Bảng 3.1. Dự báo số khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
Đơn vị tính: nghìn lượt khách
2015 | 2020 | |
Số lượt khách du lịch | 15.000 | 25.000 |
Trong đó Khách quốc tế | 550 | 900 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Cơ Sở Lưu Trú Và Số Phòng Được Xếp Hạng Năm 2012
- Cơ Cấu Mục Đích Khách Du Lịch Nội Địa Đến Bà Rịa – Vũng Tàu Năm 2012. Đơn Vi: %
- Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Bà Rịa – Vũng Tàu Đến Năm 2020
- Giải Pháp Về Vốn - Đầu Tư Cho Phát Triển Du Lịch
- Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 12
- Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR - VT Nếu chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm du lịch thành công thì số ngày lưu trú của khách thì số ngày lưu trú bình quân của du khách khoảng trên 2,5 ngày vào năm 2020. Sự gia tăng số lượng khách và thời gian lưu trú của du khách sẽ làm gia tăng theo cấp số nhân
doanh thu du lịch của Tỉnh.
Doanh thu du lịch
Doanh thu du lịch là tất cả các khoản thu mà khách du lịch phải trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống,vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác: bưu điện, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí….
Dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2011 - 2020 đạt 15,9%/năm. Trong giai đoạn 2011 - 2020 khi quy hoạch du lịch của Tỉnh từng bước triển khai và thực hiện, cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỷ thuật được đầu tư nâng cấp và mở rộng, chất lượng các loại dịch vụ nâng cao thì dự báo chi tiêu của du khách tăng.
Bảng 3.2. Dự báo doanh thu du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
Đơn vị tính: tỷ đồng
2015 | 2020 | |
Doanh thu | 3.800 | 7.200 |
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR - VT
Cơ sở lưu trú
Để đảm bảo nhu cầu lưu trú cho khách du lịch đến với BR – VT từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và xây dựng các cơ sở lưu trú là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu lưu trú của khách có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình. Số lượng cơ sở lưu trú được tính theo công thức.
( số lượt khách ) × (số ngày lưu trú bình quân) Số phòng cần có = -----------------------------------------------------------------------
365 ngày x Công suất sử dụng x số giường trung
trong năm phòng trung bình năm bình một phòng
Số ngày lưu trú hiện nay của khách du lịch ở BR – VT còn thấp, chỉ đạt mức trung bình 1,2 ngày cho khách nội địa và khách quốc tế. Trong những năm tới, cùng với sự phát triển đa dạng các dịch vụ bổ sung, cùng với việc nâng chất lượng sản phẩm du lịch chắc chắn số ngày lưu trú trung bình của khách ngày càng tăng. Dự kiến thời gian lưu trú trung bình của khách quốc tế là:1,7 và khách nội địa 1,3 vào năm 2015 đến năm 2020 là 2,5 ngày và 1,5 ngày.
Theo tính toán của tổ chức du lịch thế giới, để kinh doanh dịch vụ lưu trú có hiệu quả thì công suất phòng phải trên 50%. Do đó, trong những năm tới việc nâng cao công suất sử dụng phòng của các cơ sở lưu trú ở BR – VT có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh doanh du lịch du lịch nói chung và các cơ sở lưu trú nói riêng ở BR – VT đạt hiệu quả cao. Dự kiến công suất phòng vào năm 2015 là 82%; 2020 là 85%.
Theo xu hướng hiện nay, số giường trung bình của hệ thống khách sạn, nhà nghỉ khoảng 1,5 – 1,8 đối với khách quốc tế và 2 – 3 đối với khách nội địa. Trong thời gian tới, sẽ không tăng hệ số chung phòng của khách mà nâng cao chất lượng phòng và các dịch vụ cao cấp. Hệ số chung buồng của khách quốc tế là 1,8 còn khách nội địa là 3. Dự báo nhu cầu số phòng năm 2015 là khoảng 10.958 phòng và năm 2020 là 17.689 phòng.
Nhu cầu lao động
Dựa vào nhu cầu lao động bình quân cho một khách sạn của cả nước là 2 lao động (1 lao động trực tiếp kèm 2 lao động gián tiếp). Dự báo nhu cầu lao động du lịch của BR - VT năm 2015 là 26.650 lao động phục vụ trong ngành du lịch, trong đó có 24.860 lao động chuyên môn nghiệp vụ, với 15.000 lao động đã qua đào tạo, trong đó phải có ít nhất hơn
4.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng, hơn 5.000 lao động trình độ trung cấp, số còn lại tối thiểu phải qua đào tạo sơ cấp.
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
Đơn vị tính: người
Loại lao động | 2015 | 2020 | |
Phương án 1 (thấp) | Lao động trực tiếp | 8.320 | 9.700 |
Lao động gián tiếp | 16.640 | 19.400 | |
Tổng cộng | 24.960 | 29.100 | |
Phương án 2 | Lao động trực tiếp | 8.883 | 10.433 |
Lao động gián tiếp | 17.767 | 20.867 | |
Tổng cộng | 26.650 | 31.300 | |
Phương án 3 (cao) | Lao động trực tiếp | 9.070 | 10.800 |
Lao động gián tiếp | 18.140 | 21.600 | |
Tổng cộng | 27.210 | 32.400 |
(chọn)
Nguồn: Sở VHTTDL tỉnh BR - VT
Đầu tư
Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch BR - VT giai đoạn 2011 – 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật, các cơ sở vui chơi giải trí thể thao …giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không đầu tư hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.
Việc huy động vốn tạo ra nguồn vốn là rất quan. Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử - văn hóa, cho công tác quản bá xúc tiến du lịch, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch …còn nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí thì phải huy động từ các nguồn vốn khác như vay ngân hàng, vốn liên doanh, liên kết…
3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu
3.1.3.1 Theo ngành
Định hướng về thị trường và phát triển sản phẩm
Với tiềm năng du lịch sinh thái biển độc đáo của mình, du lịch BR - VT cần hướng đến thị trường quốc tế, song trước mắt cũng như lâu dài BR - VT cần củng cố và mở rộng khai thác thị trường nội địa có hiệu quả phù hợp với hoàn cảnh thực tế hiện nay. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu hướng phát triển mạnh, khách du lịch mong muốn hướng về thiên nhiên, tận hưởng khí hậu trong lành, khám phá hệ động thực vật xung quanh…Vì vậy ngành du lịch phải thiết kế các sản phẩm du lịch gần giống với thiên nhiên, phù hợp với môi trường xunh quanh.
Bên cạnh sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên, Tỉnh cũng phải chú trọng phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch nhân văn. Với nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú, nổi tiếng, ngành du lịch dễ dàng cung cấp các loai hình tham quan di tích, lịch sử cách mạng, lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất
để phát triển các loại sản phẩm này là làm sao khai thác có hiệu quả, bền vững. Nếu khai thác không đúng thì chất lượng các sản phẩm này sẽ không phản ánh đúng chất bản chất, rất dễ bị thương mại hóa.
Sản phẩm du lịch nếu được đa dạng hóa, phong phú sẽ thu hút được nhiều du khách hơn, thời gian lưu trú của khách dài hơn, doanh thu du lịch nhiều hơn và điều quan trọng hơn là sẽ làm cho ngành du lịch BR – VT tăng sức cạnh tranh. Do đó ngành du lịch BR – VT cần đẩy mạnh phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch sau:
Loại hình du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan di tích lịch sử cách mạng, chữa bệnh, thương mại - hội nghị, hội thảo (MICE).
Loại sản phẩm du lịch: sinh thái rừng - biển - đảo, tham quan nghiên cứu khoa học, tham quan di tích văn hóa - lịch sử - lễ hội, điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, nghỉ dưỡng biển và núi cao cấp, giải trí cao cấp (chơi Golf), thương mại - hội nghị, cuối tuần, thể thao biển và núi, mạo hiểm, tham quan cho người khuyết tật.
Ngày nay, khách hàng đòi hỏi rất khắc khe sản phẩm mà họ muốn mua, họ không đơn thuần là muốn đi tắm biển mà còn muốn chơi các trò chơi trên biển, các loại hình thể thao trên biển.
Định hướng về xúc tiến và quảng bá du lịch
Nhằm nâng cao nhận thức về mọi mặt, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch BR – VT trong khu vưc và thế giới, tăng cường thu hút khách. Để thực hiện chiến lược quan trọng này càng chú trong xúc tiến, quảng bá du lịch với nhiều hình thức cả trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực
Địa Phương tự tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ. Một mặt phối hợp với TP.Hồ Chí Minh, tổng cục du lịch để đào tạo cán bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình đô đội ngũ cán bộ ngang tầm quốc gia, khu vực và quốc tế, có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lí, kinh doanh dịch vụ du lịch đến với BR – VT.
BR - VT tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn - trung - dài hạn cho đối tượng lao động trong ngành du lịch. Lao động trong ngành du lịch sẽ được quan tâm nhiều hơn, các chương trình đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn thường xuyên được mở cho nhân viên của ngành. Trong tương lai nhu cầu lao động có chuyên môn đáp ứng cho các khu du lịch là rất lớn.
3.1.3.2. Theo không gian du lịch
Định hướng phát triển không gian du lịch là vấn đề tổ chức không gian du lịch dựa trên các giá trị và sự phân bố của các nguồn tài nguyên du lịch, của kết cấu hạ tầng và nhu cầu của khách. Đồng thời, nó được xem xét và phân tích trong mối quan hệ chặt chẽ, trong cơ cấu không gian kinh tế - xã hội thuận chiều hài hòa.
Trong không gian kinh tế xã hội của tỉnh BR – VT được xác định theo các hướng chính:
TP. Vũng Tàu là trung tâm hạt nhân và các đô thị vệ tinh Long Sơn, Gò Găng, Phước Tỉnh. TP. Vũng Tàu và phụ cận phát triển thành trung tâm du lịch quốc tế, xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Phát triển du lịch văn hóa, nghỉ cuối tuần, giải trí về đêm, thể thao, thương mại - hội nghị (MICE) kết hợp du lịch sinh thái rừng ngập mặn, văn hóa ẩm thực.
Dọc theo sông Thị Vải, QL 51, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với hạt nhân là TP Bà Rịa, Núi Dinh, Núi Thị Vải, thị trấn Phú Mỹ với tiềm năng rừng ngập mặn, núi, cảng biển, các di tích, lễ hội. Trong không gian này, Núi Dinh-Bà Rịa phát triển thành trung tâm du lịch cấp tỉnh với các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng núi, giải trí kỹ thuật cao là chính kết hợp du lịch sinh thái, thương mại công vụ.
Dọc QL 55, tỉnh lộ 44A và bờ biển phía Đông đi Hàm Tân, Phan Thiết với hạt nhân là đô thị du lịch Long Điền, Long Hải, Phước Hải, Phước Bửu, Bình Châu. Đặc biệt Long Hải và Bình Châu là không gian xanh có giá trị của tỉnh. Phát triển Bình Châu – Hồ Linh – Hồ Tràm và Long Hải, Phước Hải thành trung tâm du lịch quốc gia.: Phát triển du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, điều dưỡng chữa bệnh kết hợp với nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, thể thao, tham quan làng nghề.
Dọc theo đường Mỹ Xuân, Ngãi Giao, Hòa Bình, Bình Châu và ranh giới với tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận về phía Bắc với hạt nhân là đô thị Ngãi Giao, Hòa Bình, có rừng nhiệt đới, vườn cây ăn trái, các di tích, cảnh quan đồng quê. Khu vực Hòa Bình – Bầu Lâm phát triển thành trung tâm du lịch cấp tỉnh. Phát triển du lịch sinh thái rừng mưa nhiệt đới, vườn cây ăn trái, vui chơi giải trí kết hợp du lịch văn hóa.
Côn Đảo, có rừng nguyên sinh, bãi biển đẹp, các di tích lịch sử nổi tiếng và hệ thống cảng biển để trở thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, dịch vụ quá cảnh cao cấp, là một trung tâm du lịch quốc tế nổi tiếng của tỉnh và cả nước với phát triển du lịch sinh thái
rừng – biển - đảo, tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp kết hợp du lịch thể thao, thương mại - hội nghị (MICE).
Căn cứ vào đánh giá vị trí tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và các dự báo, không gian du lịch được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc chính sau:
+ Không gian du lịch BR - VT không thể tách rời không gian phát triển du lịch TP.Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ cũng như vùng du lịch Duyên Hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Các điểm tuyến du lịch, trung tâm du lịch được dựa trên cơ sở mật độ diện tích, danh thắng, các loại hình du lịch có thể khai thác tập trung tạo ra sự hấp dẫn cao kết hợp với yếu tố hạ tầng thuận lợi để phát triển.
Trên cơ sở những nguyên tắc trên, không gian du lịch BR - VT được tổ chức theo các khu vực sau:
Cụm du lịch Long Hải - Phước Hải:
Phát triển cụm văn hóa, thể thao tổng hợp, nghỉ dưỡng biển cao cấp của tỉnh và vùng Đông Nam Bộ, là cụm du lịch vệ tinh cho thành phố Vũng Tàu. Trọng tâm là khu du lịch Núi Minh Đạm, khu văn hóa thể thao tổng hợp nối kết khu nghỉ dưỡng Phước Hải, phát triển ra ven biển Phước Tĩnh, Long Hải, Phước Hải. với sản phẩm du lịch tiêu biểu:
- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.
- Du lịch thể thao biển và núi, thể thao tổng hợp, xem các giải thi đấu.
- Du lịch vui chơi giải trí.
- Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp.
- Du lịch tham quan làng nghề truyền thống.
Cụm du lịch Núi Dinh:
Phát triển cụm nghỉ dưỡng núi, giải trí kỹ thuật cao nổi bật của tỉnh, hỗ trợ cho thành phố Vũng Tàu phát triển du lịch thương mại – hội nghị hội thảo (MICE). Khu du lịch Núi Dinh, mở rộng về đô thị Phú Mỹ và TP. Bà Rịa với sản phẩm du lịch tiêu biểu:
- Du lịch nghỉ dưỡng núi cao cấp, thể thao núi.
- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, lễ hội.
- Du lịch thương mại công vụ – hội nghị, hội thảo (MICE).
- Du lịch sinh thái rừng ngập mặn, vườn cây ăn trái.
Cụm du lịch Bình Châu – Hồ Linh:
Phát triển thành cụm du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, điều dưỡng chữa bệnh nổi bật của tỉnh và phía Nam, tận dụng tài nguyên tự nhiên hiếm có. Trọng tâm là Vườn Phước Bửu thu nhỏ, khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu, mở rộng ra phía biển Hồ Linh, Sông Lô, Hồ Tràm, Hồ Cốc, có xu hướng phát triển thành một trung tâm du lịch quan trọng của Tỉnh với sản phẩm du lịch tiêu biểu:
- Du lịch sinh thái rừng nguyên sinh, nghiên cứu khoa học.
- Du lịch điều dưỡng, chữa bệnh suối khoáng nóng.
- Du lịch nghỉ dưỡng biển.
- Du lịch sinh thái vườn cây ăn trái.
Cụm du lịch Côn Đảo:
Phát triển Côn Đảo như viên ngọc xanh giữa lòng biển, Côn Đảo vẫn được biết đến như một thiên đường du lịch mọc lên từ một “địa ngục trần gian” Môi trường sống ở Côn Đảo rất trong lành, nhiệt độ bình quân khoảng 26 – 270C mát mẻ quanh năm. Vườn quốc gia Côn Đảo là một trong hai vườn quốc gia của Việt Nam vừa có rừng vừa có biển.
Côn Đảo có đầy đủ tài nguyên du lịch: rừng, biển, đảo. Với vườn quốc gia Côn Đảo thích hợp cho những du khách thách khám phá, ưu mạo hiểm, lịch sinh thái – nghiên cứu. Với những bãi biển cát trắng, những dải San hô đầy màu sắc và thế giới sống động dưới mặt nước trong xanh, những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và môi trường trong lành thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng, lặn biển, câu cá giải trí.
Ngoài ra Côn Đảo còn có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn phong phú gắn với lịch sử hòn đảo hơn một thế kỷ. Nhắc đến Côn Đảo là người ta nhớ đến Nhà tù Côn Đảo, nghĩa trang Hàng Dương, cầu tàu 914, mộ Võ Thị Sáu, miếu bà phi Yến... Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở đây thích hợp cho các tour thăm lại chiến trường xưa cho những đồng chí bị giam cầm Côn Đảo cũng như tour giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Bên cạnh đó BR – VT cũng đầu tư và đưa vao khai thác các tuyến chủ lực. Với tuyến du lịch nội tỉnh:Vũng Tàu và phụ cận, Vũng Tàu – Long Hải., Vũng Tàu – Phước Bửu – Bình Châu, Vũng Tàu – Núi Dinh, Vũng Tàu – Bình Giã – Xuân Sơn – Bàu Lâm – Long Đất – Bà Rịa, Vũng Tàu – Côn Đảo.
Ngoài ra tuyến du lịch đang khai thác ngành du lịch cần quan tâm đầu tư khai thác các tuyến du lịch văn hóa dựa trên tài nguyên du lịch nhân văn:Tuyến du lịch khám phá văn hóa
thời tiền sơ sử;Tuyến du lịch danh thắng và các công trình kiến trúc nghệ thuật;Tuyến du lịch trở lại chiến trường xưa; Tuyến du lịch khám phá Côn Đảo.
Do có những lợi thế các di tích lịch sử văn hóa được khoanh vùng trên diện rộng, tại đây có thể tổ chức nhiều hoạt động du lịch chuyên đề kết hợp việc tham quan di tích.
3.2.3.3. Định hướng liên kết vùng
Phát triển Đông Nam Bộ trở thành vùng trọng điểm du lịch của cả nước với những sản phẩm du lịch đặc sắc, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Du lịch cuối tuần, du lịch MICE, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng núi (Núi Dinh - Bà Rịa - Vũng Tàu), du lịch nghỉ dưỡng biển (Vũng Tàu, Long Hải); du lịch sinh thái (Nam Cát Tiên, Côn Đảo), du lịch chữa bệnh (Bình Châu - Phước Bửu)... Phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch; các công trình vui chơi giải trí; tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống, các hoạt dộng văn hóa phục vụ du lịch. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, an ninh và an toàn du lịch.
Trong phát triển du lịch của vùng Đông NamBộ, trọng điểm du lịch chỉ tập trung ở TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vì vậy, trong tương lai các địa phương vùng Đông Nam bộ cần tích cực liên kết, hợp tác cùng nhau phát triển du lịch, quyết liệt trong các chiến lược để tăng sức cạnh tranh, phát triển theo chiều sâu và nâng tầm thương hiệu,… cho ngành du lịch của từng địa phương nói riêng và toàn vùng nói chung, góp phần tích cực hoàn thành chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 cùng cả nước.
Theo quy hoạch định hướng đầu tư phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, dự báo đến năm 2015 toàn vùng Đông Nam bộ sẽ đón tiếp và phục vụ 5,2 triệu lượt khách quốc tế, chiếm tỷ trọng trên 25% trong cơ cấu ngày khách quốc tế và 24 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2020 đạt 7,3 triệu lượt khách quốc tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm và 32 triệu lượt khách nội địa tăng trưởng trung bình 5,8%/năm. Đến năm 2015 tổng thu nhập từ du lịch vùng Đông Nam bộ đạt gần 3 tỷ USD, chiếm 27,9% tổng thu nhập du lịch của cả nước. Đến năm 2020, đạt hơn 5 tỷ USD chiếm 28% tổng thu nhập du lịch cả nước. Về lao động và việc làm du lịch, khu vực Đông Nam bộ sẽ tạo việc làm cho trên 530.000 lao động trong đó có 155.000 lao động trực tiếp vào năm 2015 và con số này sẽ là 730.000 lao động vào năm 2020. Đến năm 2015 toàn vùng có 97.000 buồng lưu trú và
150.000 buồng lưu trú vào năm 2020.