29 tỷ đồng, hạ tầng bãi tắm Thùy Vân là 180,24 tỷ đồng, đường lên KDL Núi Nhỏ là 11,625 tỷ đồng, đường ven biển Vũng Tàu - Long Hải - Bình Châu là: 391 tỷ đồng.

Để thúc đẩy du lịch phát triển cũng như thu hút đầu tư, tỉnh BR – VT đã đầu tư hoàn thiện nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như: tuyến đường ven biển từ Vũng Tàu - Long Hải - Phước Hải- Bình Châu đến Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, đường lên khu du lịch Núi Nhỏ, các tuyến đường giao thông cùng hệ thống cấp điện, cấp nước, dịch vụ viễn thông đến các khu du lịch.

Vốn đầu tư cho ngành du lịch, trong đó có vốn ngân sách đầu tư hạ tầng cho ngành du lịch và vốn ngoài ngân sách đầu tư vào các công trình, dự án du lịch đều tăng, làm cho loại hình du lịch và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, có khả năng cạnh tranh đối với các địa phương khác trong cả nước.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR - VT giai đoạn 2002 – 2012‌


2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành‌



10636


9245 2438

8115

2090

6505

7250

1782

5335

5780

1862

1566

4240

872

4540

1051

4900

1115

5000

1103

890

1005

162 172 199 210 225 235

260 280 320

365

417

Nghìn lượt 12000


Tỷ đồng

3200


10000


8000


6000


4000


2000


0


2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Quốc tế Nội địa Doanh thu

2800


2400


2000


1600


1200


800


400

0 Năm


Biểu đồ 2.4. Số khách và doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2002 – 2012‌

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT

2.3.1.1. Khách du lịch

Số lượng du khách quốc tế và nội địa giai đoạn 2002 – 2012

Bảng 2.7. Khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu.Đơn vị tính: nghìn lượt


Chi tiêu

2008

2009

2010

2011

2012

Lượt khách

6.765

7.530

8.435

9.610

11.053

Quốc tế

260

280

320

365

417

Nội địa

6.505

7.250

8.115

9.245

10.636

Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR – VT Trong 10 năm gần đây (2002 – 2012) số khách du lịch đến BR – VT tăng 2,5 lần ứng

với 6.650.558 lượt. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỉnh BR – VT đón tổng cộng 6.466.082 lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt 248.095 lượt, khách du lịch nội địa 6.217.987 nghìn lượt.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 20/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí